Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Huỳnh Đỗ Thùy Dương

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Huỳnh Đỗ Thùy Dương

I-Mục tiêu

1. Kiến thức

 -Học sinh nhận biết các bộ phận của kính lúp

 -Biết cách sử dụng kính lúp

2. Kĩ năng

Rèn luyện kỹ năng thực hành

3. Thái độ

Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp

II-Phương pháp

 -Trực quan

 -Nêu và giải quyết vấn đề

 -Hợp tác nhóm

III-Phương tiện

 -Giáo viên: kính lúp, mẫu cây rêu

 -Học sinh: mẫu cây rêu

IV-Tiến trình dạy – học

1. Ổn định: 1’

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

 -Thực vật được chia làm mấy nhóm? Cho 3 ví dụ về cây có hoa và 3 cây không có hoa.

 -Cơ thể thực vật có hoa có mấy loại cơ quan? Nêu chức năng của chúng?

3. Bài mới: 30’

a. Mở bài: 2’

 Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp.Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.

 

doc 151 trang tuelam477 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Huỳnh Đỗ Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU SINH HỌC
Ngày soạn: 05/ 09/ 2020
Ngày dạy: từ ngày 05/ 09/ 2020 đến ngày 23/ 9/ 2020
Lớp dạy: 6/6, 6/7, 6/8
Tiết: từ tiết 1 đến tiết 5
Số tiết: 5
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng.
- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.
- Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: có phải tất cả thự vật đều có hoa.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II-Những năng lực có thể phát triển ở học sinh
1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: xác định được mục tiêu học tập của chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Học sinh ý thức được tình huống học tập để trả lời các câu hỏi, bài tập của giáo viên.
+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách giáo khoa, tranh vẽ, sơ đồ, internet...
+ Phân tích được các giải pháp đưa ra có phù hợp hay không.
- Năng lực tư duy sáng tạo: đặt các câu hỏi có liên quan đến nội dung kiến thức của chủ đề.
- Năng lực tự quản lý: lắng nghe và phản hồi tích cực ý kiến của các thành viên trong nhóm, tạo hứng khởi học tập trong nhóm.
- Năng lực giao tiếp: ngôn ngữ nói, viết, trình bày ý kiến và rút ra kết luận.
- Năng lực hợp tác: làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm hoàn thành công việc.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: tìm kiếm và xử lý các thông tin trên mạng Internet về chủ đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: phát biểu chính xác các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm trong chủ đề.
2. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát tranh ảnh, mẫu vật.
- Năng lực phân biệt được các loại cây có hoa với cây không có hoa, cây một năm với cây lâu năm.
- Năng lực đưa ra các tiên đoán.
- Năng lực đưa ra các định nghĩa.
- Năng lực tìm mối liên hệ.
III-Phương pháp và kĩ thuật dạy học có thể sử dụng
- Trực quan.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
IV-Phương tiện dạy học
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, thông tin về sinh vật trong thiên nhiên.
- Mẫu vật cây một năm, cây lâu năm, cây có hoa, cây không có hoa.
V-Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 5’
a. Mục tiêu
- Nhận biết các kí hiệu thường gặp trong SGK sinh học 6.
- Xác định đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn sinh học 6 để có hướng học tập, chuẩn bị hợp lý.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV đưa ra những kí hiệu sử dụng trong sách giáo khoa, cho HS nêu ý nghĩa của kí hiệu đó.
- Yêu cầu HS quan sát bìa sách Sinh học 6 và đọc một vài chương trong mục lục, cho biết đối tượng nghiên cứu chủ yếu của sinh học 6 là gì?
- GV giới thiệu tổng quát về chương trình và một số phương pháp học tập môn sinh học 6.
c. Kết quả mong đợi từ hoạt động
- Nêu được ý nghĩa của các kí hiệu hiệu sử dụng trong sách giáo khoa sinh học 6.
- Xác định được đối tượng chủ yếu tìm hiểu trong chương trình sinh học 6 là thực vật.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 195’
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
40’
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống
a. Mục tiêu
