Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 33, Bài 13: Quang hợp ở cây xanh - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 33, Bài 13: Quang hợp ở cây xanh - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

- Tiến hành được thí nghiệm được thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ốt

- Mô tả được thí nghiệm cây cần ánh sáng để làm gì

- Mô tả thí nghiệm và xác định được chất khí giải phóng ra qua quá trình quang hợp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Máy chiếu ,dụng cụ thí nghiệm: khay đựng mẫu, ống hút nhỏ giọt, dd I ôt, khoai tây, dao cắt.

- PHT cho các nhóm

Thí nghiệm Mục đích Cách tiến hành Hiện tượng Kết luận

Phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt + Cắt 1 lát khoai tây dày khoảng 0,5 cm

+ Nhỏ 1 giọt dd I ôt loãng lên lát khoai

+ Quan sát mầu sắc của lát khoai sau khi nhỏ I ôt

- Kết quả thí nghiệm lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng

- Bài giảng powerpoint

2. Học sinh

- Nghiên cứu và chuẩn bị thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt, cây cần ánh sáng để làm gì?

III.Tổ chức hoạt động

1. Ổn định tổ chức

2. Khởi động

- GV chiếu hình ảnh slide 2 học sinh quan sát nhận biết TV, ĐV

- Ban học tập điều hành trò chơi truyền thư trả lời câu hỏi :Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa thực vật với động vật là gì?

- Hs thực hiện trò chơi trả lời câu hỏi

- Ban học tập tổ chức lớp đánh giá kết quả.

- GV đặt câu hỏi : Vậy quang hợp đã sử dụng những nguyên liệu nào để tổng hợp ?sản phẩm tạo ra là gì ?quá trình quang hợp diễn ra vào thời gian nào?

- GV yêu cầu HS đọc mục tiêu bài học

* Sản phẩm học sinh

+ Dự kiến câu trả lời: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa động vật với thực vật là thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (diễn ra trong quá trình quang hợp).

+ Dự kiến nguyên liệu của quá trình quang hợp (nước, khí cacbonic), sản phẩm (chất hữu cơ )

+ Nêu mục tiêu bài (trang 110)

 

