Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Khái niệm tế bào, hình dạng, kích thước và chức năng của tế bào.

- Cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào.

- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về tế bào.

+ Giao tiếp và hợp tác xã hội: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở Thằn Lằn.

3. Phẩm chất

- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên và tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.

 

docx 11 trang Hà Thu 30/05/2022 5290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 6: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Bài 17: Tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
BÀI 17: TẾ BÀO
( Thời gian thực hiện 5 tiết )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Khái niệm tế bào, hình dạng, kích thước và chức năng của tế bào.
- Cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào.
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tìm hiểu về tế bào.
+ Giao tiếp và hợp tác xã hội: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết các vấn đề liên quan trong học tập và trong cuộc sống. 
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở Thằn Lằn...
3. Phẩm chất
- Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học.
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên và tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá học tập và khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
Kích thước tế bào
Hình dạng tế bào
- Kích thước nhỏ:
- Kích thước lớn:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: 
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1
Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 2
Chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 3
Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
Câu 4
Tế bào gồm những thành phần chính nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: 
Sự lớn lên của tế bào 
Sự sinh sản của tế bào
PHIẾU BÀI TẬP
Họ và tên: . Lớp: 
Câu 1: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ôtô.	 B.	Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.	D.	Ngôi nhà.
Câu 2: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. 
 C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 3: Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. có thành tế bào.	 B.	có	chất	tế	bào.
C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.	 D. có lục lạp.
Câu 4: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? 
 A.8.	B.6.	 C.4.	D.2.
Câu 5: Hoàn thành các ỵêu cẩu sau:
a. Cho biết tế bào là gì ?
b. Điền thông tin còn thiếu vể tế bào:
 - (1 )...... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.
 - .(2)... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
Câu 6 : Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau :
Thành phần cấu tạo nên tế bào
Chức năng
Màng tế bào
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Nhân hoặc vùng nhân
Câu 7: Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đâỵ. Tê bào A	Tê	bào	 B
Thành tế bào
Không bào
(4)
Gợi ý:Thành tế bào tạo thành bộ khung giúp tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần bên trong tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
 a. Hãỵ chú thích tên các thành phẩn cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.
 b. Xác định tên cùa tế bào A và B.
 c. Lập bảng chỉ ra ba điểm khác nhau giữa hai tế bào.
 .
Câu 8: Hãy nêu các dạng hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 9: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi vể kích thước, số lượng các thành phẩn trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.
a. Sự lớn lên của tế bào biểu hiện nhưthế nào?
b. Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phẩn nào của tế bào?
c. Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lẩn sinh sản?
d. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
 .
 .
Câu 10: Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đẩu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu những tế bào nàỵ thực hiện ba lẩn sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con? Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ haỵ tế bào nhân thực?
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Ghép tranh hình”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để dẫn dắt vào nội dung của chủ đề và nội dung của bài.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, học sinh thảo luận sắp xếp thứ tự các mảnh ghép để có bức tranh hoàn thiện.
c. Sản phẩm: Bức tranh ngôi nhà.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: sắp xếp các mảnh ghép để taoh thành bức tranh hoàn chỉnh. Nhóm nào hoàn thành bức tranh nhanh nhất sẽ được điểm cao nhất, các nhóm khác sẽ tự nhận xét lẫn nhau và cho điểm.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát các mảnh ghép đã được đánh số, thảo luận để sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. 
+ Thời gian thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trong 2 phút