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Cho học sinh nêu một số ví dụ về một số loài vật, đồ vật, cây cối xung quanh chúng ta.
- Thảo luận nhóm: 4 phút
+ Con gà, cây đậu cần những điều kiện gì để sống?
+ Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu không?
+ Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước đối tượng nào không?
- Điểm khác nhau cơ bản giữa vật sống và vật không sống là gì?
-Tìm một vài ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV hướng dẫn học sinh điền bảng phụ trang 6 SGK.
-Yêu cầu học sinh dựa vào bảng phụ vừa hoàn thành để rút ra kết luận đặc điểm của cơ thể sống.
- Hãy nêu định nghĩa và cho ví dụ về hiện tượng trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng ở cơ thể sống.
c. Sản phẩm mong đợi
- Học sinh nêu ví dụ: cây đậu, con gà, hòn đá, cái bàn, con thỏ, cây viết 
- Thảo luận nhóm, báo cáo:
+ Con gà và cây đậu cần nước, không khí, thức ăn để sống.
+ Hòn đá không cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu.
+ Sau một thời gian chăm sóc con gà và cây đậu tăng kích thước còn hòn đá thì không.
- Phân biệt được các đặc điểm của vật sống và vật không sống, cho ví dụ.
Vật sống
Vật không sống
- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).
- Không có sự trao đổi chất.
- Có khả năng cử động, vận động.
- Không có khả năng cử động, vận động.
- Có khả năng lớn lên, sinh sản và phát triển.
- Không lớn lên, sinh sản và phát triển.
Ví dụ: con gà, cây đậu 
Ví dụ: hòn đá, cây viết 
- HS hoàn thành bảng sau đó báo cáo.
TT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ chất thải
Xếp loại
Vật sống
Vật không sống
1
Hòn đá
-
-
-
-
-
+
2
Con gà
+
+
+
+
+
+
3
Cây đậu
+
+
-
+
+
+
4
- Đặc điểm của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
- HS nêu định nghĩa và cho ví dụ: trao đổi chất (quang hợp), lớn lên (cây nhãn tăng chiều cao, gốc cây to hơn ), sinh sản (cây phượng ra hoa, kết quả, hạt), cảm ứng (cây xấu hổ cụp lá lại)
I-Đặc điểm của cơ thể sống
1. Vật sống và vật không sống
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
2. Đặc điểm của cơ thể sống
Đặc điểm của cơ thể sống là: trao đổi chất, lớn lên, sinh sản, cảm ứng
55’
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nhiệm vụ của sinh học
a. Mục tiêu
- Nêu được nhiệm vụ của Sinh học nói chung và nhiệm vụ của Thực vật học nói riêng
b. Phương thức tổ chức hoạt động
-Yêu cầu học sinh điền bảng trang 7 sgk.
- Dựa vào bảng trên em có nhận xét gì về giới sinh vật trong tự nhiên? Gợi ý: nơi sống, kích thước và vai trò của chúng đối với con người.
- Hãy nêu thêm một số ví dụ khác chứng tỏ sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng.
- Thảo luận nhóm: Em hãy sắp xếp các sinh vật trong bảng trên thành các nhóm riêng theo suy nghĩ của bản thân.
- GV yêu cầu học sinh giải thích cách sắp xếp của bản thân.
- GV nhận xét: các sinh vật trên thuộc 2 nhóm là động vật và thực vật.
- Riêng còn có loại không phải thực vật cũng không phải động vật chúng thường có kích thước nhỏ, thậm chí rất nhỏ, vậy chúng là gì? Yêu cầu học sinh đọc thông tin trang 8 sgk và quan sát hình 2.1.
-Vậy sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm lớn?
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi nêu nhiệm vụ của sinh học?
- Nêu nhiệm vụ của thực vật học?
- Thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người ® Giáo dục học sinh ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển các loài thực vật, góp phần trồng cây gây rừng nhằm giảm CO2 trong khí quyển ® giảm hiệu ứng nhà kính, điều hoà nhiệt độ trái đất.
c. Sản phẩm mong đợi
- HS hoàn thành bảng
TT
Tên sinh vật
Nơi sống
Kích thước
Có khả năng di chuyển
Có ích hay có hại cho con người
1
Cây mít
Đất
To
Không
Có ích
2
Con voi
Rừng
To
Có
Có ích
3
Con giun đất
Đất
Nhỏ
Có
Có ích
4
Con cá chép
Nước
Trung bình
Có
Có ích
5
Cây bèo tây
Nước
Trung bình
Không
Có ích
6
Con ruồi
Trên cạn
Nhỏ
Có
Có hại
7
“Cây” nấm rơm
Rơm mục
Trung bình
không
Có ích
- Nêu nhận xét về sinh vật trong tự nhiên: rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: con mèo, con chó, con dê, con hổ, cá mập, rắn, rùa, cây chuối, cây nhãn, cây rêu 
- HS thảo luận, sắp xếp các sinh vật thành nhóm:
+ Nhóm 1: cây mít, cây bèo tây.
+ Nhóm 2: con voi, con giun đất, con cá chép, con ruồi.
- Biết được những sinh vật không phải là động vật cũng không phải là thực vật đó là nấm và vi khuẩn.
- Nêu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
- Có ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển các loài thực vật, góp phần trồng cây gây rừng nhằm giảm CO2 trong khí quyển ® giảm hiệu ứng nhà kính, điều hoà nhiệt độ trái đất.
II-Nhiệm vụ của Sinh học
1. Nhiệm vụ của Sinh học
Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống (vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật) về: hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, mối quan hệ giữa các sinh vật và với môi trường, ứng dụng trong thực tiễn đời sống.
2. Nhiệm vụ của Thực vật học
Nghiên cứu các vấn đề sau: hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, đa dạng của thực vật, vai trò, ứng dụng trong thực tiễn đời sống.
50’
Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
a. Mục tiêu
- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
-Yêu cầu học sinh làm bài tập SGK trang1 SGK trong 4 phút 
- Đưa ra một số hiện tượng yêu cầu học sinh nhận xét về sự hoạt động của sinh vật từ đó nhận xét phản ứng của sinh vật với môi trường
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng phụ SGK để rút ra đặc điểm chung của thực vật.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ SGK trang 10 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi SGK trong 5 phút
- GV chốt lại các vấn đề vừa nêu ra:
+ Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất
+ Ở sa mạc thì ít thực vật
+ Ở đồng bằng và rừng thì thực vật phong phi
+ Thực vật sống ở nước thân xốp bộ rễ ngắn
- Cho học sinh đọc thông tin SGK để biết số lượng loài thực vật trên trái đất và ở Việt Nam.
- Thực vật có vai trò gì?
- Từ việc phân tích giá trị của sự đa dạng phong phú thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người ® Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự đa dạng và phong phú của thực vật, đặc biệt bảo vệ những loài thực vật bản địa ® tăng bể hấp thụ khí nhà kính ® giảm nhẹ tác động của BĐKH, thiên tai.
c. Sản phẩm mong đợi
- Hoàn thành bảng
TT
Tên cây
Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
1
Cây lúa
+
+
+
-
2
Cây ngô
+
+
+
-
3
Cây mít
+
+
+
-
4
Cây sen
+
+
+
-
5
Cây xương rồng
+
+
+
-
- Đưa ra nhận xét:
+ Động vật có di chuyển còn thực vật thì không
+ Thực vật có tính hướng sáng
- Đặc điểm chung của thực vật:
+ Thực vật có khả năng tạo ra chất dinh dưỡng
+ Thực vật không có khả năng di chuyển
- Thảo luận, báo cáo về sự đa dạng và phong phú của thực vật: thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất chúng có nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống
- Vai trò của thực vật:
+ Đối với tự nhiên: Làm giảm ô nhiễm môi trường 
+ Đối với động vật: Cung cấp thức ăn , chỗ ở
+ Đối với con người: Cung cấp lương thực....
III-Đặc điểm chung của thực vật
1. Các đặc điểm chung của thực vật
- Tự tổng hợp chất hữu cơ (Quang hợp)
+ Thành phần tham gia:
+ Sản phẩm tạo thành:
- Di chuyển:
+ Đặc điểm: Phần lớn thực vật không có khả năng di chuyển.
+ Ví dụ: Cây phượng
- Cảm ứng:
+ Đặc điểm: Khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
+ Ví dụ: Cử động cụp lá của cây xấu hổ
2. Sự đa dạng phong phú của thực vật được biểu hiện bằng:
- Đa dạng về sự môi trường sống: Thực vật có thể sống ở:
Các miền khí hậu khác nhau. Ví dụ: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Các dạng địa hình khác nhau . Ví dụ: đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.
Các môi trường sống khác nhau. Ví dụ. Nước, trên mặt đất.
- Số lượng các loài. 
- Số lượng cá thể trong loài.
50’
Hoạt động 4. Tìm hiểu thực vật có hoa và không có hoa
a. Mục tiêu
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.
- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu các cơ quan của cây cải và trả lời câu hỏi: cây cải có những loại cơ quan nào? Tên các bộ phận và chức năng của các cơ quan đó?
- Cho các nhóm làm bảng trang 13 SGK trong 4 phút sau đó các nhóm lên bảng trình bài các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng để trả lời yêu cầu của đề bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- Như vậy thực vật được chia làm mấy nhóm?
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho ví dụ.
