Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 33: Các loại hoa - Năm học 2011-2012 - Võ Thị Mỹ Thanh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tiêu chí để phân biệt các loại hoa: căn cứ vào các bộ phân sinh sản chủ yếu: Lưỡng tính và đơn tính
- Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghia sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
- Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường -> Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt là những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng
2. Kỹ năng:
- Quan sát và thảo luận nhóm
3. Thái độ: Không bức lá, bẻ cành, ngắt hoa ở nơi công viên, đường phố.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc đciểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa.
- Kỹ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời âu hỏi.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh Ngày 7/12/2011 Tiết 33: CÁC LOẠI HOA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiêu chí để phân biệt các loại hoa: căn cứ vào các bộ phân sinh sản chủ yếu: Lưỡng tính và đơn tính - Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghia sinh học của cách xếp hoa thành cụm. - Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường -> Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt là những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng 2. Kỹ năng: - Quan sát và thảo luận nhóm 3. Thái độ: Không bức lá, bẻ cành, ngắt hoa ở nơi công viên, đường phố. II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc đciểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa. - Kỹ năng tự tin đặt câu hỏi, trả lời âu hỏi.. - Kỹ năng lắng nghe tích cực. III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Dạy học nhóm - Trực quan - Vấn đáp tìm tòi IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Sưu tầm 1 số loại hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm; tranh ảnh về hoa - HS: mang theo đầy đủ các hoa. Kẻ bảng tr 97. V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá: Hoa có nhiều loại cây khác nhau. Chúng ta dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và dựa vào cách xếp hoa trên cây để phân chia các loại hoa khác nhau 2. Kết nối: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò H Đ 1: - GV hướng dẫn HS quan sát H 29.1/tr 96 đồng thời yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành bảng xanh/ tr 97. - Yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm, cho cả lớp thảo luận kết quả - GV giúp HS thống nhất phân chia hoa theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - GV yêu cầu HS làm bài tậps / tr 97. 1. Căn cứ vào đặc điểm nào của hoa để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? 2. Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? 3. Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - HS lần lượt quan sát các loại hoa của nhóm kết hợp với quan sát hình vẽ, hoàn thành bảng . - HS tự phân chia hoa thành nhóm, viết ra giấy. - Đại diện đọc kết quả của mình -> HS khác bổ sung. Thống nhất ý kiến: + Nhóm 1: Có đủ nhị , nhụy + Nhóm 2: Có nhị hoặc có nhụy - HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 / tr 97 1. hoa lưỡng tính, 2. hoa đơn tính, 3. hoa đực, 4. hoa cái. 1. Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa 2. Có thể chí hoa thành 2 loại Hoa lưỡng tính: Có đủ nhị và nhụy Hoa đơn tính: Chỉ có nhị và nhụy 1. Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Có hai nhóm hoa: - Hoa lưỡng tính: Có đủ nhị và nhụy - Hoa đơn tính: Chỉ có nhị và nhụy H Đ 2: - GV bổ sung thêm một số ví dụ khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng - GV tách hoa cúc ra để cho HS thấy rõ hoa mọc thành cụm. - Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính 4. Hoa mọc trên cây theo những cách nào? - HS đọc mục 0/ tr 97, quan sát hình vẽ 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt được 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh, hoặc mẫu. - Ví dụ: hoa ớt, hoa loa kèn, hoa mận 4. Có 2 cách: Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm - HS tự cho ví dụ 2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây: Có hai nhóm: - Hoa mọc đơn độc: hoa hồng, hoa sen, hoa dâm bụt - Hoa mọc thành cụm: hoa phượng, hoa huệ, hoa cúc, hoa cải, hoa ngâu VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP - Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 /tr 98. * Gợi ý câu 3: Hoa mọc thành cụm, có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật rồi lại sang hoa khác có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu nhiều hơn. VII/ VẬN DỤNG: GV để một số hoa, gọi HS lên phân biệt: - Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính - Hoa mọc đơn độc hay thành cụm. Lớp nhận xét -> GV đánh giá điểm. * Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - HS sưu tầm tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ ong bướm sâu bọ. - Soạn bài : Thụ Phấn VIII/ RÚT KINH NGHIỆM - HS khó xác định rõ hoa đơn tính hay hoa lưỡng tính vì có những hoa tế bào quá nhỏ; không phân biệt được. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_33_cac_loai_hoa_nam_hoc_2011_201.doc