Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Vận chuyển các chất trong thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Vận chuyển các chất trong thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được các bước làm thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng từ của thân.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác thực hành

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông thaọ đọc SGK khi tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân

- Kỹ năng ứng xử / giao tiếp trong thảo luận.

- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

- Kỹ năng quản lý thời gian khi làm thí nghiệm.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Trực quan; Dạy học nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi; Thực hành thí nghiệm.

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Làm TN trên nhiều loại hoa: Hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng

 Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm.

- HS: cành hoa hồng trắng (cúc trắng), cốc nước pha màu.

 

doc 2 trang haiyen789 3090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Vận chuyển các chất trong thân - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 10/10/2011
Tiết 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS nắm được các bước làm thí nghiệm về sự dẫn nước và muối khoáng từ của thân. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thao tác thực hành 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tha6nkhi đọc SGK khi tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống liên quan đến sự vận chuyển các chất trong thân
- Kỹ năng ứng xử / giao tiếp trong thảo luận.
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kỹ năng quản lý thời gian khi làm thí nghiệm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Trực quan; Dạy học nhóm; Vấn đáp – Tìm tòi; Thực hành thí nghiệm.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Làm TN trên nhiều loại hoa: Hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng 
 Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm.
- HS: cành hoa hồng trắng (cúc trắng), cốc nước pha màu.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá: 
 - Ôn lại kiến thức bằng 2 câu hỏi:
 + Mạch gỗ có cấu tạo và chức năng gì?
 + Mạch rây có cấu tạo và chức năng gì? 
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
HĐ1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
* MT: Biết nước và muối khoáng vận chuyển qua mạch gỗ
- GV yêu cầu các nhóm mang cành hoa cắm trong nước màu lên trình bày các bước tiến hành thí nghiệm.
1. Chuẩn bị thí nghiệm: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Nêu cách tiến hành thí nghiệm. 
3. Em có nhận xét gì về:
a. Sự thay đổi màu sắc của cánh hoa?
- GV hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành -> quan sát phần bị nhuộm màu bằng kính hiển vi.
b. Khi cắt ngang cành hoa, phần bị nhuộm màu là phần nào?
- GV phát 1 số cành đã chuẩn bị, hướng dẫn HS bóc vỏ cành và hỏi HS: 
4. Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì?
5. Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? 
- Đại diện trình bày các bước tiến hành thí nghiệm
- HS quan sát và xác định được:
1. Các nhóm báo cáo phần chuẩn bị: Đối tượng cành hoa hồng trắng, cốc nước pha màu.. 
2. Cắm cành hoa và cốc nước pha màu, để ra chỗ thoáng (khoảng vài giờ)
3.a Cánh hoa sẽ dần dần chuyển màu từ màu trắng -> màu của cốc nước.
b. Cắt ngang cành hoa, phần bị nhuộm màu là phần mạch gỗ. 
4. Kết luận: Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ qua thân lên lá (đối với cành mang lá) hoặc hoa (đối với cành mang hoa)
5. Chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân
- HS thực hiện, quan sát và ghi lại kết quả.
- HS nhẹ tay bóc vỏ, có thể nhìn bằng mắt thường thấy các mạch gỗ gân lá bị nhuộm màu.
1. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan:
a. Chuẩn bị thí nghiệm: Cành hoa hồng trắng (cúc trắng). dao con, kính lúp và cốc nước pha màu.
b. Tiến hành thí nghiệm: Cắm cành hoa và cốc nước pha màu, để ra chỗ thoáng (khoảng từ 2 - 4 giờ)
c. Nhận xét:
- Màu sắc cánh hoa: Cánh hoa chuyển màu từ màu trắng -> màu của cốc nước
- Cắt ngang cành hoa, phần bị nhuộm màu là phần mạch gỗ.
d. Kết luận: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
HĐ 2. Vận chuyển chất hữu cơ
* MT: Biết được chất hữu cơ được vận chuyển qua mạch rây
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân
- GV lưu ý: 
1.Khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào?
- GV hướng dẫn HS trao đổi thảo luận:
2. Khi bị cây cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân, thì cây có sống được không? Tại sao? 
3. Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình?
- GV liên hệ: Thân cây bị dây thép buộc ngang thì phần trên mép đều phình to
4. Mạch rây có chức năng gì?
5. Nhân dân ta thường làm như thế nào để nhân giống nhanh các loại cây ăn quả?
HS đọc thí nghiệm và quan sát H 17.2/ tr 55, thảo luận câu hỏi:
1. Khi bóc vỏ là bóc luôn cả mạch rây
2. Không sống được
Tại vì: Cây không có mạch rây sẽ không vận chuyển chất hữu cơ
3. Vì chất hữu cơ qua mạch rây bị ứ đọng lại ở mép trên, lâu ngày làm cho mép trên phình to ra
- Mép vỏ ở phía dưới không phình to vì: Không nhận được chất hữu cơ
4. Mạch rây có chức năng vận chuyển hữu cơ 
5. Kĩ thuật chiết cành hay ghép cành
2. Vận chuyển chất hữu cơ: (SGK)
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- GV cho HS đọc kết luận SGK
- Trả lời câu hỏi: 1 SGK 
VII/ VẬN DỤNG: Giải thích một số hiện tượng thực tế
* Dặn dò:
- Làm bài tập cuối bài
- Chuẩn bị: Củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- Nếu HS sử dụng màu pha bằng bột thì không nên pha trực tiếp vào cốc mà phải lắng vào cốc khác, sau đó mới đổ qua cốc làm thí nghiệm. Làm như thế sẽ không bị cặn làm nghẽn mạch gỗ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_17_van_chuyen_cac_chat_trong_tha.doc