Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo) - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo) - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

- Nêu được vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau.

- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường.

II. ĐDDH

- Tranh phóng to hình 36.2

- Mẫu cây bèo tây.

III. HĐDH

 * Mở bài: Cây xanh không chỉ có sự thống nhất giữa các bộ phận , cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.

 

doc 2 trang haiyen789 3410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44: Tổng kết về cây có hoa (Tiếp theo) - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 44: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tt)
I. Mục tiêu
- Nêu được vài đặc điểm thích nghi của thực vật với các loại môi trường khác nhau.
- Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường.
II. ĐDDH
- Tranh phóng to hình 36.2
- Mẫu cây bèo tây.
III. HĐDH
 * Mở bài: Cây xanh không chỉ có sự thống nhất giữa các bộ phận , cơ quan với nhau mà còn có sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường.
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- GV giới thiệu tranh vẽ H 36.2 và vài nét về đặc điểm môi trường nước, yêu cầu HS chú ý đến vị trí của lá so với mặt nước trong các trường hợp.
1. Nhận xét hình dạng lá ở vị trí trên mặt nước và chìm trong nước?
2. Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp -> Có ý nghĩa gì?
3. So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và sống trên cạn?
- HS hoạt động theo nhóm, từng nhóm thảo luận theo câu hỏi:
1. Trên mặt nước: lá to, phiến lá rộng và mỏng ; 
Chìm trong nước lá nhỏ, hẹp và dày -> dễ nương theo sóng, không bị rách
2. Chứa không khí -> giúp cây nổi.
3. Cuống lá khi cây sống trôi nổi: phình to, xốp. 
Cây sống trên cạn: dài , nhỏ.
II. Cây với môi trường
1. Các cây sống dưới nước: Sống trong môi trường nước, tùy vào vị trí so với mặt nước mà lá có đặc điểm khác nhau :
- Cây hoàn toàn chìm dưới nước thì lá dài, hẹp như cây rong đuôi chó, rau mơ, tảo 
- Cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to và rộng: Lá sen, súng 
- Cây nổi trên mặt nước có cuống phình to, xốp giúp cây dễ nổi trên mặt nước như bèo tây 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: 
4. Ở nơi khô hạn tại sao rễ lại đâm sâu, lan rộng?
5. Lá cây ở nơi khô hạn có lông sáp có tác dụng gì?
6. Vì sao cây mọc ở rừng rậm thân lại vươn cao, các cành tập trung ở ngọn?
7. Các cây sống trên cạn có những đặc điểm thích nghi, phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS đọc 0 tr 120, trảlời câu hỏi ở mục s / tr 120.
4. Rễ ăn sâu -> tìm nguồn nước
- rễ lan rộng -> hút sương đêm.
5. Lông sáp: Giảm sự thoát hơi nước.
6. Trong rừng rậm thường ít ánh sáng, cây vươn cao để nhận được ánh sáng.
- Đồi trống đủ ánh sáng thì phân cành nhiều.
7. Phụ thuộc vào yếu tố : nguồn nước, khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, gió, mưa ), đất đai.
2. Các cây sống trên cạn
 - Ở nơi đất khô, thiếu nước thường có những cây mọng nước: xương rồng 
-> lá tiêu giảm loặc biến thành gai.
- Những cây ưa ẩm thường mọc nơi ít ánh sáng như: Cây lá dong, vạn niên thanh 
- Những cây cần ít nướccó thể trồng ở nơi đất khô như: cây kê, hương lau
- Các loại rau cần nhiều nước thì phải trồng ở nơi đất ẩm và tưới luôn: cải, xà lách 
- GV yêu cầu HS đọc 0 tr 120 mục 3, trả lời câu hỏi: 
8. Thế nào là môi trường sống đặc biệt?
9. Kể tên cây sống ở các môi trường này?
10. Cây có những đặc điểm nào để phù hợp với môi trường đó?
- HS đọc thông tin SGK và quan sát H 36.4 -> Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
8. Môi trường rất khắc nghiệt 
9. Cây xương rồng , cây đước, cây mắm 
10. Thân mọng nước, không có lá hoặc có rễ phụ làm nhiệm vụ chống đỡ.
3. Cây sống trong môi trường đặc biệt:
- Ở những bãi lầy ngập thuỷ triều vùng ven biển có những cây rễ chống: Cây đước, cây bần 
- Ở sa mạc rất khô nóng có nhứng cây như cây xương rồng mọng nước
- Cây cỏ thấp nhưng rễ rất dài
- Cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai
IV. Kiểm tra – đánh giá
- Nêu kết luận chung
- Trả lời 3 câu hỏi SGK
V. Dặn dò
- Đọc và tìm hiểu thêm sự thích nghi của 1 số cây xanh quanh nhà.
- Đọc mục: “Em có biết ?” tr 122.
- Soạn bài tiếp theo. 
VI. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_44_tong_ket_ve_cay_co_hoa_tiep_t.doc