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Chiếu hình ảnh về các mảnh ghép để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh
- Gọi nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Chiếu đáp án đúng và cho điểm các nhóm và nhận xét về hoạt động của HS
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: mỗi viên gạch trong một ngôi nhà, mỗi căn hộ trong một tòa chung cư, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị cơ sở trong một hệ thống lớn. Vậy trong cơ thể sống, đơn vị cơ sở đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề trên.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1 - Hoạt động 2: Tế bào là gì?
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 17.1 SGK em hãy cho biết:
 Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì? 
Tế bào có những chức năng cơ bản nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, dùng tranh hình 17.1 chốt kiến thức:
àMọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 17.2 đến hình 17.3 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Nhận nhiệm vụ, cá nhân quan sát tranh hình và tự tìm thông tin trong SGK 
- Đại diện trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
? Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đại diện trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về hình dạng và kích thước của tế bào
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về hình dạng và kích thước của tế bào.
à - Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.
- Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, hình trụ 
- Đưa thêm các ví dụ về tế bào cho HS quan sát
- Kết luận về hình dạng và kích thước tế bào
- Ghi kết luận vào vở 
- Quan sát các ví dụ
- Luyện tập: 
? Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
àMỗi tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bàothể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.
- Hoạt động cá nhân
- Ghi nhớ kiến thức.
Tiết 2 - Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
a. Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “mảnh ghép” tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh, tổ chức hoạt động nhóm 4 để xác định được các thành phần chính của tế bào. GV sử dụng trò chơi để HS xác đinh được chức năng các thành phần chính của tế bào.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, bảng phụ ( giấy A3)
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình 17.4 và 17.5 SGK liệt kê ra giấy nháp các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ, tế bào động vật và tế bào động vật. HS hoạt động cá nhân trong 2 phút.
+ HS di chuyển về các nhóm, sử dụng nội dung đã làm ở trên để thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích , chọn phương án
+ Câu 1: Màng tế bào, Chất tế bào, Vùng nhân ( TB nhân sơ ) hoặc nhân ( TB nhân thực).
+ Câu 2: TB nhân thực có màng nhân còn Tb nhân sơ không có.
+ Câu 3: Lục lạp
+ Câu 4: Màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi hình ảnh ghép được với vai trò phù hợp sẽ được 2,5 điểm
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”: Gv sử dụng giấy A3 đã in sẵn bảng như trong SGK trang 87.
+ Giao nhiệm vụ: Nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với 1 chức năng ở cột B. Thời gian hoạt động 5 phút.
+ Nhóm nào hoàn thành xong sẽ gắn bài làm của nhóm mình lên bảng.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung: 1 – b, 2 – c, 3 – a.
+ Nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. Nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về cấu tạo tế bào và chức năng năng mỗi thành phần chính của tế bào:
à - Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân.
+ Màng tế bào: bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.
+ Chất tế bào: Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân hoặc vùng nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều là tế bào nhân thực.
- Kết luận về cấu tạo tế bào và chức năng năng mỗi thành phần chính của tế bào.
- Ghi kết luận vào vở
- Luyện tập: Gv đưa câu hỏi yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời
 + Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
 àTế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
- Hoạt động cá nhân
- Ghi nhớ kiến thức.
Tiết 3 - Hoạt động 4: chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Trình bày được sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip về quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập. ( Lưu ý ở hoạt động này HS không sử dụng SGK )
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 3 ( A1 )
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát clip về sự lớn lên và phân chia của tế bào. Các nhóm thảo luận ghi lại nội dung clip và vẽ lại dưới dạng sơ đồ ( sử dụng hình ảnh tế bào ) về sự lớn lên và sinh sản của tế bào vao phiếu học tập số 3. Lưu ý: không được sử dụng SGK.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 10 phút.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 3
