Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
- Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc hướng của lực.
- Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- Nêu được cấu tạo, tác dụng của đòn bẩy. Nêu được chỉ được đâu là điểm tựa, điểm tác dụng của lực
- Nêu được cách sử dụng đòn bẩy
- Nêu được cấu tạo và tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động.
- Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế
2. Kỹ năng
- Sử dụng được các máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập
- Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học.
- Có tác phong của nhà khoa học.
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi chép cá nhân.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: thảo luận nhóm, phản biện.
- Năng lực tự nhiên và xã hội: tham gia tìm hiểu tự nhiên liên quan đến ứng dụng của các máy cơ đơn giản trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực tính toán, ngôn ngữ: trình bày và trao đổi thông tin báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.
- Năng lực tin học, công nghệ: tìm kiếm trên internet, trình bày báo cáo.
Ngày soạn: 20/01/2020 CHỦ ĐỀ ĐO ĐỘ DÀI Thời lượng thực hiện trong 1 tiết: Tiết 1 Nội dung chủ đề gồm: -Đo độ dài MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Kiến thức: - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)của dụng cụ đo. - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. - Biết đo độ dài một số trường hợp thông thường theo đúng qui tắc. 2. Kĩ năng: - Đo độ dài trong một số tình huống thông thường. - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo 3. Thái độ: thích thú, tập trung quan sát hiện tượng. Cẩn thận và trung thực trong hoạt động nhóm. 4. Năng lực cần phát triển: a. Năng lực chung : Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề b. Năng lực chuyên biệt : - Năng lực kiến thức vật lí. - Năng lực phương pháp thực nghiệm. - Năng lực trao đổi thông tin. - Năng lực cá nhân của HS. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Thước kẻ, thước dây, thước mét. Bảng kết quả đo độ dài như SGK. 2. Học sinh: Cho mỗi nhóm: - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm. - Một thước dây hoặc thước met có ĐCNN đến 0,5 cm. - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng đo kết quả đo độ dài”. - Nghiên cứu kĩ SGK, phân nhóm học sinh, cử ra nhóm trưởng. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: Thực nghiệm - Kỹ thuật: Dạy học theo nhóm phần thực hành đo độ dài bất kì. * Xây dựng 4 nhóm: + Nhóm 1 và nhóm 2: Đo chiều dài của cuốn sách vật lí 6 + Nhóm 3 và nhóm 4: Đo chiều rộng của bàn học IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN. Chuẩn kiến thức, kỹ năng Những năng lực cần bồi dưỡng Câu hỏi Bài tập Định hướng hoạt động học tập 1. Ước lượng độ dài của một số vật - Biết được đơn vị hợp pháp của nước ta là m. - Đặt được câu hỏi tại sao phải ước lượng độ dài? - Ghi lại kết quả đo được sau khi ước lượng và đo. 1.1 1.2 1.3 - HS ước lượng độ dài cần đo và dùng thước để kiểm chứng kết quả - Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm. - Giao cho các nhóm HS phiếu học tập về kết quả ước lượng và đo được. - So sánh kết quả để xem nhóm nào ước lượng tốt nhất 2. Đo độ dài - Biết được dụng cụ đo độ dài là: thước - Nêu được một số thước đo độ dài - Biết được khái niệm GHĐ và ĐCNN của thước - Xác định GHĐ và ĐCNN của một thước bất kì - Biết được muốn đo độ dài phải ước lượng để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp - Đo độ dài một vật bất kì - Tính giá trị trung bình 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 - Nêu tên một số loại thước gắn liền với 1 số nghề nghiệp - HS quan sát và nêu được GHĐ và ĐCNN của thước mình và một số thước khác - Dựa vào ước lượng chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp. -HS ghi nhớ cách xác định GHĐ và ĐCNN của thước HS Tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng hoạt động theo cặp đôi. Tính giá trị trung bình của các lần đo theo công thức 3. Thảo luận về cách đo độ dài. - Hs nắm được cách chọn dụng cụ đo độ dài 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 Chia nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi từ đó rút ra kết luận. 4. Vận dụng HĐ cá nhân 2.7 2.8 2.9 Trả lời câu hỏi V. HỆ THỐNG CÂU HỎI: Câu hỏi cho chủ đề về sự nở vì nhiệt của các chất. Đơn vị đo độ dài nước ta thường dùng là gì? Hã ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không? Hãy ước lượng xem độ dài gang tay em là bao nhiêu. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không? Em hãy nêu một số thước gắn với một số nghề nghiệp mà em biết? Hãy cho biết độ dài lớn nhất ghi trên thước của cô? Thông báo độ dài lớn nhất ghi trên thước bất kì được gọi giới hạn đo của thước đó kí hiệu GHĐ Hãy cho biết độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước của cô? Thông báo độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước bất kì được gọi độ chia nhỏ nhất của thước đó kí hiệu ĐCNN Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước đo mà em có? Có 3 thước sau: Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm Thước có GHĐ là 30cm và ĐCNN là 1mm Hỏi nên dùng thước nào để đo: a, Chiều rộng cuốn sách vật lí 6 b, Chiều dài của cuốn sách vật lí 6 c, Chiều dài bàn học Em hãy đo 3 lần chiều dài một vật mà em chọn điền vào bảng 1.1 và lấy giá trị trung bình đo. 2.1. Dựa vào phần thực hành em hãy trả lời các câu hỏi sau. 2.2. Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? 2.3. Em đã chọn dụng cụ đo nào? tại sao? 2.4. Em đặt thước đo như thế nào? 2.5. Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo? 2.6 Điền vào chỗ trống Khi đo độ dài cần: Ứơc lượng ....... cần đo. Chọn thước có .......... và .......... thích hợp Đặt thước .........độ dài cần đo sao cho một đầu của vật .......... vạch số 0 của thước. Đặt mắt nhìn theo hướng ..........với cạnh thước ở đầu kia của vật. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ....... với đầu kia của thước. 2.7. Quan sát hình 2.1 SGK trang 10 và cho biết hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài chiếc bút chì? 2.8. Quan sát hình 2.2 SGK trang 10 và cho biết hình nào vẽ vị trí đặt mắt đúng để đoc kết quả đo chiều dài chiếc bút chì? 2.9. Quan sát hình 2.3 SGK trang 10 và ghi kết quả đo tương ứng. a, l= (1)......... b, l= (2)......... c, l= (3)......... VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Thiết bị dạy học 1. Ước lượng độ dài của một số vật Tiến hành đo chia 4 nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên, hoàn thiện các phiếu học tập. 1 tiết Tuần 1 Bộ thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí, bộ thí nghiệm về so sánh sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng khác nhau. 2. Đo độ dài Hoạt động cặp đôi hoàn thiện vào bảng Thực hành theo cặp đôi 3. Thảo luận về cách đo độ dài. Hoạt động cá nhân, cặp đôi 4. Vận dụng Hoạt động cá nhân SGK VII. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2ph) Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp, kiểm tra lại vị trí của các nhóm học sinh. Bài mới Hoạt động 1: khởi động. 3ph - Mục tiêu: liên hệ thực tế, đưa ra vấn đề. - Phương pháp: Giáo viên nêu vấn đề, học sinh liên hệ thực tế và có nảy sinh kiến thức cần tìm hiểu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Giới thiệu chương I : Cơ học. Quan sát tranh vẽ ở đầu bài: Tại sao đo độ dài của cùng một đoạn dây mà hai chị em lại có kết quả khác nhau Lắng nghe, suy nghĩ Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30ph). Hoạt động 2.1: HĐ hình thành kiến thức ước lượng đo độ dài 2.1.1. Mục tiêu: Ứơc lượng và kiểm tra kết quả 2.1.2. Phương pháp: Tiến hành ước lượng và đo theo nhóm 2.1.3. Năng lực cần phát triển: Năng lực thực hành, NL hoạt động nhóm, NL nhận xét, NL sáng tạo. 2.1.4. Cách thức tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chia học sinh ra làm 4 nhóm mỗi nhóm ước lượng và đo một dụng cụ khác nhau Yêu cầu học sinh: Tiến hành đo nghiêm túc chính xác và điền vào trong phiếu học tập - Tìm hiểu SGK và đo theo nhóm -Hoàn thiện các phiếu học tập Hoạt động 2.2: HĐ hình thành kiến thức dụng cụ đo độ dài 2.1.1. Mục tiêu: Biết được dụng cụ đo độ dài và đọc? được GHĐ và ĐCNN của từng thước. 