Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức

- Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.

- Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

- Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin.

- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

2.2. Năng lực chung:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng giải quyết các tình huống mà GV đưa ra. Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm. Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập tạo bảng ở hoạt động 2.2, định dạng bảng 2.3, bài tập 1, 2 (luyện tập), bài tập 1, 2 (vận dụng)

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học

- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.

- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.

 

docx 11 trang huongdt93 04/06/2022 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề E: Ứng dụng tin học - Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: .
Tổ: .
Họ và tên giáo viên:
CHỦ ĐỀ 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC 
TÊN BÀI DẠY: BÀI 12: TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG
Môn: Tin học. Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.
- Trình bày được thông tin ở dạng bảng bằng phần mềm soạn thảo văn bản.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
- Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin.
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
2.2. Năng lực chung: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự tìm hiểu nội dung theo gợi ý của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng giải quyết các tình huống mà GV đưa ra. Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm và chia sẻ kiến thức trong quá trình làm việc nhóm. Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập tạo bảng ở hoạt động 2.2, định dạng bảng 2.3, bài tập 1, 2 (luyện tập), bài tập 1, 2 (vận dụng)
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- KHBH, máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập
2. Đối với học sinh: 
- Giấy A0 thảo luận nhóm, bút dạ.
- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Hoạt động 1: Khởi động: Thực hiện trong lớp học. 5 phút
Tình huống 1: Học sinh đóng vai theo tình huống trong SGK
a. Mục tiêu: Từ nội dung câu chuyện HS khám phá kiến thức qua các hoạt động học. Trình bày kết quả trên bảng nhóm.
b. Nội dung: Giáo viên cho HS đóng vai theo tình huống trong lớp, yêu cầu học sinh nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả lời nhận xét của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
	+ GV cho 3 học sinh đóng vai 3 bạn : An, Minh và Khoa trong SGK, cho 3 bạn đọc tình huống trong sách, đồng thời GV chiếu hình ảnh quyển sổ lưu niệm trên màn hình.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát hình ảnh, theo dõi lời thoại của 3 bạn HS và thực hiện hoạt động khám phá theo cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trong lớp quan sát, thảo luận thực hiện yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV lắng nghe lời nhận xét từ HS. Từ nhận xét đó GV giới thiệu nội dung bài mới.
Tình huống 2: Quan sát hình ảnh và hoạt động nhóm
a. Mục tiêu: Quan sát hình ảnh và khám phá kiến thức qua các hoạt động học. Trình bày kết quả trên bảng nhóm.
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề bằng hình ảnh, yêu cầu học sinh nêu nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả trên bảng nhóm theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp ra làm các nhóm. 
GV hướng dẫn hoạt động dạy học bằng cách nêu ra vấn đề: Chiếu hình ảnh 5.11 SGK/53 và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi của GV và ghi vào bảng nhóm.
Câu hỏi:
1. Hình 5.11 cho thấy hai cách trình bày danh sách học sinh trong cuốn sổ lưu niệm. Trang bên trái sử dụng bảng, trang bên phải liệt kê lần lượt danh sách các thành viên. Em hãy nhận xét về hai cách trình bày này.
