Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Võ Thị Mỹ Thanh

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt: Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài

-> Từ đó, vận dụng trong sản xuất để hạt nảy mầm tốt.

- Nắm được các bước làm thí nghiệm.

2. Kỹ năng

Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt.

3. Thái độ

Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kỹ năng hợp tác trong nhóm để làm thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lý thông tin.

- Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng báo cáo trước lớp.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành và quan sát thí nghiệm.

 

doc 2 trang haiyen789 2470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 42: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 42: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt: Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài
-> Từ đó, vận dụng trong sản xuất để hạt nảy mầm tốt.
- Nắm được các bước làm thí nghiệm.
2. Kỹ năng
Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt.
3. Thái độ 
Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết cho sự nảy mầm của hạt
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kỹ năng hợp tác trong nhóm để làm thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong thu thập và xử lý thông tin.
- Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng báo cáo trước lớp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành và quan sát thí nghiệm.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học nhóm
- Thực hành – thí nghiệm 
- Vấn đáp, tìm tòi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- GV: Làm thí nghiệm 1 trước 3 – 4 ngày để so sánh với thí nghiệm của HS, đồng thời cần làm thí nghiệm 2 để có kết quả kiểm chứng dự đoán kết quả của HS.
- HS: Các nhóm làm thí nghiệm như đã được phân công.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: Hạt nảy mầm cần những điều kiện nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học hôm nay.
2. Kết nối: 
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* MT: Qua thí nghiệm này HS khi hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
* Thí nghiệm 1: 
- GV yêu cầu HS ghi kết quả thí nghiệm 1 vào bảng tường trình.
- Gọi các tổ báo cáo -> GV ghi lên bảng.
- GV yêu cầu HS:
1. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao hạt không nảy mầm? 
2. Hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?
* Thí nghiệm 2: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm 2 SGK trả lời câu hỏi mục s/ tr 114
- GV yêu cầu HS đọc mục 0 tr 114, trả lời câu hỏi:
3. Hạt đỗ trong thí nghiệm này có nảy mầm được không?
4. Ngoài điều kiện đủ nước , đủ không khí, hạt nảy mầm cần những điều kiện nào nữa?
5. Các điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm?
Liên hệ: nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp có vai trò quan trọng đối với sự nảy mầm của hạt -> Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ đa dạng thực vật
- HS làm thí nghiệm 1 ở nhà điền kêt quả thí nghiệm vào bản tường trình.
- HS phân biệt hạt nảy mầm với hạt chỉ nứt vỏ khi no nước.
- HS thảo luận trong nhóm để tìm câu trả lời:
1. Hạt không nảy mầm vì thiếu nước, thiếu không khí.
2. Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí.
- HS đọc nội dung thí nghiệm, yêu cầu HS nêu được điều kiện nhiệt độ.
- HS đọc trả lời câu hỏi s, trao đỏi và trả lời câu hỏi:
3. Không. Vì nhiệt độ quá lạnh không thích hợp cho hạt nảy mầm.
4. Nhiệt độ thích hợp .
5. Điều kiện bên ngoài: Nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp.
Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống: Hạt chắc, mẩy, không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
a. Chuẩn bị dụng cụ: 40 hạt đậu tốt và khô, 4 cốc thuỷ tinh, bông, nước
b. Cách tiến hành: Chọn một số hạt đậu tốt, khô bỏ vào 4 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt:
 - Cốc 1: không bỏ gì thêm.
- Cốc 2: đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm.
- Cốc 3: lót phía dưới hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát.
- Cốc 4: Giống cốc 3 nhưng để trong thùng xốp đá.
c. Kết quả, nhận xét.
Cốc 1: hạt không nảy mầm vì thiếu nước.
Cốc 2: hạt không nảy mầm vì thiếu không khí.
Cốc 4: hạt không nảy mầm vì nhiệt độ không thích hợp.
Cốc 3: Hạt nảy mầm vì đủ nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp.
d. Kết luận: Muốn cho hạt nảy mầm, ngoài chất lượng của hạt (hạt chắc, không bị sâu, còn phôi) còn cần đủ nước, không khí, và nhiệt độ thích hợp. 
* MT: HS giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK: 
6. Tìm cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- GV cho các nhóm trao đổi thống nhất cơ sở khoa học của mỗi biện pháp.
- HS đọc nội dung mục s/ tr 114, rút ra cơ sở khoa học cho mỗi biện pháp đó:
+ Gieo hạt khi mưa to ngập úng -> Tháo nước để thoáng khí.
+ Làm đất tơi xốp -> Đủ không khí khi hạt nảy mầm tốt.
+ Phủ rơm khi trời rét -> Giữ nhiệt độ thích hợp.
+ Phải gieo hạt đúng thời vụ -> Điều kiện thời tiết thuận lợi, hạt mới nảy mầm tốt.
+ Phải bảo quản tốt hạt giống -> Vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.
2. Vận dụng kiến thức vào sản xuất
- Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP :
- GV cho HS trả lời 3 câu hỏi SGK -> Cho điểm câu trả lời đúng.
* Gợi ý câu 3: 
Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (nước, không khí, nhiệt độ thích hợp), chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống: Chọn 1 cốc có hạt giống tốt và cốc khác chứa hạt giống xấu (hạt bị một, mốc,bị lép, bị sứt sẹo )
Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc : “Em có biết?”/ tr115
- Ôn tập kiến thức chương II -> Chương VII
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_42_nhung_dieu_kien_can_cho_hat_n.doc