2.1.2. Phương pháp: Từ thực tế rút ra kết luận. 2.1.3. Năng lực cần phát triển: Năng lực thực hành, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tự học. 2.1.4. Cách thức tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: - Dụng cụ đo độ dài là gì? - Hãy cho biết độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước của cô? Thông báo độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước bất kì được gọi độ chia nhỏ nhất của thước đó kí hiệu ĐCNN - Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước đo mà em có? - Có 3 thước sau: +Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm +Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm +Thước có GHĐ là 30cm và ĐCNN là 1mm Hỏi nên dùng thước nào để đo: a,Chiều rộng cuốn sách vật lí 6 b, Chiều dài cuốn sách vật lí 6 c, Chiều dài bàn học 2: Yêu cầu học sinh hãy đo 3 lần chiều dài một vật mà em chọn điền vào bảng 1.1 và lấy giá trị trung bình đo. - Cá nhân trả lời câu hỏi. HS hoạt động cặp đôi điền vào bảng Hoạt động 2.3: HĐ hình thành kiến thức cách đo độ dài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Dựa vào phần thực hành em hãy trả lời các câu hỏi sau. - Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu? - Em đã chọn dụng cụ đo nào? tại sao? - Em đặt thước đo như thế nào? - Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo? - Điền vào chỗ trống Khi đo độ dài cần: Ứơc lượng ....... cần đo. Chọn thước có .......... và .......... thích hợp Đặt thước.........độ dài cần đo sao cho một đầu của vật .......... vạch số 0 của thước. Đặt mắt nhìn theo hướng ..........với cạnh thước ở đầu kia của vật. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia ....... với đầu kia của thước. - Dựa vào phần thực hành trả lời câu hỏi và từ đó điền vào kết luận Hoạt động 3: Vận dụng. 5ph 4.1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức về đo độ dài để trả lời các câu hỏi 4.2. Phương pháp: GV nêu câu hỏi cho HS và HS trả lời câu hỏi dưới sự theo dõi góp ý của giáo viên. 4.3. Năng lực cần phát triển:,NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ vật lí, NL sáng tạo và NL liên hệ thực tế. 4.4. Cách thức tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng trong sách (trang 10) - Tìm hiểu SGK -Trả lời câu hỏi Hoạt động 5: hoạt động mở rộng, tìm tòi. (5ph). 5.1. Mục tiêu: tìm hiểu một số đơn vị đo độ dài khác. 5.2. Phương pháp: HS đọc sách giáo khoa và liên hệ thực tế 5.3. Năng lực cần phát triển: NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ vật lí, NL sáng tạo và NL liên hệ thực tế. 4.4. Cách thức tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa phần có thể em chưa biết . -Đặt ra các câu hỏi cho các nhóm học sinh trả lời - Tìm hiểu SGK -Trả lời câu hỏi - Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi, liên hệ với các hiện tượng thực tế. 4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà: 3ph - Yêu cầu HS tự đọc phần Ghi nhớ. - Về nhà làm các bài tập trong sách bài tập. - Tìm hiểu trước nội dung tiết đo thể tích chất lỏng. Rút kinh nghiệm. . CHỦ ĐỀ: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Thời lượng thực hiện trong 4 tiết: Tiết 14-15 và 18-19 Nội dung chủ đề gồm: Các mày cơ đơn giản, cấu tạo và công dụng của các loại máy cơ đơn giản, vận dụng trong đời sống và kỹ thuật MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường - Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc hướng của lực. - Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. - Nêu được cấu tạo, tác dụng của đòn bẩy. Nêu được chỉ được đâu là điểm tựa, điểm tác dụng của lực - Nêu được cách sử dụng đòn bẩy - Nêu được cấu tạo và tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. - Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế 2. Kỹ năng - Sử dụng được các máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. - Có tác phong của nhà khoa học. 4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi chép cá nhân. - Năng lực giao tiếp hợp tác: thảo luận nhóm, phản biện. - Năng lực tự nhiên và xã hội: tham gia tìm hiểu tự nhiên liên quan đến ứng dụng của các máy cơ đơn giản trong thực tế cuộc sống. - Năng lực tính toán, ngôn ngữ: trình bày và trao đổi thông tin báo cáo kết quả học tập trước lớp. - Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm. - Năng lực tin học, công nghệ: tìm kiếm trên internet, trình bày báo cáo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm + Lực kế 2,5 N + Vật nặng 200g; + Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc, giá TN, dây dài 30 cm. - Mẫu báo cáo thí nghiệm, phiếu học tập (nếu cần). 