2. Em sẽ lựa chọn cách nào để trình bày danh sách học sinh trong cuốn sổ lưu niệm của lớp em? Tại sao?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát và thực hiện hoạt động khám phá theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trong nhóm quan sát, thảo luận thực hiện yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV quan sát kết quả của các nhóm. Từ nhận xét GV giới thiệu nội dung bài mới.
	2. Hoạt động 2: 30 phút
	2.1. Bảng:
a. Mục tiêu: HS biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin dạng bảng.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV cho HS tự đọc phần nội dung kiến thức mới sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi ở Hoạt động 2 tr54 sgk.
STT
Tên trò chơi
Số bạn nam thích
Số bạn nữ thích
1
Kéo co
19
16
2
 Ném bóng trúng đích
12
15
3
Lò cò tiếp sức
16
18
4
Trốn tim
8
10
 Bảng trên gồm mấy cột, mấy hàng?
 Trò chơi nào được nhiều bạn nam yêu thích nhất? Trò chơi nào được nhiều bạn nữ yêu thích nhất? Trò chơi nào được học sinh của lớp yêu thích nhất?
 Nếu không dùng bảng biểu diễn thì việc so sánh và tìm kiếm có dễ không?
+ HS thực hiện xong HĐ 2, GV chốt kiến thức chính được trình bày trong hộp kiến thức.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi của HĐ 2.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần
- Báo cáo và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thảo luận.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Kết luận, nhận định
+ Kết thúc thảo luận, GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
+ Bảng dữ liệu gồm 4 cột, 5 hàng.
+ Trò chơi được các bạn nam yêu thích nhất là kéo co (19 bạn). Trò chơi được các bạn nữ yêu thích nhất là Trao tín gậy (18 bạn). Trò chơi được HS của lớp yêu thích nhất là kéo co (35 bạn).
+ Chúng ta có thể sử dụng bảng đế trinh bày thồng tin một cách cô đọng. Bảng cũng thường được sử dụng đế ghi lại dữ liệu của còng việc thống kẻ, đièu tra, khảo sát,... Từ bảng dữ liệu, em có thể dễ dàng tim kiếm, so sánh, tống hợp được thông tin
	2.2. Tạo bảng
a. Mục tiêu: 
- HS biết cách tạo bảng và một số thao tác cơ bản khi đưa thông tin vào bảng. 
- Trên cơ sở biết cách tạo bảng, HS vận dụng để rèn kỹ năng trong giờ thực hành.
b. Nội dung: Hoạt động đọc thông tin sgk, Hs trả lời cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh, hoàn thành nội dung phiếu giao nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi ? trang 55 SGK:
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời câu hỏi vào vở
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Kết thúc hoạt động nghiên cứu, GV yêu cầu HS trả lời.
+ GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn đánh giá, bổ sung và rút ra nội dung bài học. Từ đó, nắm được các bước tạo bảng.
- Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS 
Các bước tạo bảng:
- Để tạo bảng, em thực hiện: 
+ Bước 1: Chọn Insert.
+ Bước 2: Chọn Table.
* Lưu ý: Muốn tạo bảng có nhiều hàng, nhiều cột, em thực hiện:
+ Chọn Insert à Table à Insert Table. Xuất hiện bảng Table size.
+ Nhập số cột (Number of columns), số hàng (Number of rows) của bảng.
	2.3. Thực hành tạo bảng
a. Mục tiêu: HS biết thực hiện tạo bảng danh sách lớp cho cuốn sổ lưu niệm. 
b. Nội dung: HS thực hành tạo bảng, chỉnh sửa bảng, nhập thông tin vào các ô của bảng
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS.
d. Tổ chức thực hiện: GV chia nhóm thực hành 2-3HS/1 máy
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu 1 HS nêu nhiệm vụ thực hành.
GV yêu cầu HS quan sát GV hướng dẫn và thực hiện các bước thực hành:
+ B1: Xác định bảng (Bảng hình 5.11) 
Yêu cầu HS trả lời: Cần tạo gồm bao nhiêu hàng? bao nhiêu cột?
+ B2. Nhập dữ liệu vào các ô trong bảng
+ B3: Chỉnh sửa, định dạng bảng
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát kĩ các bước thực hiện của GV.
+ GV giảng giải kĩ hơn cho HS ở những nội dung thực hành
+ HS tiến hành thực hành theo nhóm đôi
- Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS nhắc lại cách tạo bảng
