Giáo án Sinh học Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Tiết 119 - Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Tiết 119 - Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

• Năng lực nghiên cứu khoa học

• Năng lực phương pháp thực nghiệm.

• Năng lực trao đổi thông tin.

• Năng lực cá nhân của HS.

 

docx 9 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Tiết 119 - Bài 31: Thực hành quan sát nguyên sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119 Ngày dạy: 15/4/2022
BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Làm được tiêu bản nguyên sinh vật
- Quan sát được hình dạng, cấu tạo, khả năng di chuyển của trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
- Vẽ được hình nguyên sinh vật
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
- Năng lực riêng:
Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực phương pháp thực nghiệm.
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thích nghiên cứu khoa học
- Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Thiết bị, dụng cụ, mẫu vật (phần I- SGK)
- Tiêu bản mẫu trùng roi, trùng giày
- Video sự di chuyện của trùng roi, trùng giày quan sát đưuọc bằng kính hiển vi
- Máy chiếu
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS thấy được các mẫu vật trùng roi, trùng giày còn đang sống bằng video hoặc hình ảnh trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức chiếu video sự di chuyên của trùng roi và trùng giày hoặc trực tiếp quan sát tiêu bản đã chuẩn bị sẵn và chiếu hình ảnh quan sát được bằng kính hiển vi cho HS.
Dẫn dắt bài học: Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về nguyên sinh vật, hiểu được vai trò cũng như tác hại mà chúng đem tới. Bài học ngày hôm nay chúng ta đi vào thực hành quan sát nguyên sinh vật bằng kính lúp và mô tả vẽ lại những gì mà mình quan sát được.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tiến hành quan sát
a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu vật đã được chuẩn bị
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tiến hành quan sát thực hành
+ GV yêu cầu các nhóm kiểm tra số lượng thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của mỗi nhóm
+ GV hướng dẫn HS quan sát trùng roi và trùng giày theo các bước SGK:
Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh
Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫy vật trong ống thủy tinh rồi nhỏ 1-2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại, sử dụng giấy thấm nước thừa trên lam kính.
Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quán át ở vật kính 10z
Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày ở vật kính 40x
- GV hỗ trợ các nhóm trong quả trình thực hành, nhắc HS đọc trước các yêu cầu phần III để ghi lại các thông tin liên quan khi quan sát phục vụ cho việc hoàn thành các bài thu hoạch.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm tự làm tiêu bản và quan sát
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, ghi lại kết quả
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV hướng dẫn HS quan sát và giải đáp thắc mắc HS
II. Các tiến hành
* Về trùng roi:
- Cơ thể trùng roi có dạng hình thoi, thuôn về hai đầu
- Hình dạng ổn định, cơ thể thay đổi khi trùng roi di chuyển
- Trong cơ thể trùng roi những hạt diệp lục hình tròn hay hình bầu dục, nhờ đó mà chúng có khả năng quang hợp ( tự dưỡng)
- Cơ quan di chuyển là roi bơi, nằm ở phần đầu phía trước cơ thể. Roi bơi luôn vận dụng, xoáy vào trong nước làm cho con vật vừa dịch chuyển về phía trước, vừa xoay quanh trục dọc cơ thể như một mũi khoan
* Về trùng giày:
- Kích thước khá lớn, dài khoảng 100 - 300 km và có hình đế giày thuôn nhỏ về phía trước, hơi phình to ở phía sau và lõm vào ở phía giữa làm cho con vật mất đối xứng. 
- Hình dạng cơ thể trùng giày tương đối cổ định do có màng phim bao bọc xung quanh. 
- Chuyển vận bằng lông bơi. Lông bơi là một lớp lông ngắn bao bọc trên toàn bộ bể mặt cơ thể. Khi di chuyển, các lông bơi hoạt động không đồng đều mà kế tiếp nhau, tạo nên các làn sóng làm cho con vật vừa tiến lên phía trước, vừa xoay quanh trục đọc của cơ thể một cách nhịp nhàng. Lông bơi vùng đuôi đài hơn dùng để lái.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch
a. Mục tiêu: Hoàn thiện bài thu hoạch
b. Nội dung: Tổng hợp lại những gì quan sát và hoàn thiện bài thu hoạch
c. Sản phẩm: Bài thu hoạch hoàn chỉnh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kết quả quan sát được bằng kính hiển vi hoặc quan sát hình 31.2, và thực hiện yêu cầu sa:
1. Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được
2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày?
3. Trùng roi và trùng giày di chuyển bằng bộ phận nào trên cơ thể
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS ghi lại kết quả đã tổng hợp vào giấy 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV thu lại bài thu hoạch
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét đánh giá
III. Thu hoạch
1. Học sinh tự vẽ hình.
2. Đặc điểm phân biệt: rùng roi có roi bơi còn trùng giày có lông bơi.
3. Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Bài thu hoạch
- Hệ thống câu hỏi làm việc nhóm
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Tiết 120 Ngày dạy: 16/04/2022
ÔN TẬP CHƯƠNG VII
I. Mục tiêu
1.Kiến thức 
-Sau khi học xong bài này,HS:
+ Ôn tập lại kiến thức đã học
+ Hoàn thiện giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, gương mẫu, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nội dung ôn tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập
b. Năng lực khoa học tự nhiên
 Hệ thống hóa được kiến thức về chương VII – Đa dạng thế giới sống
3.Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiêm vụ học tập vận dụng và mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
Chuẩn bị giấy khổ A3, bài tập cho HS ôn tập
2. Đối với học sinh
 Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập 
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a.Mục tiêu :Tạo hứng khởi cho HS vào bài
b.Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c.Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt: Ở trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức về sinh vật, các em đã tìm hiểu về vi khuẩn, virus, về động vật, thực vật bài học này chúng ta sẻ ôn lại những kiến thức đã học trong chương VII.
