Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiên thức

- Nêu được vị trí, hình dạng của thân.

- Phân biệt: Cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa)

- Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu, so sánh

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong chia sẻ thông tin.

- Kỹ năng quản lý thời gian khi báo cáo.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Trực quan; Dạy học nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi.

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - GV: + Tranh vẽ H 12.1 SGK

 + Ngọn bí đỏ, ngồng cải

 + Bảng phân loại thân cây

- HS: Mỗi nhóm mang: hoa hồng, dâm bụt, rau đay, tranh 1 số loại cây, rau má, cây cỏ

 

doc 2 trang haiyen789 3750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 27/9/2011
CHƯƠNG III : THÂN
Tiết 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiên thức
- Nêu được vị trí, hình dạng của thân. 
- Phân biệt: Cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá và chồi hoa) 
- Phân biệt được các loại thân: thân đứng, thân leo, thân bò 
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu, so sánh 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên 
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong chia sẻ thông tin.
- Kỹ năng quản lý thời gian khi báo cáo.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Trực quan; Dạy học nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi.
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - GV: + Tranh vẽ H 12.1 SGK
 + Ngọn bí đỏ, ngồng cải
 + Bảng phân loại thân cây
- HS: Mỗi nhóm mang: hoa hồng, dâm bụt, rau đay, tranh 1 số loại cây, rau má, cây cỏ 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Thân là cơ quan dinh dưỡng của cây, nhiệm vụ vận chuyển các chất và nâng đỡ lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào?
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Cấu tạo ngoài của thân
-Yêu cầu HS đặt 1 cây hoặc 1 cành có đầy đủ chồi, ngọn, lá, cành lên bàn.
- Treo tranh H13.1, nêu câu hỏi:
1. Thân có vị trí và hình dạng như thế nào?
2. Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
3. Những điểm khác nhau giữa thân và cành?
* Yêu cầu HS thảo luận: Vị trí, đặc điểm, chức năng của các bộ phận: cành, chồi ngọn và chồi nách.
4. Vị trí chồi ngọn và chồi nách?
5. Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
- Quan sát chồi lá và chồi hoa, treo tranh 13.2, nêu câu hỏi:
6. Chồi hoa, chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
- HS quan sát mẫu vật , xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.
- Đối chiếu với hình vẽ, trả lời câu hỏi:
1. HS tự xác định vị trí và hình dạng của thân.
2. Đều có những bộ phận giống nhau: chồi, lá nên cành còn gọi là thân phụ
3. Thân do chồi ngọn phát triển thành -> mọc đứng, cành do chồi nách phát triển thành -> mọc xiên.
4. Chồi ngọn ở ngọn thân và đầu cành. 
 Chồi nách ở nách lá dọc thân và cành
5. Thân cây.
- HS mang cây có cành mang lá và cành mang hoa ra quan sát:
6. Chồi lá phát triển thành cành mang lá, Chồi hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa 
1. Cấu tạo ngoài của thân
- Vị trí và hình dạng
+ Vị trí thân: Thường trên mặt đất
+ Hình dạng: Thường có hình trụ
- Phân biệt các bộ phận của thân gồm: cành, chồi ngọn và chồi nách.
+ Cành nằm trên thân chính -> mang chồi ngọn và chồi nách
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và đầu cành -> phát triển thành thân cây 
+ Chồi nách: ở nách lá và dọc thân, cành. Có 2 loại: Chồi lá và chồi hoa
Chồi lá: phát triển thành cành mang lá
Chồi hoa: Phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
HĐ 2. Các loại thân
- GV treo tranh các loại thân và gợi ý HS quan sát: vị trí của thân cây trên mặt đất?, độ cứng mềm của thân cây? Sự phân cành hay không có cành ? 
1. Có mấy loại thân?
2. Thân đứng gồm những dạng nào? Cho ví dụ.
3. Có những loại thân phải dựa vào vật khác để leo lên cao? Nếu leo thì leo bằng cách nào?
4. Thân bò có đặc điểm gì?
- Yêu cầu HS cho ví dụ mỗi loại thân
- HS mang mẫu vật đặt lên bàn, đối chiếu với tranh vẽ, phân chia tranh thành các nhóm
- HS nêu được:
1. Có 3 loại thân: Thân đứng, thân leo và thân bò.
2. Thân đứng có 3 dạng: 
- Thân gỗ (cây mít, cây xoan )
- Thân cột (cây cau, cây dừa )
- Thân cỏ (cây ớt, cỏ chỉ ).
3. Thân leo, leo bằng 2 cách:
- Leo bằng tua cuốn (cây mướp, cây khổ qua ) 
- Leo bằng thân quấn (cây đậu ván, cây mồng tơi ) 
4. Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất
VD: Rau má, khoai lang, rau muống ao 
2. Các loại thân: Dựa vào cách mọc của thân chia làm 3 loại thân:
- Thân đứng: Có 3 dạng: Thân gỗ (Cây phượng), thân cột (cây cau) và thân cỏ ( cây ớt)
- Thân leo: leo bằng tua cuốn (cây mướp) hoặc bằng thân quấn (mồng tơi)
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất: rau má, khoai lang 
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- HS đọc phần kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 2: Chồi lá: phát triển thành cành mang lá. Chồi hoa: Phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa
Câu 3: Có mấy loại thân? Kể tên?	
VII/ VẬN DỤNG: 
* Gợi ý: một số câu hỏi kiểm tra	 
Có hai loại chồi nách: phát triển thành cành mang lá, phát triển thành cành ..
Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại: Thân ..( thân , thân ., thân .), thân .( thân .., tua ) và thân . 
V. Dặn dò
- Học bài và làm bài tập
- Soạn bài: Thân dài ra do đâu?
- Các nhóm làm thí nghiệm trước ở nhà rồi ghi lại kết quả
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- 1 số cây có thân leo bằng tua cuốn mà trồng dưới đất, không có dàn để leo như dưa hấu, dưa leo HS nhầm lẫn với thân bò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_13_cau_tao_ngoai_cua_than_nam_ho.doc