- Cho cá nhân làm bài tập trang 14 SGK
- Giáo viên chốt lại vấn đề vừa nêu ra
- Học sinh hiểu rõ tính đa dạng của thực vật về cấu tạo và chức năng ® Hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, từ đó có ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật ® giảm lượng CO2 trong khí quyển.
- Yêu cầu học sinh nêu một số ví dụ về thực vật có hoa
- Dựa vào ví dụ cho biết những cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm và những cây sống lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời?
- Vậy thế nào là cây một năm và cây lâu năm?
- Cho học sinh tìm một số ví dụ về cây một năm và cây lâu năm
c. Sản phẩm mong đợi
- Học sinh quan sát hình 4.1 SGK và thông tin để trả lời câu hỏi: cây cải có 2 loại cơ quan
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá: chức năng nuôi dưỡng
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt: chức năng duy trì và phát triển nòi giống
- Hoàn thành bảng trang 13 SGK.
TT
Tên cây
Cơ quan sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Rễ
thân
lá
Hoa
Quả
Hạt
1
Cây chuối
P
P
P
P
P
P
2
Cây rau bợ
P
P
P
3
Cây dương xỉ
P
P
P
4
Cây rêu
P
P
P
5
Cây sen
P
P
P
P
P
P
6
Cây khoai tây
P
P
P
P
P
P
- Không phải tất cả thực vật đều có hoa.
-Thực vật được chia làm 2 nhóm: 
+ Thực vật có hoa cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
+ Thực vật không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả
- Cá nhân học sinh hoàn thành bài tập trang 14 SGK
+ Cây cải là cây có hoa
+ Cây lúa là cây có hoa
+ Cây dương xỉ là cây không có hoa
+ Cây xoài là cây có hoa
-Một số ví dụ về cây có hoa: lúa, cải, dừa, bưởi, hành, mít....
- Những cây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm: lúa, cải, hành. Những cây sống lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời: dừa, bưởi, mít
- Tự tìm được các ví dụ về cây một năm và cây lâu năm
IV-Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ: cải, đậu 
- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Ví dụ: rêu, rau bợ
*Cơ thể thực vật có hoa có 2 loại cơ quan:
 - Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây
 - Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống
2. Cây một năm và cây lâu năm
- Cây một năm: sống trong vòng một năm, chỉ ra hoa kết quả một lần. Ví dụ: cải, bầu bí 
- Cây lâu năm: sống nhiều năm, ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. Ví dụ: xoài, cau, nhãn...
3. Hoạt động luyện tập: 20’
a. Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá năng lực người học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Cho HS làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Cây trúc 	B. Cây chổi	C. Cây kéo 	D. Cây thước
Câu 2. Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên?
A. Con mèo 	B. Cục sắt	C. Viên sỏi 	D. Con đò
Câu 3. Sự tồn tại của vật nào dưới đây không cần đến sự có mặt của không khí ?
A. Con ong 	B. Con sóc	C. Con thoi 	D. Con thỏ
Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống ?
A. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển	B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất
C. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi	D. Chiếc bàn bị mục ruỗng
Câu 5. Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên?
A. Cây bút 	B. Con dao	C. Cây bưởi 	D. Con diều
Câu 6. Điều kiện tồn tại của vật nào dưới đây có nhiều sai khác so với những vật còn lại?
A. Cây nhãn 	B. Cây na	C. Cây cau 	D. Cây kim
Câu 7. Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây?
A. Thiếu dinh dưỡng	B. Thiếu khí cacbônic
C. Thừa khí ôxi	D. Vừa đủ ánh sáng
Câu 8. Sinh vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?
A. Cây chuối	B. Con cá	C. Con thằn lằn	D. Con báo
Câu 9. Sinh học không có nhiệm vụ nào dưới đây?
A. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống
B. Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật
C. Nghiên cứu về điều kiện sống của sinh vật
D. Nghiên cứu về sự di chuyển của các hành tinh của hệ Mặt Trời.
Câu 10. Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người ?
A. Ruồi nhà 	B. Muỗi vằn	C. Ong mật 	D. Chuột chũi
Câu 11. Lá của loại cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Lá ngón 	B. Lá trúc đào	C. Lá gai 	D. Lá xà cừ
Câu 12. Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người?
A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo.	B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo.
C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa.	D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai.
Câu 13. Sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật?
A. Con bọ cạp 	B. Con hươu	C. Cây con khỉ 	D. Con chồn
Câu 14. Theo phân loại học, “cây” nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với những cây còn lại?
A. Cây nấm 	B. Cây táo	C. Cây roi 	D. Cây gấc
Câu 15. Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật?
A. Cây xương rồng	B. Vi khuẩn lam	C. Con thiêu thân	D. Con tò vò
Câu 16. Cặp nào dưới đây gồm hai loài thực vật có môi trường sống tương tự nhau?
A. Rau dừa nước và rau mác	B. Rong đuôi chó và rau sam
C. Bèo tây và hoa đá	D. Bèo cái và lúa nương
Câu 17. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Thực vật trên Trái Đất hiện có khoảng trên loài.
A. 300 000 	B. 1 000 000	C. 800 000 	D. 300 000
Câu 18. Nơi nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?
A. Rừng lá kim phương Bắc	B. Rừng lá rộng ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới	D. Rừng ngập mặn ven biển
Câu 19. Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Xuất hiện bọt xốp màu trắng	B. Tua cuốn phát triển mạnh
C. Lá tiêu giảm	D. Rễ phát triển theo chiều sâu
Câu 20. Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại?
A. Cây vừng	B. Cây hồ tiêu	C. Cây khoai tây	D. Cây xấu hổ
Câu 21. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?
A. Sen, đậu ván, cà rốt.	B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.
C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.	D. Mâm xôi, cà phê, đào.
Câu 22. Cây nào dưới đây là cây gỗ sống lâu năm?
A. Xà cừ 	B. Mướp đắng	C. Dưa gang 	D. Lạc
Câu 23. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa ?
A. Cây dương xỉ	B. Cây bèo tây	C. Cây chuối	D. Cây lúa
Câu 24. Nhóm các cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Hạt 	B. Hoa	C. Quả 	D. Rễ
Câu 25. Hạt là cơ quan sinh sản được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Rêu 	B. Thìa là	C. Dương xỉ 	D. Rau bợ
Câu 26. Cây nào dưới đây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm?
A. Cây cau 	B. Cây mít	C. Cây ngô 	D. Cây ổi
Câu 27. Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa?
A. Quả 	B. Hạt	C. Rễ 	D. Thân
Câu 28. Các cây lương thực thường là
A. cây lâu năm.	B. cây một năm.	C. thực vật hạt trần.	D. thực vật không có hoa.
Câu291. Các cây : lúa, ngô, đậu, lạc từ khi nảy mầm đến khi chết đi chỉ kéo dài trong
A. 1 - 3 năm.	B. 1 - 2 tháng.	C. 6 - 12 tháng.	D. 3 – 6 tháng.
Câu 30. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật không có hoa?
A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót.	B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá.
C. Mía, tre, dương xỉ, địa liền.	D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ.
c. Kết quả mong đợi
- Học sinh hoàn thành các bài tập trên.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: 5’
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để phân loại cây trong sân vườn.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Yêu cầu học sinh quan sát các cây trong sân vườn nhà, ghi chép theo bảng dưới đây:
TT
Tên cây
Phân loại theo cơ quan sinh sản
Phân loại theo thời gian sống
Công dụng hoặc tác hại
Có hoa
Không có hoa
Một năm
Lâu năm
1
2
3
4
5
c. Kết quả mong đợi
- HS xác định được tên các loại thực vật trong sân vườn, phân loại đúng, nêu được công dụng của chúng.
Tuần: 3
Tiết: 6	
THỰC HÀNH
KÍNH LÚP VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Ngày soạn: 20/ 09/ 2020
Ngày dạy: 23-25/ 09/ 2020
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
 -Học sinh nhận biết các bộ phận của kính lúp 
 -Biết cách sử dụng kính lúp
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng thực hành
3. Thái độ
Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp 
II-Phương pháp
 -Trực quan
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Hợp tác nhóm
III-Phương tiện
 -Giáo viên: kính lúp, mẫu cây rêu
 -Học sinh: mẫu cây rêu
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 -Thực vật được chia làm mấy nhóm? Cho 3 ví dụ về cây có hoa và 3 cây không có hoa.
