Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 39: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Quan sát hoặc chụp được ảnh các động vật ngoài thiên nhiên.
- Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các nhóm theo các tiêu chí phân loại.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm động vật xung quanh nơi em sống;
+ Giao tiếp và hợp tác: Gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm các nhóm động vật, vẽ sơ đổ các nhóm động vật; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy động vật đa dạng xung quanh ta;
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận dạng đặc điểm các đại diện động vật và xâỵ dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về sơ đồ đa dạng các nhóm động vật.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được những nhóm động vật có thể có tại địa điểm nghiên cứu;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hoặc chụp ảnh được các loài động vật ngoài thiên nhiên;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các nhóm theo các tiêu chí phân loại; Gọi tên được một số động vật có trong thực tiễn và nhận biết được vai trò của chúng trong chăn nuôi.
3. Phẩm chất
- Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật;
- Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật trong vườn trường và khu dân cư, đặc biệt các loài động vật có giá trị kinh tế.
BÀI 39: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Quan sát hoặc chụp được ảnh các động vật ngoài thiên nhiên. - Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các nhóm theo các tiêu chí phân loại. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm động vật xung quanh nơi em sống; + Giao tiếp và hợp tác: Gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm các nhóm động vật, vẽ sơ đổ các nhóm động vật; Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy động vật đa dạng xung quanh ta; + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận dạng đặc điểm các đại diện động vật và xâỵ dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về sơ đồ đa dạng các nhóm động vật. - Năng lực khoa học tự nhiên + Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được những nhóm động vật có thể có tại địa điểm nghiên cứu; + Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hoặc chụp ảnh được các loài động vật ngoài thiên nhiên; + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các nhóm theo các tiêu chí phân loại; Gọi tên được một số động vật có trong thực tiễn và nhận biết được vai trò của chúng trong chăn nuôi. 3. Phẩm chất - Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành; - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng; - Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật; - Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật trong vườn trường và khu dân cư, đặc biệt các loài động vật có giá trị kinh tế. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Địa điểm: Vườn trường, khu dân cư, ven đồi, ven núi, công viên, sở thú,... - Dụng cụ: Ống nhòm, máy ảnh, giấy, bút. - Tài liệu: Tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật. - Phiếu học tập 1: Lập bảng báo cáo kết quả thực hành phân loại hình ảnh về động vật đã quan sát và chụp lại theo mẫu sau: Nhóm động vật Đặc điểm Môi trường sống Ruột khoang Giun Thân mềm Chân khớp Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú - Phiếu học tập 2: Hoàn thành khóa lưỡng phân các nhóm động ngoài thiên nhiên. Động vật không có xương sống Ruột khoang .............. ........ Thân mềm . ......... Giun đất ....... Bọ cánh cứng Động vật có xương sống Cá . Bò sát . Thú . Chim ruồi, cú mèo, vẹt Ếch đồng, cá cóc tam đảo III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: chơi trò chơi “Trả lời nhanh câu hỏi” a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân về thế giới động vật xung quanh b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trả lời nhanh câu hỏi. c. Sản phẩm: kết quả câu trả lời. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Thông báo câu hỏi: + Liên hệ thực tế (Vườn trường, ven suối, ven đồi,..) Hãy kể nhanh tên các ĐV mà em đã từng gặp? - Nhận nhiệm vụ - Giao nhiệm vụ: + Yêu cầu các em nhớ lại những lúc tiếp xúc với thiên nhiên tại vườn trường, ven suối, ven đồi,..Lên bảng ghi nhanh câu trả lời (4 HS cùng thực hiện) + Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2 phút. - Nhận nhiệm vụ - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã kể tên rất động vật. Bài học hôm nay chúng ra sẽ tiến hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Hoạt động 2: Quan sát và phân loại một số đại diện động vật ngoài thiên nhiên a. Mục tiêu: Quan sát hoặc chụp ảnh, xác định được nơi sống, sự phân bố của các nhóm ĐV ngoài thiên nhiên. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát (Vườn trường, ven suối, ven đồi,..) theo nhóm, nhận biết thu thập thông tin về một số đại diện ĐV ngoài thiên hoàn thành phiếu học tập 1,2. c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: Tham quan, quan sát tế (Vườn trường, ven suối, ven đồi,..), nhận biết một số đại diện thuộc các nhóm ĐV đã học. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Lớp chia thành 3 nhóm tiến hành tham quan, quan sát, thảo luận hoàn thành phiếu học học lập 1,2 (28’) . Sau khi hoàn thành phiếu học tập các nhóm tập trung về lớp trình bày kết quả, nhóm nào có kết quả tốt sẽ được tặng điểm. - Thực hiện nhiệm vụ tham quan, quan sát, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1,2 Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hành a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được bảng phân loại về ĐV đã quan sát và sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm ĐV b. Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm trình bày kết quả thực hành. c. Sản phẩm: Phiếu học tập 1,2 d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Các nhóm báo cáo kết quả thực hành. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: + Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết: Chốt lại kiến thức về sự phân loại ĐV ngoài thiên nhiên: à Khóa lưỡng phân các nhóm ĐV ngoài thiên nhiên: - Kết luận về vai trò của khoa học tự nhiên - Ghi kết luận vào vở Động vật không có xương sống Chân khớp Ruột khoang Giun Thân mềm Trai sông Giun đất Sứa, thủy tức Bọ cánh cứng Động vật có xương sống Hoạt động 4: Luyện tập a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi b. Nội dung: Hs thiết kế áp phích tuyên truyền thông điệp bảo vệ các loại động vật hoang dã và môi trường sống của chúng c. Sản phẩm: Bảng áp phích d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm 6 bạn, vẽ áp phích trả lời câu hỏi: Hãy tuyên truyền thông điệp bảo vệ các loại động vật hoang dã và môi trường sống của chúng? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Vẽ áp phích - Báo cáo kết quả: + Các nhóm treo áp phích lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm - Theo dõi đánh giá của giáo viên - Tổng kết: + Đánh giá được nhóm nào hoàn thành tốt. Khen ngợi học sinh - Học sinh lắng nghe Hoạt động 5: Vận dụng a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế b. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Trả lời câu hỏi: ?Để tra cứu các nhóm động vật quí hiếm cần được bảo vệ, chúng ta thường sử dụng tài liệu nào? ?Để bảo vệ động vật quí hiếm chúng ta cần làm gì? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Liên hệ thực tế kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi. GV đưa ra hướng dẫn cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: + Gọi 1, 2 học sinh trả lời + GV nhận xét bổ sung - Trả lời - Lắng nghe C. Dặn dò - Đọc phần “đọc thêm” - Trả lời các câu hỏi sgk - Làm bộ sưu tập ảnh về các nhóm động vật - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Phân loại về động vật đã quan sát Xây dựng khóa lưỡng phân các nhóm ĐV đã quan sát
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_39_thu.docx