docx 5 trang Hà Thu 2470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 33, Bài 13: Quang hợp ở cây xanh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2020 
Ngày giảng: 19/11/2020 
TIẾT 33- Bài 13. QUANG HỢP Ở CÂY XANH(T1)
I. Mục tiêu 
- Tiến hành được thí nghiệm được thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ốt
- Mô tả được thí nghiệm cây cần ánh sáng để làm gì
- Mô tả thí nghiệm và xác định được chất khí giải phóng ra qua quá trình quang hợp. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
- Máy chiếu ,dụng cụ thí nghiệm: khay đựng mẫu, ống hút nhỏ giọt, dd I ôt, khoai tây, dao cắt. 
- PHT cho các nhóm
Thí nghiệm
Mục đích
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận
Phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt
+ Cắt 1 lát khoai tây dày khoảng 0,5 cm
+ Nhỏ 1 giọt dd I ôt loãng lên lát khoai
+ Quan sát mầu sắc của lát khoai sau khi nhỏ I ôt
- Kết quả thí nghiệm lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
- Nghiên cứu và chuẩn bị thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt, cây cần ánh sáng để làm gì?
III.Tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
- GV chiếu hình ảnh slide 2 học sinh quan sát nhận biết TV, ĐV
- Ban học tập điều hành trò chơi truyền thư trả lời câu hỏi :Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa thực vật với động vật là gì?
- Hs thực hiện trò chơi trả lời câu hỏi
- Ban học tập tổ chức lớp đánh giá kết quả.
- GV đặt câu hỏi : Vậy quang hợp đã sử dụng những nguyên liệu nào để tổng hợp ?sản phẩm tạo ra là gì ?quá trình quang hợp diễn ra vào thời gian nào?
- GV yêu cầu HS đọc mục tiêu bài học
* Sản phẩm học sinh
+ Dự kiến câu trả lời: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa động vật với thực vật là thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (diễn ra trong quá trình quang hợp). 
+ Dự kiến nguyên liệu của quá trình quang hợp (nước, khí cacbonic), sản phẩm (chất hữu cơ )
+ Nêu mục tiêu bài (trang 110)
3. Bài mới	
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế thoải mái để học sinh học tập.
- Tạo tình huống có vấn đề:
- Nhận xét sự khác nhau giữa hai cây, cây được tưới nước đầy đủ và cây không được tưới nước. (Liên hệ kiến thức của bài 12)
- Dự đoán được: Mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng nếu để cây trong bóng tối lâu ngày thì cây đó sẽ như thế nào?
- GV chiếu hình ảnh trên slide 3 hướng dẫn HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động cặp đôi thực hiện yêu cầu: Dựa vào kiến thức bài 12 nêu nhận xét sự khác nhau giữa cây được tưới nước đầy đủ và cây không được tưới nước đầy đủ.
- GV quan sát và trợ giúp khi HS cần.
- HS báo cáo kết quả. 
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời 2 câu hỏi :
 1. Cây có cần nước hay không ?Vì sao ?
 2. Nếu cây đó ,mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng bị để trong bóng tối lâu ngày thì cây đó sẽ như thế nào ? 
- Đại diện học sinh trả lời , chia sẻ ý kiến
- GV viết câu trả lời của học sinh lên góc bảng.
1. Ảnh hưởng của nước và ánh sáng đối với cây xanh
- Cây được tưới nước đầy đủ thì xanh tốt, cây không được tưới nước có thể héo và chết .
+ Cây cần có nước vì nước giúp cây lấy hút được các muối khoáng hòa tan trong đất, không có nước cây sẽ chết 
- Mặc dù được tưới nước đầy đủ nhưng nếu để cây trong bóng tối lâu ngày thì cây đó sẽ còi cọc, vàng vọt, héo.
Mục tiêu: Tiến hành được thí nghiệm được thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ốt
- GV phát khay đựng dụng cụ, mẫu vật, phát phiếu HT, hướng dẫn các nhóm thực hiện thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử Iôt theo mẫu PHT trên slide 4.
- GV hướng dẫn HS thao tác an toàn trong thí nghiệm trên slide 5: Nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm, thực hiện tuần tự theo các bước hướng dẫn, khi dùng dao cắt lát khoai tây lưu ý tránh cắt vào tay ,khi dùng ống hút nhỏ giọt lấy dd I ốt không được dốc ngược ống, khi thực hiện xong các thao tác phải để dụng cụ gọn gàng vào khay đựng.
- Các nhóm HS nhận khay mẫu, thảo luận tiến hành thí nghiệm, quan sát ghi chép kết quả theo nội dung PHT (thực hiện thí nghiệm đảm bảo an toàn )
- GV theo dõi ,hỗ trợ các nhóm HS.
- HS Báo cáo sản phẩm, chia sẻ.
- GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm và sự hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi :
+ Chất dd ở củ khoai tây là gì ?Vì sao em biết ?
+ Chất dinh dưỡng đó do bộ phận nào của cây chế tạo ra và chế tạo ra như thế nào ?
- Dự kiến câu trả lời:
+ Chất dd ở củ khoai tây là tinh bột, vì khi thử bằng dd I ốt có mầu xanh tím.
+ Chất dd đó do bộ phận lá, thân non tổng hợp lên (có thể có HS sẽ trả lời là củ vì thấy tinh bột có trong củ khoai tây)
2.Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử i ốt
PHT
Iốt làm tinh bột chuyển màu xanh tím.
Thí nghiệm
Mục đích
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận
Phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt
Phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt như thế nào
+ Cắt 1 lát khoai tây dày khoảng 0,5 cm
+ Nhỏ 1 giọt dd I ôt loãng lên lát khoai
+ Quan sát mầu sắc của lát khoai sau khi nhỏ I ôt
- Nhỏ I ôt loãng lên lát cắt khoai tây chỗ có dd I ốt có mầu xanh tím
 I ốt làm tinh bột chuyển màu xanh tím.
3. Cây cần ánh sáng để làm gì
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK nêu yêu cầu về dụng cụ, hóa chất, các bước tiến hành thí nghiệm tìm hiểu cây cần ánh sáng để làm gì?
- Học sinh thực hiện yê cầu
- GV chiếu video thí nghiệm ảo hướng dẫn học sinh quan sát.
- HS quan sát, ghi chép hiện tượng đã quan sát được.
- GV cho HS quan sát mẫu lá kết quả thí nghiệm (do GV thực hiện thí nghiệm từ trước) trên slide 7.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 
+ Chú thích mầu sắc mà em quan sát được vào hình 13.2 (SGK trang 112)
+ Tại sao 2 phần của chiếc lá ở thí nghiêm trên có mầu sắc khác nhau?
+ Rút ra kết luận sau thí nghiệm trên.
+ Hoàn thiện bài tập điền từ mục 3 SGK trang 112 
- HS thảo luận báo cáo kết quả
- GV y/c HS dựa vào nội dung thí nghiệm hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Cây cần ánh sáng để làm gì ?
+ Tại sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng ?
* Dành cho HS khá giỏi: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ?
- HS suy nghĩ cá nhân ,trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS so sánh với hình ảnh ban đầu vẽ cây xanh được tưới nước nhưng không có ánh sáng.
- GV chuyển ý: Tại sao khi thời tiết nắng nóng vào ban ngày ngồi dưới gốc cây to ta lại thấy mát và dễ chịu. 
HS trả lời câu hỏi -> GV chuyển ý
Dự kiến sản phẩm: 
- Yêu cầu kết quả thảo luận nhóm:
+ Dụng cụ, hóa chất ,cách tiến hành thí nghiệm (SGK trang 111,112)
+ Chú thích hình 13.2 phần bị bịt có mầu nâu vàng (mầu của I ôt) ,phần không bị bịt có mầu xanh tím (mầu của tinh bột bị nhuộm dd I ôt).
+ Hai phần của chiếc lá có mầu khác nhau do phần lá bị bịt không nhận được ánh sáng không có tinh bột, phần không bị bịt nhận được ánh sáng có tinh bột.
- Yêu cầu câu trả lời cá nhân :
+ Cây cần ánh sáng để quang hợp
+ Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng thì cây quang hợp để chế tạo chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. 
* HSG: - Bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá được nhận ánh sáng. 
*) Liên hệ dự kiến ban đầu:
Cây sẽ còi cọc, vàng vọt do thiếu ánh sáng, cây không tổng hợp được tinh bột để nuôi cây; không đủ chất dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, vàng vọt.
- Nêu dự kiến trả lời câu hỏi ban ngày trời nắng nóng ngồi dưới gốc cây to thấy mát mẻ và dễ chịu vì có bóng mát do lá cây che nắng, hơi nước do lá cây thoát ra ngoài, do cây nhả ra khí oxi 
- Kết luận: Lá cây chế tạo được bột khi có ánh sáng -> Cây quang hợp cần có ánh sáng.
4. Hướng dẫn học bài
a/ Học bài: Thí nghiệm phát hiện tinh bột bằng thuốc thử I ôt, khi có ánh sáng cây chế tạo được chất gì? 
b/ Chuẩn bị nội dung bài mới: Xác định nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp, sơ đồ quang hợp, Hoạt động luyện tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_33_bai_13_quang_hop_o_cay_xanh_n.docx