Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT

- Nêu được các thành phần chính và chức năng của các thành phần.

- Nêu điều kiện lớn lên của tế bào (chuẩn)

- Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào (mức 2)

Chương II: RỄ

- Nêu được đặc điểm các loại rễ .Các miền của rễ và chức năng các miền (chuẩn)

- Nêu được cấu tạo và chức năng của miền hút( chuẩn)

- So sánh tế bào của thực vật và lông hút.

- Giải thích vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa (mức 2)

Chương III. THÂN

- Nêu được thân dài ra do đâu (chuẩn)

- Trình bày được cấu tạo trong của thân non và rễ (mức 3)

- Hiểu và vận dụng được thí nghiệm về hút nước và muối khoáng (mức 2)

2.Kĩ năng:

- Vẽ hình tế bào thực vật.

- Phân biệt được các loại rễ.

- Tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

- Trung thực trong học tập và trong lối sống.

 

doc 3 trang haiyen789 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 20: Kiểm tra 1 tiết học kỳ I - Năm học 2010-2011 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Tiết 20: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: SINH HỌC – LỚP 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Nêu được các thành phần chính và chức năng của các thành phần.
Nêu điều kiện lớn lên của tế bào (chuẩn)
Ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào (mức 2)
Chương II: RỄ
Nêu được đặc điểm các loại rễ .Các miền của rễ và chức năng các miền (chuẩn)
Nêu được cấu tạo và chức năng của miền hút( chuẩn)
So sánh tế bào của thực vật và lông hút.
Giải thích vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa (mức 2)
Chương III. THÂN
Nêu được thân dài ra do đâu (chuẩn)
Trình bày được cấu tạo trong của thân non và rễ (mức 3)
Hiểu và vận dụng được thí nghiệm về hút nước và muối khoáng (mức 2)
2.Kĩ năng:
- Vẽ hình tế bào thực vật.
- Phân biệt được các loại rễ.
- Tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
- Trung thực trong học tập và trong lối sống.
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 20 SINH HỌC 6
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ KIẾN THỨC KĨ NĂNG
TỔNG
100%
Nhận biết 30%
Thông hiểu 50%
Vận dụng 20%
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
Tế bào thực vật
A.câu: 1,2
(0,5đ)
Câu B
( 1đ)
II. câu 1
( 1đ)
4 câu
( 2,5 đ)
Chương II
Rễ
A. câu: 
3, 4
 ( 0,5đ)
II. câu 3
( 1đ)
II. câu 3
(1đ)
4 câu
(2,5 đ)
Chương III
Thân
Câu C
( 1đ)
II. câu 4
( 1đ)
II. câu 2
( 2đ)
A.4 câu
5,6,7,8
 (1đ)
7 câu
(5đ)
TỔNG
4 câu
( 2đ)
2 câu
(2 đ)
2 câu
 (2đ)
2 câu
(3đ)
4 câu
(1đ)
1 câu
( 1đ)
15 câu
(10đ)
ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm
A. Chọn phương án trả lời đúng nhất : 	( 2 điểm)
Câu 1. Sơ đồ nào sau đây diễn tả đúng con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ đất vào trong cây: 	a. Lông hút -> mạch gỗ -> vỏ -> mạch rây 	c. Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ ->mạch rây
	b. Lông hút -> mạch rây-> mạch gỗ -> vỏ 	d. Lông hút -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận khác của cây
Câu 2. Trong các nhóm cây sau đây, nhóm nào chỉ gồm các thân biến dạng?
	a. Khoai tây, cà rốt, củ gừng	c. Khoai mì, củ riềng, củ hành
	b. Củ su hào, củ dong ta, củ nghệ	d. Củ cải, củ chuối, củ sắn
Câu 3. Nhờ đâu mà tế bào lớn lên?
	a. Thời gian	c. Sự tăng kích thước của tế bào
	b. Tác động của môi trường	d. Quá trình trao đổi chất
Câu 4. Chức năng của lông hút:
	a. Vận chuyển nước và muối khoáng	c. Vận chuyển các chất hữu cơ