 -Cơ thể thực vật có hoa có mấy loại cơ quan? Nêu chức năng của chúng?
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
 Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp.Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.
b. Phát triển bài: 28’
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
13’
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng
-Cho học sinh đọc thông tin sgk và phát mẫu kính lúp cho các nhóm thảo luận 4 phút: chỉ ra cấu tạo và cách sử dụng kính lúp
-Đại diện các nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính lúp
-Học sinh đọc thông tin sgk quan sát kính lúp thảo luận chỉ ra các bộ phận kính lúp và cách sử dụng
-Đại diện các nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung
*Cấu tạo: tay cầm, khung, tấm kính trong, dày, lồi 2 mặt
*Cách sử dụng: tay trái cầm kính lúp để mặt kính sát vật mẫu từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
I-Kính lúp và cách sử dụng
1. Kính lúp
- Công dụng: dùng để quan sát những vật nhỏ không nhìn rõ bằng mắt thường.
-Cấu tạo:
+ Tay cầm
+ Khung
+ Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi
2. Cách sử dụng
Tay trái cầm kính lúp để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
15’
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng kính lúp
- Cho học sinh quan sát cây rêu.
- Giáo viên kiểm tra tư thế và cách sử dụng.
- Yêu cầu HS vẽ hình quan sát được.
- Nêu cách bảo quản kính lúp.
Mục tiêu: HS sử dụng kính lúp đúng cách
- Học sinh quan sát cây rêu: tách riêng 1 cây ra quan sát.
- HS vẽ hình cây rêu.
- Để kính trong hộp, tránh để mặt kính bị trầy, rơi vỡ.
4. Củng cố: 3’
- GV nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp?
- Bộ phận nào của lúp là quan trọng nhất? Vì sao?
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước Kính hiển vi và cách sử dụng.
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Tuần: 4
Tiết: 7	
THỰC HÀNH
KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Ngày soạn: 26/ 09/ 2020
Ngày dạy: 28-30/ 09/ 2020
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
 -Học sinh nhận biết các bộ phận của kính hiển vi
 -Biết cách sử dụng kính hiển vi
2. Kĩ năng
Rèn luyện kỹ năng thực hành
3. Thái độ
Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính hiển vi
II-Phương pháp
 -Trực quan
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Hợp tác nhóm
III-Phương tiện
 -Giáo viên: kính hiển vi, tiêu bản của tế bào thịt quả cà chua và tế bào vảy hành
 -Học sinh: mẫu cây rêu
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp.
 - Bộ phận nào của lúp là quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
 Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi.Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào và cách sử dụng ra sao bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
b. Phát triển bài: 28’
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Kính hiển vi và cách sử dụng
- Cho HS đọc thông tin sgk phát mỗi nhóm 1 kính hiển vi thảo luận 4 phút để chỉ ra các bộ phận của kính hiển vi và cho biết bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
-Cho các nhóm báo cáo nhận xét bổ sung
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
- HS đọc thông tin, quan sát mẫu vật thảo luận để chỉ ra các bộ phận của kính hiển vi và xác định bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?
-Các nhóm báo cáo:
+Bàn kính
+Thân kính
+Chân kính
- Ống kính là bộ phận quan trọng nhấtvì giúp phóng đại vật lên rất nhiều lần
II-Kính hiển vi và cách sử dụng
1. Kính hiển vi 
- Công dụng: để quan sát những vật nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường.
- Cấu tạo:
+ Bàn kính 
+ Thân kính
+ Chân kính
2. Cách sử dụng
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- Điều chỉnh hệ thống ốc cho đến khi nhìn rõ vật.
13’
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng kính hiển vi
-Giáo viên làm thao tác sử dụng kính hiển vi cho cả lớp theo dõi từng bước
-Phát cho mỗi nhóm 1 tiêu bản mẫu để các nhóm tập quan sát qua đó giáo viên kiểm tra các thao tác và tư thế của học sinh để chỉnh sửa
-Chỉ cho HS cách bảo quản kính hiển vi
