Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22,23 - Bài 29: Virus

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22,23 - Bài 29: Virus

- Nêu được hình dạng, cấu tạo của virus dựa vào hình ảnh quan sát được. Trình bày được vai trò của virus và các ứng dụng của virus trong việc nghiên cứu khoa học và áp dụng vào đời sống.

- Xác định được triệu chứng một số bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.

- Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống các bệnh do virus gây ra.

 

doc 6 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 22,23 - Bài 29: Virus", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6E: .........................................
TIẾT 22, 23 - BÀI 29: VIRUS
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1 . Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được hình dạng, cấu tạo của virus dựa vào hình ảnh quan sát được. Trình bày được vai trò của virus và các ứng dụng của virus trong việc nghiên cứu khoa học và áp dụng vào đời sống.
- Xác định được triệu chứng một số bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng, chữa bệnh.
- Thiết kế poster tuyên truyền phòng chống các bệnh do virus gây ra.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các vai trò cũng như ứng dụng của virus trong khoa học và đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra được các giải pháp phòng bệnh do virus gây ra và ứng dụng một số giải pháp trong thực tiễn. 
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của virus.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tìm hiểu về vai trò, ứng dụng và các bệnh liên quan tới virus.
- Nghiêm túc trong việc phòng, chống các bệnh liên quan tới virus.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh, hình ảnh về virus và các bệnh do virus gây ra.
- HS chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà về vai trò và ứng dụng của virus.
- Video cấu tạo, hoạt động của virus và ảnh hưởng của virus đối với sức khỏe con người. Các video về sản xuất vắc xin từ virus.
- Một số ứng dụng thiết kế poster, inphographic cho HS thiết kế poster tuyên truyền. 
III. Tiến trình dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 PHÚT)
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về virus
b) Nội dung: GV cung cấp cho HS tranh/ảnh/cụm từ liên quan tới virus. HS sẽ xếp vào 2 nhóm vi khuẩn và virus theo dự đoán của mình.
c) Sản phẩm: Thông tin học sinh đưa ra về Virus.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV trình chiếu 5 hình ảnh. HS cần sắp xếp các hình ảnh vào 2 nhóm : sinh vật đã được học (theo quan điểm và sự hiểu biết của học sinh).
- Sau đó, GV cho các HS khác phát biểu. GV dẫn vào bài. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (60 PHÚT)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của virus (20 PHÚT)
a) Mục tiêu: 
- Nêu được các hình dạng của virus.
- Trình bày được cấu tạo của virus gồm 2 phần (vỏ prôtêin và lõi là vật chất DT ADN hoặc ARN).
- Phân biệt vi khuẩn về virus về hình dạng, cấu tạo.
b) Nội dung: 
- Nêu hình dạng virus.
- Virus mà em nặn có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Virus có cấu tạo tế bào điển hình không? Vì sao?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- HS đưa ra các hình dạng của virus: hình cầu, xoắn, hỗn hợp 
- HS đưa ra các đáp án:
+ Cầu, xoắn, hỗn hợp 
+ 2 phần: Vỏ prôtêin và lõi là vật chất di truyền.
+ Không có cấu tạo tế bào điển hình (Lưu ý: HS có thể giải thích được hoặc không giải thích được).
+ Virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào? 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I, II và quan sát H29.1, H29.2, H29.3 (SGK/98,99)
Trả lời các câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về hình dạng của virus?
(hình cầu, xoắn, hỗn hợp )
2. Nhớ lại kiến thức đã học ở bài 19 cho biết 1 tế bào điển hình cấu tạo gồm những thành phần nào?
Vì sao nói virus chưa có cấu tạo điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không sống không? Giải thích?
(- Nói virus chưa có dạng cấu tạo tế bào điển hình vì:
+ Cấu trúc của virus không đủ ba thành phần chính của một tế bào
+ Virus không có các bào quan để tự tổng hợp các chất cần thiết mà phải dựa vào vật chủ
- Em đồng ý với ý kiến virus là vật thể không sống vì:
+ Virus không có cấu tạo tế bào
+ Virus sống kí sinh bắt buộc, chỉ có thể nhân lên trong cơ thể sinh vật khác
+ Không có đầy đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể sống)
3. Phân biệt virus và vi khuẩn?
Sau đó HS thảo luận đôi (5 phút), hoàn thành bài tập (SGK/99)
(HIV: 1 Protein, 2 Vật chất di truyền
Sởi: 1 Protein, 2 Vật chất di truyền
Dại: 1 Protein, 2 Vật chất di truyền
Deengue: 1 Protein, 2 Vật chất di truyền)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ được giao
- GV có thể hướng dẫn, gợi ý cho học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời lệnh
HS khác nhận xét hoặc nhắc lại kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
I. Hình dạng và cấu tạo của virus
- Hình dạng: Cầu, xoắn, hỗn hợp 
- Cấu tạo: 2 phần: Vỏ prôtêin và lõi là vật chất di truyền.
Không có cấu tạo tế bào điển hình 
- Virus và vi khuẩn khác nhau:
Đặc điểm
Vi khuẩn
Virus
Có cấu tạo tế bào
Có
Không
Sinh sản độc lập
Có
Không
Kí sinh bắt buộc
Không
Có
Là cơ thể sống
Có
Không
Tự tổng hợp được các chất cần thiết
Có
Không
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của virus và ứng dụng (20 phút)
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được các vai trò của virus.
- Nêu được các ứng dụng của virus trong nghiên cứu khoa học và chế tạo các sản phẩm ứng dụng thực tế. 
b) Nội dung: 
- HS đã được GV phân công tìm hiểu ở nhà. HS chuẩn bị bài thuyết trình. 
- GV có thể chọn 4 nhóm làm 2 chủ đề:
	+ Virus có những vai trò gì?
	+ Các ứng dụng của virus trong nghiên cứu khoa học và tự nhiên.
- HS gửi bài trước qua email cho GV. 
c) Sản phẩm: 
- Bài thuyết trình của HS về vai trò và ứng dụng của virus.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đã được thực hiện ở bài hôm trước vào giấy a3: vai trò của virus và ứng dụng?
- HS các nhóm lên thuyết trình (5 phút). 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: thực hiện yếu cầu của GV 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: đại diện thuyết trình
- HS khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét 
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
II. Vai trò của virus
- Virus có vai trò quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong y học và nông nghiệp.
+ Trong y học: sản xuất vacxin, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein..
+ Trong nông nghiệp: sản xuất thước trừ sâu, góp phần lai tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các bệnh do virus và cách phòng tránh (20 phút)
a) Mục tiêu: 
Trình bày được các bệnh do virus gây ra.
Thiết kế poster truyên truyền phòng chống một số bệnh phổ biến bằng các phần mềm/ứng dụng trên điện thoại/ máy tính.
b) Nội dung: 
1. Một số bệnh do virus gây ra
- Con người: thủy đậu, quai bị, viêm gan B...
- Động vật: Tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm...
- Thực vật: Khảm ở cây đậu, xoắn lá cà chua....
2. Phòng bệnh do virus
- Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh do virus là sử dụng vaccine.
- Ngoài ra cần ăn uống điều độ và vệ sinh sạch sẽ
c) Sản phẩm: 
- Poster của HS: chu trình gây bệnh cụ thể của virus, cách phòng tránh 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân/ nhóm đôi (8 phút): đọc thông tin, H29.3, H29.4, trả lời các câu hỏi:
1. Kể tên các bệnh do virus gây nên? 
(Các bệnh do virus gây ra: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm, ...)
2. Kể tên các loại vaccine mà em biết?
Em có biết mình đã từng tiêm những loại vaccine bào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau?
(Một số loại vaccine: thủy đậu, viêm gan B, lao, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, ...
Em đã được tiêm rất nhiều loại vaccine. Cần tiêm phòng nhiều loại vaccine đề tránh được tối đa các loại bệnh do virus gây ra.)
3. Nêu cách phòng tránh bệnh do virus gây ra?
(Để phòng tránh bệnh do virus gây ra, cần phải tiêm vaccine đầy đủ.)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: thực hiện yếu cầu của GV 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: đại diện thuyết trình
- HS khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét 
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
III. Các bệnh do virus và cách phòng tránh
1. Một số bệnh do virus gây ra
- Con người: thủy đậu, quai bị, viêm gan B...
- Động vật: Tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm...
- Thực vật: Khảm ở cây đậu, xoắn lá cà chua....
2. Phòng bệnh do virus
- Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh do virus là sử dụng vaccine.
- Ngoài ra cần ăn uống điều độ và vệ sinh sạch sẽ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (10 PHÚT)
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: 
- Mỗi học sinh nêu được:
	+ 2 kiến thức mà mình học được trong giờ học.
	+ 1 điều mình thích nhất trong giờ học.
c) Sản phẩm: HS chia sẻ trực tiếp trên lớp.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV gọi HS chia sẻ 2 kiến thức học được về virus và điều em thích nhất trong giờ học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: thực hiện yếu cầu của GV 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS: trình bày
- HS khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét 
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, VẬN DỤNG (10 PHÚT)
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Thiết kế poster tuyên truyền về vòng đời và cách phòng chống một số bệnh phổ biến do virus gây ra.
c) Sản phẩm: HS thiết kế các poster tuyên truyền.
c) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp, thiết kế các poster tuyên truyền về virus.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: thực hiện yếu cầu của GV 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS: trình bày
HS khác theo dõi, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét 
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_2223_bai_29_virus.doc