Hoạt động 2: Ôn tập
Hoạt động 2.1: Hệ thống hóa kiến thức
a.Mục tiêu:
HS hệ thống hóa được kiến thức về chương VII
b.Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d.Tổ chức thực hiện:
Trợ giúp của GV-Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo nhóm từ 4-6 người, vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiên thức
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình
Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nghe và nhận xét,chọn nhóm trình bày tốt nhất
I. Kiến thức cần nhớ
1. Cấu tạo, hoạt động sống và vai trò của vi khuẩn
2. Cấu tạo, hoạt động sống và vai trò của virus.
3. Hệ thống phân loại sinh vật?
4. Các nhóm thực vật? Vai trò của thực vật?
5. Phân ngành động vật? vai trò của động vật
6. Đa dạng sinh học? bảo vệ đa dạng sinh học?
II. Bài tập
Hoạt động 2.2: Hoạt động luyện tập vận dụng
a.Mục tiêu: HS giải một số bài tập phát triển năng lực KHTN
b.Nội dung: HS đọc sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d.Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, yêu cầu HS hoàn thiện bài tập sau:
Câu 1: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 2: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 3: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 4: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 5: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh 	D. Biết bay và không biết bay
Câu 6: Tiêu chí nào dưới đây không phải là tiêu chí phân loại các giới sinh vật?
A. Khả năng di chuyển.
B. Độ phức tạp của tập tính sống.
C. Kiểu sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
D. Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.
Câu 7: Sinh vật chia làm bao nhiêu giới?
A. 5 giới.	B. 4 giới. 
C. 3 giới. 	D. 2 giới.
Câu 8: Ý nghĩa của việc xây dựng khoá lưỡng phân:
A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
C. Giúp cho việc nghiên cứu trật tự có hiệu quả hơn.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 9: Đâu là môi trường sống của vi khuẩn?
A. Chỉ ở dưới nước.	B. Chỉ ở trên cạn. 
C. Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác. 	D. Ở khắp mọi nơi.
Câu 10: Vi khuẩn có bao nhiêu dạng điển hình?
A. 5 dạng. 	B. 4 dạng.
C. 3 dạng. 	D. 2 dạng.
Câu 11: Đâu là đặc điểm chính của virus?
A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc. 
B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc. 
C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc. 
D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc. 
Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai?
A. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.	B. Không có cấu tạo tế bào.	
C. Cấu tạo đơn giản.	D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
Câu 13: Đâu không phải là tác hại của nguyên sinh vật?
A. Một số gây bệnh cho người và vật nuôi. 
B. Tảo phát triển mạnh, có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh.
C. Là nguồn thức ăn và nguyên liệu có giá trị đối với con người. 
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Đâu là môi trường sống của nấm?
A. Nơi ẩm ướt như đất, rơm rạ, thức ăn, hoa quả.	B. Chỉ sống trên đất.
C. Chỉ sống trong đất.	D. Chỉ sống dưới nước.
Câu 15: Rêu là nhóm thực vật:
A. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
B. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, có mạch dẫn.
C. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, có mạch dẫn.
D. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
Câu 16: Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?
A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
B. Đối xứng toả tròn, có tua miệng. 
C. Sống trên cạn, điển hình là ốc, thuỷ tức,... 
D. Có thể làm thức ăn, nơi ẩn nấp cho động vật khác.
Câu 17: Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiếm.
B. Bảo tồn số lượng cá thể loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. 
C. Góp phần phục hồi hệ sinh thái bị mất. 
D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 18: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Chưa có cấu tạo tế bào.
B. Có kích thước hiển vi.
C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
D. Có hình dạng không cố định.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về trùng biến hình?
A. Sống trong tuyến nước bọt của muỗi Anopheles.
B. Tế bào có lục lạp, chứa diệp lục.
C. Hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi.
D. Di chuyển bằng roi bơi.
Câu 20: Đặc điểm để phân biệt nấm đảm và nấm túi là:
A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
B. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
C. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
D. Dựa vào môi trường sống.
Câu 21: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.	B. Có hạt hoặc không có hạt.
C. Có rễ hoặc không có rễ.	D. Có hoa hoặc không có hoa.
Câu 22: Nhóm nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?
A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo. 	B. Thằn lằn, cắt, cú mèo, rừng.
C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú. 	D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt.
Câu 23: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên ?
A. Cung cấp lượng thực, thực phẩm cho con người, động vật. 
B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
C. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng.
D. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 24: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ. 	B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Phát quang bụi rậm. 	D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
Câu 25: Ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất. Sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình:
Dựa vào hình, hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở hai cùng A và B.
A. Đất ở vùng A có mức độ xói mòn cao hơn. 
B. Đất ở vùng B có mức độ xói mòn cao hơn.
C. Cả hai vùng có mức độ xói mòn như nhau. 
D. Không có đáp án nào đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
HS về nhà ôn tập chuẩn bị tốt kiến thức thi học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tiet_119_bai_31_thu.docx