	b. Hút nước và muối khoáng hoà tan	d. Giúp cây đứng vững
Câu 5. Thân to ra là do đâu?
	a. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 	c. Chồi ngọn và chồi nách
	b. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn	d. Sự to ra của mạch gỗ
Câu 6. Cơ thể thực vật được cấu tạo từ:
	a. Nhân	c. Tế bào
	b. Không bào	d. Lục lạp
Câu 7. Hai loại rễ chính ở thực vật là:
	a. Rễ chùm và rễ con	c. Rễ cái và rễ con
	b. Rễ chùm và rễ cái	d. Rễ cọc và rễ chùm
Câu 8. Thân dài ra là do:
a. Chồi ngọn.	c. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
b. Sự lớn lên của tế bào	d. Sự phân chia ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ .
 B. Hãy điền các từ hoặc cụm từ phù hợp sau vào chỗ trống cho thành câu hoàn chỉnh: Có vách hoá gỗ dày; chưa phân hoá sống ; có vách mỏng; chất hữu cơ; chất dinh dưỡng; nước và muối khoáng (1 đ)
	- Mạch gỗ gồm những tế bào không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển ..
	- Mạch rây gồm những tế bào sống, có chức năng chuyển .. đi nuôi cây.
C. Hãy chọn nội dung cột A với cột B cho phù hợp: 	(1 đ)
Các bộ phận của tế bào
Chức năng chính của các bộ phận
Trả lời
1. Vách tế bào
a. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
1 + ..
2. Màng sinh chất
b. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
2 + 
3. Chất tế bào
c. Chứa dịch tế bào
3 + .
4. Nhân
d. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định
4 + .
e. Làm cho tế bào dài ra
f. Bao bọc bên ngoài chất tế bào
II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?	(1 điểm)
Câu 2.	Trình bày cấu tạo trong của thân non? So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ. 	(3 điểm)
Câu 3.	Nêu cấu tạo và chức năng miền hút của rễ? 
Trong các miền hút của rễ, miền nào quan trọng nhất? Vì sao?	(2 điểm)
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 6 – HỌC KỲ I
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm: 
A. Chọn câu đúng nhất: 	(2đ)
1. d	2. b	3. d	4. b
5. a	6. c	7. d	8. c
B. Điền từ: 	(1đ)
1. có vách hoá gỗ dày
2. nước và muối khoáng
3. có vách mỏng
4. chất hữu cơ
C. Ghép câu: 	(1đ)
1. d	2. f	3. a	4. b 
II. Tự luân:
Câu 1: Tế bào gồm các thành phần chủ yếu sau: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân
(0,5đ)
Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển.	(0,5đ)
Câu 2:	
a. Cấu tạo trong của thân non: Gồm 2 phần chính : Vỏ và trụ giữa	(0,25đ)
- Vỏ: gồm biểu bì và thịt vỏ	(0,25đ)
- Trụ giữa: gồm bó mạch và ruột	(0,25đ)
+ Bó mạch: Xếp thành vòng, mỗi bó mạch gồm mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong(0,25đ)
b. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ
* Giống nhau: 
- Đều có 2 phần chính: Vỏ và trụ giữa	(0,25đ)
- Đều có cấu tạo từ tế bào	(0,25đ)
* Khác nhau:	
Rễ
Thân non
- Biểu bì có lông hút
- Biểu bì không có lông hút
- Bó mạch: gồm mạch rây và mạch gỗ sắp xếp xen kẽ
- Bó mạch xếp thành vòng, mỗi bó mạch gồm mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong
	(1,5đ)
Câu 3: 
a. Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ: Rễ có 4 miền
1. Miền trưởng thành -> Làm cho rễ dài ra
2. Miền sinh trưởng -> Che chở cho đầu rễ
3. Miền hút -> Dẫn truyền các chất
4. Miền chóp rễ -> Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan 	(1 đ)
b. Trong các miền hút của rễ, miền quan trọng nhất là miền hút 	(0,5 đ). 
Vì miền hút có lông hút , hút nước và muối khoáng hoà tan.	(0,5 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_20_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_nam.doc