Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản.

- Nắm được đặc điểm để phân biệt cây một năm và cây lâu năm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và so sánh.

- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.

- Nêu các ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.

3. Thái độ: Giáo dục và hình thành cho HS ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: “Có phải tất cả TV đều có hoa?”

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.

- Kỹ năng tự tin trong khi trình bày, kỹ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Giải quyết vấn đề .

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - GV:tranh vẽ phóng to.H 4.1, 4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa, quả, hạt.

 - HS: sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 2 trang haiyen789 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 3: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6
Ngày 22/8/2011 Võ Thị Mỹ Thanh
Tiết 3: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ?
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản.
- Nắm được đặc điểm để phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát và so sánh.
- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm. 
- Nêu các ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.
3. Thái độ: Giáo dục và hình thành cho HS ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề để trả lời câu hỏi: “Có phải tất cả TV đều có hoa?”
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây có hoa và cây không có hoa. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
- Kỹ năng tự tin trong khi trình bày, kỹ năng hợp tác trong giải quyết vấn đề.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Giải quyết vấn đề .
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - GV:tranh vẽ phóng to.H 4.1, 4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa, quả, hạt.
 - HS: sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: TV có nhiều đặc điểm chung, nhưng mỗi loài có những đặc điểm khác nhau, có loài có hoa, có loài không hoa, có cây một năm nhưng cũng có cây nhiều năm.
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1. TV có hoa và TV không hoa 
- GV yêu cầu HS đưa cây cải có hoa lên trên bàn và quan sát:
1. Cây cải có những loại cơ quan nào?
2. Chức năng cơ quan sinh dưỡng?
3. Chức năng của cơ quan sinh sản?
- Dựa vào cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của các cây, xác đinh: 
4. TV được chia làm mấy nhóm?
5. Thế nào là TV có hoa?
- GV bổ sung: Có cây chỉ ra hoa nhất định trong năm: phượng, mai, ; 1 số cây ra hoa quanh năm: hoa giấy, hoa hồng ; 1 số cây chỉ ra hoa 1 lần trong đời rồi chết: cải, tre 
6. Thế nào là TV không có hoa?
- GV bổ sung: Những cây thuộc nhóm rêu, quyết, hạt trần đều là nhóm TV không có hoa
7. Là HS, em có thái độ như thế nào về tính đa dạng của TV?
* THMT: Hình thành cho HS kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, nhóm lên ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
- Yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Có phải tất cả TV đều có hoa?
HS quan sát và trả lời :
1. Có 2 loại cơ quan : Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
2. Nuôi dưỡng cây
3. Duy trì và phát triển nòi giống
4. Có 2 nhóm: TV có hoa và TV không có hoa
5. Là những TV mà cơ quan sinh sản là hoa
- Yêu cầu HS cho ví dụ.
6. Cơ quan sinh sản không phải là hoa
- Yêu cầu HS cho ví dụ.
7. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
HS chỉ ra được tính đa dạng của thực vật về cấu tạo chức năng.
- HS tự nêu ý kiến cá nhân.
1. TV có hoa và TV không hoa: 
Phân biệt TV có hoa và TV không hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản:
- Thực vật có hoa: là những TV có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt ( mướp, cải, hồng ...)
- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt ( Rau bợ, rêu, các loài tảo )
* Thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan:
- Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá -> Nuôi dưỡng cây.
- Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt -> Duy trì và phát triển nòi gống.
HĐ 2. Cây một năm và cây lâu năm
- GV viết lên bảng một số cây: lúa, hồng xiêm, ngô, mít, đậu, phượng, mía, khoai lang, mướp 
1. Xác định cây nào có vòng đời ngắn, cây nào ra hoa , kết quả nhiều lần trong đời sống.
2. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây một năm và cây lâu năm? Cho ví dụ.
- HS thảo luận theo hướng xác định cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời
1. Cây lúa, ngô, mía, khoai lang, đậu, mướp .. -> gọi là cây một năm.
- Cây nhãn, hồng xiêm, mít, phượng -> gọi là cây lâu năm
2. Dựa vào thời gian sống của cây và số lần ra hoa kết quả
2. Cây một năm và cây lâu năm : 
* Cây một năm: Đời sống ngắn, thường có vòng đời kết thúc trong vòng một năm. 
VD: Lúa, ngô, khoai lang, đậu 
* Cây lâu năm : Sống nhiều năm, thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời. 
VD: Xoài, phượng, bạch đàn, bưởi, dừa 
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
1. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào thuộc cây có hoa: 
a. Xoài, ớt, đậu, hoa hồng.
b. Bưởi, rau bợ, dương xỉ, cải.
c. Táo, mít, cà chua, rêu.
d. Dừa, hành, thông , bèo hoa dâu.
2. Trong nhũng nhóm cây sau đây, nhóm nào thuộc cây một năm: 
a. Xoài, bưởi, đậu, vừng.
b. Lúa, ngô, hành, bí đao.
c. Táo, mít, đậu xanh, điều.
d. Su hào, cải, ổi, dưa chuột.
VII/ VẬN DỤNG: 
- Làm bài tập 4/tr15
* Dặn dò: Đọc : “Em có biết ?”/tr 16.
- Soạn bài : Thực hành: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
- HS giới thiệu một vài trường hợp ngoại lệ của TV: Cây tre có vòng đời sống nhiều năm, nhưng chỉ ra hoa kết quả duy nhât 1 lần trong đời rồi chết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_3_co_phai_tat_ca_thuc_vat_deu_co.doc