+ Báo cáo kết quả thực hành: HS đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá bổ sung và rút ra nội dung bài học. 
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV, GV quan sát kết quả của các nhóm, nhận xét, kết luận.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm
3. Hoạt động 3: Luyện tập. 5 phút
a. Mục tiêu hoạt động: Định hình, ghi nhớ khắc sâu lại kiến thức đã học về cách tạo bảng và định dạng bảng trong phần mềm soạn thảo
Thực hiện được thao tác tạo bảng và chèn thêm cột, hàng trong bảng.
b. Nội dung: Phiếu giao số 1 và số 2; Bài báo của của các nhóm.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1 và số 2.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV trình chiếu phiếu giao nhiệm vụ số 1 và số 2, và cho các nhóm trình bày kết quả phiếu giao nhiệm vụ của nhóm.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1
Nhóm: ..
STT
Tên trò chơi
Số bạn nam thích
Số bạn nữ thích
1
Trốn tìm
15
10
2
Kéo co
15
15
3
Nhảy bao
14
17
4
Đẩy gậy
18
20
Bảng 1.1
1. Em hãy tạo bảng khảo sát trò chơi tập thể yêu thích theo bảng 1.1 và bổ sung thêm cột Tổng số để điền số học sinh cả lớp thích trò chơi tương ứng (Là số học sinh nam cộng học sinh nữ cùng thích một loại trò chơi ). Thêm cột Tổng số ở vị trí nào là hợp lí?
Đáp án:
STT
Tên trò chơi
Số bạn nam thích
Số bạn nữ thích
Tổng số
1
Trốn tìm
15
10
25
2
Kéo co
15
15
30
3
Nhảy bao
14
17
31
4
Đẩy gậy
18
20
38
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra vấn đề. Và các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2
Nhóm: ..
2. Bản tin sau đây nói về tình hình dịch bệnh trên thế giới
Bản tin “ Dịch bệnh Covid”
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, tính đến ngày 08/08/2021 số ca nhiễm 9800 ca; Số ca phục hồi 6000; ngày 09/08/2021 ca nhiễm 9600; phục hồi 5500 ca; ngày 10/08/2021 ca nhiễm 9400 ca; ca phục hồi 5000 ca
a) Em hãy tạo một bảng trình bày cô đọng của nội dung bảng tin trên
b) Bổ sung thêm thông tin vào bảng: “ Ngày 07/08/2021 số ca nhiễm 9900; Số ca phục hồi 8500 ”
Đáp án:
Ngày/tháng/năm
Số ca nhiễm
Số ca phục hồi
07/08/2021
9900
8500
08/08/2021
9800
6000
09/08/2021
9600
5500
10/08/2021
9400
5000
11/08/2021
9200
4500
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra vấn đề. Và các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động 4. Vận dụng 5 phút
a. Mục tiêu hoạt động: HS vận dụng kiến thức được hình thành giải quyết được các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ.
b. Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ, nội dung trình bày của học sinh.
c. Sản phẩm: HS thực hiện các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV trình bày phiếu nhiệm vụ số 3, các nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện ở phiếu giao nhiệm vụ.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm 
1. Em hãy trình bày nội dung sau dưới dạng bảng:
a. Thời khóa biểu của lớp.
b. Thời khóa biểu hoạt động trong tuần của em.
2. Em xem lại nội dung sổ lưu niệm và cân nhắc xem phần nội dung nào cần trình bày tạo bảng thì hãy trình bày lại nội dung đó
Đáp án
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày kết quả của nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày, HS các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của bạn và rút ra vấn đề.
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi – đáp
Câu hỏi
Bài tập
Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các sự kiện thường nhật
Phương pháp đánh qua sản phẩm học tập
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 1
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1
Phiếu đánh giá phiếu giao nhiệm vụ số 2
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Nhận xét
Mức độ đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đạt
1
Tổ chức thực hiện (phân công, chuẩn bị, ....)
10
2
Hợp tác nhóm (thái độ)
10
3
Hình thức
10
4
Nội dung báo cáo
10
5
Trình bày báo cáo
10
6
Khả năng phân tích giải quyết tình huống
10
7
Sáng tạo
10
Tổng điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx