Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 26: Cây có hô hấp không? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 26: Cây có hô hấp không? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm.

- Thông qua các thí nghiệm, xác định được hô hấp sử dụng Ôxi để phân giải hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và sản sinh ra năng lượng.

- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.

2. Kỹ năng:

- Hoạt động nhóm, giải thích hiện tượng thực tế

- Biết làm thí nghiệm về hiện tượng hô hấp.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.

 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công

- Kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Thực hành thí nghiệm; Dạy học nhóm; Trực quan

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Tranh vẽ H 23.1 SGK.

+ Dụng cụ thí nghiệm: 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 cốc thủy tinh lớn, 1 tấm kính, 1 túi giấy đen, 1 bao diêm và 1 que đóm

(Có thể GV làm thí nghiệm trước 4 g, mang kết qua lên lớp cho HS xem)

- HS: Xem lại sơ đồ quang hợp, ôn lại kiến thức về khí cacbonic và khí ôxi

 

doc 2 trang haiyen789 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 26: Cây có hô hấp không? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày 6/11/2011
Tiết 26: CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm. 
- Thông qua các thí nghiệm, xác định được hô hấp sử dụng Ôxi để phân giải hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và sản sinh ra năng lượng.
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và hút khoáng mạnh mẽ.
2. Kỹ năng: 
- Hoạt động nhóm, giải thích hiện tượng thực tế
- Biết làm thí nghiệm về hiện tượng hô hấp.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công
- Kỹ năng trình bày kết quả thí nghiệm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Thực hành thí nghiệm; Dạy học nhóm; Trực quan
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Tranh vẽ H 23.1 SGK. 
+ Dụng cụ thí nghiệm: 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 cốc thủy tinh lớn, 1 tấm kính, 1 túi giấy đen, 1 bao diêm và 1 que đóm 
(Có thể GV làm thí nghiệm trước 4 g, mang kết qua lên lớp cho HS xem)
- HS: Xem lại sơ đồ quang hợp, ôn lại kiến thức về khí cacbonic và khí ôxi
 V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: Nhắc nhở HS trật tự đồng thời kiểm tra mẫu vật của từng nhóm.
1. Khám phá: Để HS hiểu rõ và trả lời câu hỏi đầu bài, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Dưới ánh sáng cây thực hiện quang hợp đã nhả ra khí ôxi. Trong tối cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết điều đó, chúng ta tìm hiểu ở các thí nghiệm sau:
2. Kết nối
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT 1: HS nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, tập thiết kế thí nghiệm để rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK 0 vàs/ tr 77, nắm được nội dung thí nghiệm.
- GV cho HS trình bày thí nghiệm trước lớp.
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
1. Không khí trong 2 chuông đều có chất khí gì? Vì sao em biết?
2. Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp váng trắng đục dày hơn?
3. Từ kết quả của thí nghiệm1 ta có thể rút ra được kết luận gì?
- GV yêu cầu HS thiết kế thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả của thí nghiệm 1
- GV cho HS nghiên cứu 0 và trả lời câu hỏi s/ tr 78 
4. Các bạn An và Dũng làm thí nghiệm nhằm mục đích gì?
5. An và Dũng đã phải bố trí thí nghiệm như thế nào và phải thử kết quả của thí nghiệm ra sao để biết được cây đã lấy khí ôxi của không khí?
6. Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 nêu trên, em hãy trả lời câu hỏi của đầu bài và giải thích vì sao?
- HS đọc kỹ thí nghiệm, quan sát H 23.1, ghi lại tóm tắt thí nghiệm gồm các bước sau: Chuẩn bị, tiến hành, kết quả.
- Đại diện HS trình bày thí nghiệm
- HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Không khí trong 2 chuông đều có khí cacbonic, vì trên mặt cốc nước vôi trong 2 chuông đều có lớp váng trắng đục.
2. Lớp váng trắng trên mặt cốc nước vôi trong ở chuông A dày hơn vì cây trong chuông đã thải ra khí cacbonic.
3. Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
- HS đọc 0/ tr 78 , kết hợp quan sát H 23.2 SGK để HS thiết kế thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến:
4. Mục đích chứng minh cây có hô hấp không? Khi cây hô hấp cây đã hút khí gì và nhả khí gì?
5. Thí nghiệm: Đặt cây vào cốc thủy tinh rồi đậy tấm kính lên, lúc đầu trong cốc thuỷ tinh vẫn có ôxi của không khí. Dùng túi giấy đen bao kín cốc thuỷ tinh. Sau 4 giờ, khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào -> que đóm tắt ngay. Chứng tỏ trong cốc không còn khí ôxi và cây đã nhả khí cacbonic.
6. Cây có hô hấp, vì thí nghiệm 1 và 2 đã cho biết : Cây thải khí cacbonic và cũng hút khí ôxi của không khí.
1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
* Thí nghiệm 1 của nhóm Lan và Hải
- Thí nghiệm: SGK/ tr 77
- Kết luận: Khi không có ánh sáng, cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
* Thí nghiệm 2 của nhóm An và Dũng
a. Thí nghiệm: SGK/tr 78
b. Kết luận: Cây có hô hấp, khi hô hấp cây thải khí cacbonic và hút ôxi của không khí.
* MT2: HS hiểu được khái niệm hô hấp và ý nghĩa của hô hấp.
- GV yêu cầu HS đọc 0/ tr 78 và trả lời câu hỏi:
7. Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?
8. Những cơ quan nào tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?
- Yêu cầu HS thực hiện lệnh s/tr79
 9. Hãy kể những biện pháp kỹ thuật làm cho đất thoáng (trong điều kiện bình thường và khi ngập lụt)
10. Tại sao ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì mát và dễ chịu?
GV gợi ý: Ban đêm cây hô hấp, thải ra khí cacbonic, còn ban ngày cây quang hợp mạnh đã thải nhiều khí ôxi.
- HS thu nhận và ghi nhớ kiến thức bằng cách đọc 0/ tr 78 và quan sát sơ đồ tóm tắt của hiện tượng hô hấp trong SGK
7. Cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của cây, vì hô hấp đã sản ra năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cây.
8. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp như: Rễ, thân lá, hoa, quả, hạt
9. Các biện pháp:
+ Cày bừa kỹ trước khi gieo hạt để tạo điều kiện cho hạt hô hấp tốt thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt.
+ Luôn xới xáo cho đất tơi, xốp đảm bảo đủ không khí cho rễ.
+ Phơi ải đất trước khi cấy và làm cỏ sục bùn, tạo điều kiện cho đất chứa được nhiều không khí.
+ Khi các cây sống trên cạn bị ngập lụt: phải tìm cách tháo nước ngay để tránh úng lâu, giúp cho đất thoáng khí
2. Hô hấp ở cây.
* Khái niệm hô hấp: Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
* Sơ đồ hô hấp:
 Chất hữu cơ + Khí ôxi -> Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
- Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
- Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
* Gợi ý câu 3: Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa, ban đêm cây không quang hợp, chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện. Cây sẽ lấy khí ôxi trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacbonic nên ngưòi ngủ dễ bị ngạt, có thể chết.
VII/ VẬN DỤNG: GV giải thích cho HS biết thêm câu 4, 5/ 79 SGK, không yêu cầu HS trả lời.
* Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Ôn lại bài “Cấu tạo trong của phiến lá”
- Soạn bài : Phần lớn nước vào cây đã đi đâu?
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_26_cay_co_ho_hap_khong_nam_hoc_2.doc