-GV giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của kính hiển vi.
Mục tiêu: HS sử dụng kính hiển vi đúng cách
-Học sinh quan sát các thao tác sử dụng của giáo viên để nêu lên các bước sử dụng
-Học sinh dựa trên các bước sử dụng kính để quan sát tiêu bản do giáo viên phát
- HS chú ý cách bảo quản
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung ghi nhớ.
- GV nhắc lại nội dung kiến thức trọng tâm của bài.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
 - Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi?
 - Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước Quan sát tế bào thực vật, chuẩn bị mẫu hành tây và cà chua.
- Đọc thêm Em có biết?
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Tuần: 4
Tiết: 8
THỰC HÀNH
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
Ngày soạn: 26/ 09/ 2020
Ngày dạy: 30/09-02/10/ 2020
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Hiểu được bộ phận nào của thực vật cũng đều có cấu tạo bởi tế bào
 - Học sinh phải tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thợp tác chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được giao trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát.
3. Thái độ
 -Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ
 -Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được
II-Phương pháp
Thực hành; 
Chia nhóm thảo luận
III-Phương tiện
 -Giáo viên:*Kính hiển vi
 *Biểu bì vảy hành và thịt quả cà chua chín
 -Học sinh: *Mẫu vật quả cà chua chín, củ hành tây
 *Bút chì, cục tẩy.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất? Vì sao?
3. Bài mới: 33’
a. Mở bài: 2’
	Để biết được các cơ quan của thực vật cấu tạo bằng gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài thực hành
b. Phát triển bài: 31’
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
13’
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu, nội dung thực hành và các dụng cụ thực hành 
-Cho HS đọc thông tin để nêu yêu cầu của tiết thực hành
-Thông báo nội dung của tiết thực hành
-Giới thiệu các dụng cụ thực hành và mẫu vật thực hành
-Yêu cầu các nhóm đọc cách tiến hành và tiến hành làm tiêu bản sau đó quan sát trên kính hiển vi.
-Giáo viên xem chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc cho học sinh
Mục tiêu: Nắm được yêu cầu, nội dungvà chuẩn bị của tiết thực hành
-HS nêu lên yêu cầu của tiết thực hành
- HS chú ý.
-HS theo dõi giáo viên giới thiệu
- HS đọc cách tiến hành.
-Học sinh nêu lên các thắc mắc của mình
I-Chuẩn bị
-Dụng cụ: kính hiển vi, bản kính, lá kính, nước cất, giấy thấm, kim nhọn và kim mũi mác.
-Mẫu vật: củ hành tây, quả cà chua chin.
II-Cách tiến hành
1. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác (mũi dao nhọn) rạch một ô 0,3cm2 và lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
- Lấy bản kính sạch đã nhỏ sẵn 1 giọt nước, đặt mặt ngoài vảy hành sát bản kính rồi đậy lá kính lên.
- Đặt cố định tiêu bản lên bàn kính rồi quan sát.
2. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
- Cắt đôi quả cà chua chín, dùng kim mũi mác cạo 1 ít thịt quả cà chua.
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn giọt nước, đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các tế bào cà chua tan đều trong giọt nước rồi đậy lá kính lên.
- Đặt cố định tiêu bản lên bàn kính rồi quan sát.
18’
Hoạt động 2: Quan sát tế bào biểu bì vẩy hành và tế bào thịt quả cà chua dưới kính hiển vi rồi vẽ hình
- GV tiến hành kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
-Phát dụng cụ cho học sinh mỗi nhóm 1 kính hiển vi, 1 khai dụng cụ, 1 lọ nước cất, giấy thấm, lam kính 
-Yêu cầu các nhóm:
+Làm tiêu bản tế bào thực vật
+Vẽ hình quan sát được
+Chú ý các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn
-Giáo viên phân công các nhóm làm tiêu bản:
+ Nhóm 1, 2, 3 làm tiêu bản biểu bì hành tây
+ Nhóm 4, 5, 6 làm tiêu bản thịt quả cà chua
-Cho các nhóm quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi vẽ hình sau đó trao đổi tiêu bản
Mục tiêu: Làm tiêu bản, quan sát và vẽ hình quan sát được
-Các nhóm báo cáo mẫu vật mà mình chuẩn bị
-Các nhóm nhận dụng cụ
-Các nhóm chú ý lắng nghe các yêu cầu của giáo viên
-Học sinh theo dõi và làm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_huynh_do_thuy_duo.doc