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Báo cáo kết quả: 
- Mời từng nhóm lên bảng trình bày sự lớn lên và sinh sản của tế bào dựa trên phiếu học tập đã hoàn thành. - GV chiếu hình 17.6 a và b, 17.7 và b SGK sau đó nhận xét và cho điểm các nhóm. Tiêu chí cho điểm dựa trên phần vẽ hình 6 điểm và phần trình bày 4 điểm.
- GV đặt câu hỏi:
+ Quan sát hình 17.6a và 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
+ Quan sát hình 17.7a và 17.7b hãy chỉ ra dấu hiện cho thấy sự sinh sản của tế bào?
- Đại điện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- Quan sát tranh hình và trả lời.
 - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
àTế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con( gọi là sự sinh sản của tế bào )
- Kết luận về sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- Ghi kết luận vào vở
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết học sau:
+ Nhóm 1: Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8 SGK trang 88.
+ Nhóm 2: Em bé nặng 3kg, khi trưởng thành có thể nặng 50kg, theo em sự thay đổi đó là do đâu? 
+ Nhóm 3: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi nó có thể được tái sinh?
- Nhận nhiệm vụ.
Tiết 4 - Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào
a. Mục tiêu: trình bày được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật. Giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở Thằn Lằn...
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp “ Hỏi chuyên gia “ để giúp HS hiểu rõ được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật
c. Sản phẩm: Nội dung tìm hiểu ở nhà của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: đã giao từ tiết học trước. Trước khi vào bài, GV kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm.
- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Báo cáo kết quả: Mỗi nhóm sẽ cử 2 đại diện lên bảng trình bày về nội dung đã chuẩn bị của nhóm mình. Các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận để trả lời câu hỏi của các nhóm khác liên quan đến nội dung đã chuẩn bị của nhóm.
+ Nhóm 1: Sử dụng hình 17.8 SGK để trình bày:
 Số TB con được tạo ra ở lần phân chia thứ I: 2 = 21 tế bào.
 Số TB con được tạo ra ở lần phân chia thứ II: 4 = 22 tế bào.
 Số TB con được tạo ra ở lần phân chia thứ III: 8 = 23 tế bào.
 Số TB con được tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.
+ Nhóm 2: Sử dụng hình 17.9 SGK để trình bày, có thể sử dụng video nhóm tự sưu tầm để thuyết trình: Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào. Kết hợp sự dụng hình ảnh 17.8SGK để giải thích hiện tượng lớn lên của sinh vật.
 + Nhóm 3: Sử dụng video, hình ảnh các thành viên trong nhóm tự sưu tầm để giải thích vì sao đuôi của Thằn lằn có thể được tái sinh sau khi bị đứt.
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- GV liên hệ với hiện tượng lành vết thương khi cơ thể bị thương, hiện tượng tế bào da chết bị bong ra vào mùa đông, chiếu hình ảnh liên quan ( ĐV, TV và con người ) 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Ghi nhớ kiến thức
- Tổng kết:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
à Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật; giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
- Kết luận về ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Ghi kết luận vào vở 
- Luyện tập: 
Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống?
+ GV nhận xét và chốt kiến thức
- Dựa trên kiến thức đã học để trả lời.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết học sau: dựa trên nội dung đã học trong các tết học trước, các em hãy tổng hợp lại kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. ( Làm ra giấy A3 ).
- Nhận nhiệm vụ.
Tiết 5 - Hoạt động 6: Luyện tập chung
a. Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức đã học trong các tiết trước. Vận dụng kiến thức đã học để làm các câu hỏi và bài tập.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp thuyết trình và kĩ thuật hỏi – đáp để giúp HS hệ thống hóa kiến thức và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS và phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: đã giao từ tiết học trước. Trước khi vào bài, GV kiểm tra phần chuẩn bị của các nhóm.
- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Báo cáo kết quả: Đại diện HS lên trình bày sơ đồ tư duy đã hoàn thành trước ở nhà. Các HS khác GV thu lại để chấm điểm sau đó trả bài cho HS để kẹp vào vở ghi.
 GV nhận xét và cho điểm HS trình bày. 
- Đại diện trình bày
- HS khác nhận xét
- Luyện tập: 
+ Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp HS củng cố kiến thức. Hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu bài tập.
+ Chữa bài và giải đáp thắc mắc ( nếu có )
- Làm bài tập
- Hướng dẫn chuẩn bị tiết học sau: 
+ Đọc trước nội dung bài 18.
+ Chuẩn bị mẫu vật theo nhóm: Củ hành tươi, trứng cá, ếch đồng sống.
- Nhận nhiệm vụ.
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_6_t.docx