Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất - Trường Trung học Cơ sở Chu Văn An
Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn
A. Khối lượng vật nặng. B. Khối lượng vật giảm.
C. Khối lượng riêng vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 2: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút
bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 3: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì
A. khối lượng của vật răng, thể tích của vật giảm
B. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm
C. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm
D. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi
Câu 4: Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt có chiều dài bằng
nhau ở 0oC. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100oC thì
A. chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau
B. chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất
C. chiều dài thanh sắt nhỏ nhất
D. chiều dài thanh đồng nhỏ nhất
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. khối lượng của chất lỏng tăng B. trọng lượng của chất lỏng tăng
C. thể tích của chất lỏng tăng
D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăn
Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT (chủ đề gồm các bài 18,19,20) Bài giảng trên Youtube: Bài giảng trên Youtube: Bài giảng trên Youtube: Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI 18, 19, 20: 1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn Thể tích quả cầu tăng lên khi nóng lên Thể tích quả cầu giảm khi lạnh đi *Kết luận: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau sẽ nở vì nhiệt khác nhau. C5. Tại sao người thợ rèn phải nung khâu rồi mới tra vào cán? Phải nung nóng khâu dao, liềm để khâu nở ra, dễ lắp vào cán. Khi nguội đi, khâu co lại sẽ xiết chặt vào cán. C7. Vì sao tháp Epphen chiều cao ở 2 mùa lại khác nhau? Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên làm thép của tháp nóng lên, nở ra nên các thanh thép nở dài ra. Do đó tháp cao lên. Một số hình ảnh thực tế: Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng: Thể tích nước tăng khi nóng lên Thể tích nước giảm khi lạnh đi *Kết luận: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau sẽ nở vì nhiệt khác nhau C5.Tại sao khi đun nước người ta không đổ nước thật đầy ấm? Khi đun, nước nóng lên, nở ra. Nếu đổ thật đầy ấm nước sẽ tàn ra ngoài. C6.Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Để tránh được tình trạng bật nắp khi nước đựng trong chai nở vì nhiệt. 3. Sự nở vì nhiệt của chất khí Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi *Kết luận: - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau sẽ nở vì nhiệt giống nhau - Chất khí nở vì nhiều nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiều hơn chất rắn (chất khí > chất lỏng > chất rắn) Ví dụ thực tế: - Quả bóng đã bơm đầy khí, nếu ta để ngoài nắng thì quả bóng ngày càng căng do không khí bên trong nóng lên nở ra, ngược lại ta để quả bóng chỗ bóng râm thì ta thấy quả bóng ngày càng xẹp vì không khí bên trong lạnh đi và co lại. - Xe đạp đi học, bơm căng lốp xe mà để xe ngoài nắng rất dễ xảy ra hiện tượng nổ ruột xe. Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC BẰNG SƠ ĐỒ BÀI TẬP VẬN DỤNG A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn A. Khối lượng vật nặng. B. Khối lượng vật giảm. C. Khối lượng riêng vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 2: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 3: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì A. khối lượng của vật răng, thể tích của vật giảm B. khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm C. khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm D. khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi Câu 4: Ba thanh, một bằng đồng, một bằng nhôm, một bằng sắt có chiều dài bằng nhau ở 0oC. Khi nhiệt độ của ba thanh cùng tăng lên tới 100oC thì A. chiều dài ba thanh vẫn bằng nhau B. chiều dài thanh nhôm nhỏ nhất C. chiều dài thanh sắt nhỏ nhất D. chiều dài thanh đồng nhỏ nhất Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. khối lượng của chất lỏng tăng B. trọng lượng của chất lỏng tăng C. thể tích của chất lỏng tăng D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăn Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh? A. khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm C. khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng Câu 7: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất? A. thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC B. thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC C. thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC D. thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC Câu 8: Nhận định nào sau đây sai? Khi đun nóng một lượng nước từ 20oC đến 90oC khi đó: A. Khối lượng của nước không đổi. B. Khối lượng tăng, thể tích tăng. C. Khối lượng không đổi, thể tích tăng. D. Khối lượng riêng giảm. Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. rắn, lỏng, khí B. rắn, khí, lỏng C. khí, lỏng, rắn Câu 10: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. khối lượng B. trọng lượng C. khối lượng riêng Câu 11: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ..và bay lên tạo thành mây Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu trên. A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra Câu 12: Xoa hai bàn tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5 thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tinh gắn vào bình cầu: A. dịch chuyển sang phải B. dịch chuyển sang trái C. đứng yên D. mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, sau đó sang phải Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 B.TỰ LUẬN: Bài 1: Có hai cốc thủy tinh chồng khít vào nhau, một bạn học sinh dùng nước nóng và nước đá để tách hai cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào? Bài 2*.An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm.Hãy giải thích tại sao? Tương tự, em có thể để lon nước ngọt chưa khui,chai bia thủy tinh vào ngăn đá tủ lạnh không ? Bài 3. Vì sao khi quả bóng bàn bị móp, nhúng quả bóng vào nước nóng thì nó sẽ phồng lên? Bài 4*. Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy nghĩ ra 1 thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai. Bài 5. Ô chữ về sự nở vì nhiệt. Tài liệu tự học Vật Lý 6 Trường THCS và THPT Chu Văn An Hoàng Sanh Facebook: Zalo: 0918101315 Hàng ngang 1. Một cách làm cho thể tích của vật rắn tăng. 2. Hiện tượng xảy ra khi vật rắn được nung nóng. 3. Một trong những nguyên nhân làm cho thể tích chất khí tăng. 4. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng. 5. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau. 6. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. 7. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất lỏng. 8. Đơn vị của đại lượng này là oC. 9. Từ dùng để chỉ sự thay đổi thể tích của vật rắn khi bị hơ nóng. Hàng dọc được tô đậm Từ xuất hiện nhiều nhất trong các bài từ 18 đến 21. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT Bài giảng trên Youtube:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_chu_de_su_no_vi_nhiet_cua_cac_chat_truo.pdf