Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23, Bài 10: Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng về cơ thể động vật, thực vật . Luyện tập - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23, Bài 10: Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng về cơ thể động vật, thực vật . Luyện tập - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

- Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật.

- Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi truờng sống xung quanh.

* Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật. Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

Máy chiếu, máy H

2. Học sinh.

- Chuẩn bị trước theo nội dung hướng dẫn: Xem kênh hình, trả lời câu hỏi

III. Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động cá nhân, cặp, nhóm, toàn lớp.

IV. Tiến trình dạy học

A. Khởi động – kiểm tra bài cũ

CTHĐTQ: Tổ chức thi:

2 đội thi viết về vật sống và vật không sống.

2 đội oản tù tì đội thắng viết tên vật sống, đội thua viết tên vật không sống. Cả lớp hát 1 bài, xong bài hát đội nào viết đực nhiều thì thắng.

 

docx 3 trang Hà Thu 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 23, Bài 10: Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng về cơ thể động vật, thực vật . Luyện tập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2020
Ngày giảng: 26/10/2020
Bài 10. ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (T2)
TIẾT 23. NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG VỀ CƠ THỂ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT – LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật.
- Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi truờng sống xung quanh.
* Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật. Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
Máy chiếu, máy H
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước theo nội dung hướng dẫn: Xem kênh hình, trả lời câu hỏi
III. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề. Hoạt động cá nhân, cặp, nhóm, toàn lớp.
IV. Tiến trình dạy học 
A. Khởi động – kiểm tra bài cũ
CTHĐTQ: Tổ chức thi:
2 đội thi viết về vật sống và vật không sống.
2 đội oản tù tì đội thắng viết tên vật sống, đội thua viết tên vật không sống. Cả lớp hát 1 bài, xong bài hát đội nào viết đực nhiều thì thắng.
B/ Hoạt động hình thành kiến thức: 
HĐ của GV & HS
Nội dung
* Mục tiêu
- Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật.
- Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi truờng sống xung quanh.
* Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật. Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật.
GV cho học sinh đọc thông tin SHD trang 54 về các cấp độ tổ chức sống và quan sát H 10.3 thực hiện phần lệnh trả lời 2 câu hỏi SHD trang 55 cá nhân ghi kết quả vào vở cá nhân
HS hoạt động cá nhân 5’ thực hiện yêu cầu của GV
Đại diện HS báo cáo, chia sẻ, lớp nhận xét, đánh giá
1 =>
H 10.3a thiếu cấp độ phân tử ( Ở TV không có hệ cơ quan)
H 10.3b bắt đầu hình thành từ cấp độ TB ( Không có nguyên tử, phân tử)
GV chuẩn kiến thức
* GV yêu cầu HS quan sát hình 10.3 nêu điểm khác biệt trong cấu tạo cơ thể động vật và thực vật
HS quan sát nêu nhận xét: Ở TV không có cấp độ hệ cơ quan còn ĐV có.
Lập bảng so sánh cấu tạo cơ thể TV và động vật
HS hoạt động nhóm 4 trong 4’ thống nhất đáp án, chia sẻ
- Giống nhau: Đều cấu tạo từ các cấp độ: nguyên tử - > phân tử -> tế bào -> mô -> cơ quan -> cơ thể.
- Khác nhau: ở động vật có cấp độ hệ cơ quan còn TV không có.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin SHD trang 56 trả lời câu hỏi dưới phần đóng khung mầu vàng
Cá nhân HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi, chia sẻ
GV đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức
- Nếu mô cơ tim, quả tim cũng như hệ tuần hoàn bị tách khỏi cơ thể chúng không thể hoạt động được vì cơ thể là một khối thống nhất, mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức năng . 
* H: Để cơ thể sinh vật phát triển đầy đủ chúng ta cần làm gì? 
- Vì mỗi bộ phận là một cơ quan của cơ thể sinh vật, chúng đảm nhiệm một chức năng cụ thể vì vậy cần phải bảo vệ cơ quan trên cơ thể sinh vật đảm bảo cơ thể phát triển. 
2. Các cấp độ tổ chức cơ thể
* Các mức độ tổ chức
+ Ở TV: 
Phân tử -> TB -> Mô -> Cơ quan -> Cây xanh ( Cơ thể)
+ Ở người
TB -> Mô -> Cơ quan -> hệ cơ quan 
-> Con người (Cơ thể)
Chú ý: 
- Ở động vật có cấp độ hệ cơ quan còn TV không có.
- Cấp độ: nguyên tử-> phân tử có thể không ghi
+ Cơ thể đơn bào: chỉ gồm 1 tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của cơ thể sống
+ Cơ thể đa bào: gồm rất nhiều tế bào
C. Hoạt động Luyện tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần luyện tập.
1. Bông hoa sen đang thực hiện đặc điểm nào?(Sinh sản)
2a. Chiếc ô tô giống với sinh vật sống như thế nào?( di chuyển, thải chất thải và cảm ứng)
2b. Điều gì khiến chiếc xe khác với cơ thể sống?( không sinh trưởng, không sinh sản)
Câu 3 và 4a cho học sinh về nhà làm giờ sau báo cáo sản phẩm.
4b. Con người thuộc động vật.
4c. Đặc điểm dặc trưng của cấp cơ thể(7 đặc điểm).
4d. A. Dinh dưỡng; B.Bài tiết; C. Sinh sản; D. Sinh trưởng.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
→ Báo cáo, chia sẻ.
D. Hoạt động hướng dẫn về nhà:
1. HD học bài cũ (Review the old lesson): 
- GV hướng dẫn học sinh vai trò của thực vật, động vật với đời sống con người.
2. HD học bài mới (Prepare new lesson): 
- Chuẩn bị nội dung bài mới cơ quan sinh dưỡng của cây xanh
- Chuẩn bị mẫu vật mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây hành, cây bưởi, cây rau cải, cây cỏ mần chầu, cây lúa, cây hành.. rửa sạch cả rễ và mang đến lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_23_bai_10_nhan_biet_cac_dau_hieu.docx