Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 14: Thân dài ra do đâu? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ở ngọn và lóng ở một số loài
- Biết vận dụng cơ sở khoa học của việc bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm quan sát, so sánh.
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn, tỉa cành đối với một số loại cây?.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Trực quan; Thảo luận nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi; Giải quyết vấn đề.
- GV: Tranh phóng to H 14.1, 14.3
- HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh Ngày 27/9/2011 Tiết 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU? I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh ở ngọn và lóng ở một số loài - Biết vận dụng cơ sở khoa học của việc bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm quan sát, so sánh. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây. II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi tìm hiểu về sự dài ra của thân là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: giải thích tại sao người ta lại bấm ngọn, tỉa cành đối với một số loại cây?. - Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.. - Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Trực quan; Thảo luận nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi; Giải quyết vấn đề. - GV: Tranh phóng to H 14.1, 14.3 - HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá: 2. Kết nối: Khi trồng 1 số rau thỉnh thoảng người ta thường cắt ngang thân, làm như vậy có tác dụng gì? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1. Sự dài ra của thân - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN đã làm ở phần trước. - Nhận xét ghi lại kết quả các nhóm lên bảng. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: 1. So sánh chiều cao của 2 nhóm cây trong thí nghiệm? 2. Hãy cho biết thân cây dài ra là do bộ phận nào ? 3. Giải thích vì sao phần ngọn lại làm cho thân dài ra.? GV bổ sung: ở các cành cũng có hiện tượng như ở ngọn cây. 4. Vì sao người ta thường bấm ngọn cây trước khi cây ra hoa ? 5. Trong sản xuất người ta thường bấm ngọn kết hợp với việc tỉa cành để làm gì? * GV liên hệ: Thực tế 1 số người hay có những thói quen xấu như: bẻ cành cây, đu, trèo, làm gãy cành hay bóc vỏ cây -> Cây tổn thương cho cây - HS mang mẫu vật, thí nghiệm đã làm trước - Từng nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm khác theo dõi bổ sung nếu cần - Cả lớp thảo luận 3 câu hỏi trang 46 SGK 1. Cây bị ngắt ngọn có chiều cao thấp hơn cây không ngắt ngọn. 2. Thân dài ra là do phần ngọn. 3. Vì phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra 4. Vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa và chồi lá phát triển 5. Tỉa cành xấu, sâu kết hợp với bấm ngọn để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển. - Nhắc nhở HS hạn chế những việc làm vô thức, HS chúng ta cần có ý thức bảo vệ cây 1. Sự dài ra của thân - Bộ phận làm cho thân dài ra: Phần ngọn và phần lóng. - Thân cây dài ra là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh . HĐ 2. Giải thích các hiện tượng thực tế - GV nêu 1 số hiện tượng thực tế 1. Tại sao khi trồng đậu, càphê trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường ngắt ngọn? 2. Tại sao trồng cây lấy gỗ, lấy sợi, người ta tỉa cành xấu, cành sâu mà không bấm ngọn. - Các nhóm thảo luận, giải thích các hiện tượng ứng dụng thực tế: 1. Tập trung chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, tạo quả. 2. Cây lấy gỗ, lấy sợi không bấm ngọn để cây tập trung phát triển chiều cao 2. Giải thích các hiện tượng thực tế - Bấm ngọn những loại cây lấy thân, quả, hạt: bầu, bí, cà phê, chè - Tỉa cành đối với cây lấy gỗ, lấy sợi: cây bông, cây đay, cây bạch đàn -> Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp. VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP - HS đọc kết luận cuối bài - Trả lời câu hỏi SGK: Câu 1: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào? Câu 2: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? - Bấm ngọn sẽ phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều quả - Tỉa cành xấu, cành sâu cây tập trung phát triển chiều cao VII/ VẬN DỤNG: 1. Gạch chân vào những cây thân dài ra nhanh: Mồng tơi, bí, đậu ván, mít, ổi, mướp, tre, nhãn. 2. Gạch chân vào những cây không được ngắt ngọn khi trồng Bạch đàn, chè, đu đủ, dừa, mít, khoai lang, cải, lim, xoài. * Dặn dò: - Làm bài tập SGK/tr 47 - Trò chơi giải ô chữ - Soạn bài: “Cấu tạo trong của thân non” VIII/ RÚT KINH NGHIỆM - HS biết giải thích 1 số hiện tượng thực tế - GV lường trước những tình huống trong quá trình giải đáp thắc mắc cho HS.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_14_than_dai_ra_do_dau_nam_hoc_20.doc