2. Học sinh: - Tài liệu hướng dẫn học, vở ghi bài, giấy nháp... - Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường). III. PHƯƠNG PHÁP: PP hoạt động nhóm, thí nghiệm trực quan, nêu vấn đề Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn trải bàn. IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN. Chuẩn KT- KN Các NLTP Các hoạt động Công cụ đánh giá 1. Kiến thức: - Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và các thiết bị thông thường. - Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là làm giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ưng dụng thực tế. 2. Kĩ năng - Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế, cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó. K1- Trình bày được khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. Trình bày được các tác dụng của máy cơ đoan giản. K3: Sự dụng được kiến thức vật lí về tác dụng của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc để dụ đoán về việc muốn tăng giảm lực kéo vật lên. K4: Vận dụng được các tác dụng của máy cơ đơn giản vào tình huống thực tế để có hiệu quả công việc cao hơn. P1: Đặt ra những câu hỏi nên sử dụng máy cơ đơn giản nào trong từng trường hợp cụ thể. P2: Mô tả được lợi ích của việc sử dụng máy cơ đơn giản trong từng TH cụ thể. P3: Thu thập đánh giá, lựa chọn và sử lí thông tin về các tác dụng của MCĐG. P4: Từ việc muốn giảm lực kéo vật lên đối với mặt phẳng nghiêng dụ đoán việc muốn làm giảm lực nâng vật lên đối với đòn bẩy. P8: Xác định được mục đích lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra tác dụng của máy cơ đơn giản. P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm. X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý X2: Phân biệt được những mô tả về việc sử dụng từng loại MCĐG bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý. X3:Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau từ các số liệu, hình ảnh về việc sử dụng MCĐG. X5: Ghi lại được kết quả từ các hoạt động tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý. C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh bảo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống. * Tiết 1: HĐ 1: (P1; P8) - HS quan sát hình 13.1. - Hoạt động nhóm làm thí nghiệm bài 13. Hình 13.3 và hoàn thiện C2 - HS quan sát tiếp các hình 14.1; 15.1 ; 16.1 (SGK) và nghiên cứu trước 3 thí nghiệm bài 14,15,16. - Lựa chọn và tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho TN các bài 14,15,16. - Phát phiếu học tập cho các nhóm. - HDVN: Cá nhân học sinh tiếp tục nghiên cứu các TN trên. * Tiết 2: HĐ 2: ( K1; K3; P2; P3; P4 ; P8; P9; X1; X2; X3; X5; X6; X7; X8; C5 ) HS hoạt động nhóm: + Đọc thông tin SGK và tiến hành Thí nghiệm theo nhóm( đổi chéo các nhóm làm thí nghiệm) + HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1 - HDVN: Các nhóm tiếp tục hoàn thiện nội dung của phiếu học tập. Cá nhân học sinh nghiên cứu trước các câu hỏi Ctrong phần vận dụng các bài 14,15,16. *Tiết 3: HĐ 3: ( K3; K4; X7; X8 ; C1) Vận dụng - GV tổ chức thảo luận chung về các tác dụng của máy cơ đơn giản. + Trả lời một số câu hỏi phần vận dụng trong SGK( Bài 14- C3, C4 C5; bài 15 – C4,C5; Bài 16 C5,C6,C7) HDVN: - Làm các bài tập trong SBT, học các tác dụng của các MCĐG. * Tiết 4 HĐ 4: ( C5; X7; X8) Ứng dụng + Đưa ra một số những hình ảnh thực tế sử dụng máy cơ đoan giản trong thực tế đời sống: đưa đồ, hàng lên nhà cao tầng; Lấy nước từ giếng lên; Đưa đồ nặng lên xe ô tô; di chuyển đồ vật trong nhà có sử dụng MCĐG và giải thích những hình ảnh đó + HS giải thích các hiện tượng trên và ứng dụng vào cuộc sống. + Gv đưa ra một số những bài tập ( sách giảm tải, hoặc một số sách tham khảo) HDVN: + Tạo ra sản phẩm là các máy cơ đơn giản ?1: So sánh lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng với trọng lượng của vật. - Phiếu học tập * Thí nghiệm 1 (H14.2) ?1.1: So sánh lực kéo vật lên khi sử dụng mặt phẳng nghiêng với trọng lượng của vật. ?1.2: Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng. ?1.3: Muốn làm giảm lực kéo vật lên khi sử dụng mặt phẳng nghiêng thì ta phải tăng hay giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. * Thí nghiệm 2(H 15.4) ?2.1: Nêu tác dụng của đòn bẩy. ?2.2: Muốn lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì ta phải đặt đòn bẩy như thế nào. * Thí nghiệm 3( H16.4;16.5) ?3.1: Ròng rọc cố định, ròng rọc động là ròng rọc như thế nào? ?3.2: Nêu tác dụng của ròng rọc cố định, ròng rọc động. - Tiếp tục sử dụng các phiếu học tập. - Các câu hỏi và các ứng dụng thực tế của máy cơ đơn giản. - Các sản phẩm cụ thể V. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ HÓA CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Nội dung Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Nội dung các máy cơ đơn giản CHĐT CH1,CH2, CH3, CH4 CH1: Kể tên các loại máy cơ đơn giản? CH2: Máy cơ đơn giản có tác dụng gì? CH3: Một vật có trọng lượng 4N, đưa vật lên theo phương thẳng đứng cần một lực ít nhất là bao nhiêu? CH4: Một vật có khối lượng 0.2kg, đưa vật lên theo phương thẳng đứng với một lực 1,5N có được không? CH ĐT CH5,CH6, CH7, CH8 CH5: Lấy ví dụ về mặt phẳng nghiêng trong đời sống? CH6: Nêu cách làm giảm độn nghiêng của mặt phẳng nghiêng? CH7: Để đưa một vật có trọng lượng 150N lên theo mặt phẳng nghiêng cần một lực 50N, nếu giảm độ nghiêng thì cần một lực là bao nhiêu để có lợi? CH8: Giải thích tại sao khi lên dốc bằng đường ngoằn nghèo dễ hơn là đi theo đường thẳng? CHĐT CH9, CH10, CH11, CH12 CH9: Lấy ví dụ về đòn bẩy trong đời sống? CH10: Chỉ ra điểm tựa O và điểm tác dụng O1 , O2 ở phanh xe đạp? CH11: Muốn làm giảm lực tác dụng F1 lên đòn bẩy thì ta cần tăng hay giảm chiều dài của OO1 CH12: Giải thích tại sao kéo cắt giấy có lưỡi dài, còn kéo cắt sắt lại có lưỡi ngắn? CHĐT CH13, CH14, CH15, CH16 CH13 Lấy ví dụ về ròng rọc trong đời sống? CH14: Nêu tác dụng của ròng rọc động, ròng rọc cố đinh. CH15. Một vật cơ trọng lượng 20N, sử dụng ròng rọc cố đinh với một lực là 18N có đưa được vật lên cao hay không? CH16. Một vật cơ trọng lượng 20N, sử dụng ròng rọc động một lực là 15N có thể đưa được vật lên cao hay không? VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: 1. Hướng dẫn chung Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học. Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đặt vấn đề bằng cách cho học sinh khởi động đọc SGK và quan sát hình 13.4, 13.5, 13.6 nhận biết các loại máy cơ đơn giản. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao? Trên cơ sở đó đưa ra phương án thí nghiệm và tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm. Học sinh được làm thí nghiệm, thu thập kết quả trong bốn trường hợp dùng: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc cố định, ròng rọc động. Bằng những kiến thức đã học về trọng lựợng của vật và kết quả tác dụng của lực, các em được vận dụng giải thích được dùng các máy cơ đơn giản để thực hiện công việc được dễ dàng và nhẹ nhàng (cường độ lực ít hơn trọng lượng của vật). Sau khi được hệ thống hóa kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, những tình huống trong thực tiễn, đưa ra những nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ở ngoài lớp học. Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau: TT Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời lượng 1 Tình huống xuất phát Hoạt động 1 - Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16 SGK, nhận biết cấu tạo của các loại máy cơ đơn giản. 15 phút Hoạt động 2 - Thiết kế phương án đo lực đối với từng máy cơ đơn giản 30 phút 2 Hình thành kiến thức Hoạt động 3 - Tìm hiểu lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng. - Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng 20 phút Hoạt động 4 - Tìm hiểu đòn bẩy 12 phút Hoạt động 5 - Tìm hiểu ròng rọc 13 phút 3 Luyện tập Hoạt động 6 - Hệ thống hóa kiến thức; - Giải bài tập 45 phút 4 Vận dụng Hoạt động 7 - Giải bài tập - Hướng dẫn về nhà 45 phút 5 Tìm tòi mở rộng 2. Tiến trình dạy học Mô tả kỹ thuật thực hiện trong từng hoạt động học trong bài học. A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT Hoạt động 1: (15 phút) Tìm hiểu cấu tạo của máy cơ đơn giản và ích lợi của nó. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16 SGK, nhận biết cấu tạo của các loại máy cơ đơn giản. a) Mục tiêu Nhận biết các loại máy cơ đơn giản. Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao? b) Nội dung: - Có mấy loại máy cơ đơn giản? Cấu tạo của từng loại như thế nào? - Chúng được sử dụng trong thực tế để làm gì? Tại sao? c) Gợi ý tổ chức hoạt động: GV: đặt vấn đề bằng cách yêu cầu HS đọc thông tin và kết hợp quan sát hình ảnh của 4 bài 13, 14, 15, 16 SGK. HS: ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình. GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút: - Nêu cấu tạo của từng loại máy cơ đơn giản? - Khi sử dụng máy cơ đơn giản giúp chúng ta làm việc như thế nào? HS: tiến hành thảo luận nhóm, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến ghi biên bản. GV: gọi các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình và thống nhất nội dung ghi vào vở. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. + Máy cơ đơn giản gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. + Lợi ích của các máy cơ đơn giản là giúp ta làm việc dễ dàng hơn. e) Gợi ý đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Hoạt động 2 (30 phút): Thiết kế phương án đo lực đối với từng máy cơ đơn giản a) Mục tiêu: nêu được cách đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản b) Nội dung: Đưa ra phương án đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. c) Gợi ý tổ chức hoạt động: a) Mục tiêu: nêu được cách đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản b) Nội dung: Đưa ra phương án đo lực đối với từng loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. c) Gợi ý tổ chức hoạt động: GV đặt vấn đề bằng cách giới thiệu bộ dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS nêu các phương án làm TNKT. HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, đọc SGK, ghi vào vở ý kiến của mình về phương án TN. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. d) Sản phẩm mong đợi: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS. - Nhận biết được các loại dụng cụ TBTN của nhóm - Phương án làm các TN e) Gợi ý đánh giá: - GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần). - GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). - Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: (20 phút) Thí nghiệm kiểm tra - Tìm hiểu lực kéo vật lên theo phương thẳng đứng. - Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng a) Mục tiêu - Biết được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường - Biết được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo, lực đẩy vật hoặc hướng của lực. - Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lí trong từng trường hợp cụ thể. b) Nội dung: - GV: giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng dưới đây. * Bảng 13.1. Kết quả thí nghiệm Lực Cường độ Trọng lượng của vật N Tổng 2 lực dùng để kéo vật lên N * Rút ra kết luận: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật. Hoạt động 4: (12 phút) Tìm hiểu đòn bẩy Hoạt động 5: (13 phút) Tìm hiểu ròng rọc C. LUYỆN TẬP Hoạt động 6: (45 phút) Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập - Bài 15.5; 15.12 trang - Bài 16.6 trang 54 D-E. VẬN DỤNG. TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động 7: (45 phút) Hướng dẫn về nhà a) Mục tiêu: - Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp. - Tìm hiểu thực tế về các ứng dụng của máy cơ trong lao động sản xuất. b) Nội dung: 1. Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? d) Sản phẩm mong đợi: Bài làm của cá nhân học sinh hoặc của nhóm học sinh. e) Gợi ý đánh giá: Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá bài học (trắc nghiệm hoặc tự luận) 5. (Mức độ vận dụng): Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? 6. (Mức độ vận dụng): Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo? V. Phụ lục: Phiếu học tập bảng 14.1 Kết quả thí nghiệm Lần đo Mặt phẳng nghiêng Trọng lượng của vật P = F1 Cường độ của lực kéo vật F2 Lần 1 Độ nghiêng lớn F1 = .N F2 = N Lần 2 Độ nghiêng vừa F2 = N Lần 3 Độ nghiêng nhỏ F2 = N Phiếu học tập bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật P = F1 Cường độ của lực kéo vật F2 OO2 > OO1 F1 = .N F2 = N OO2 = OO1 F2 = N OO2 < OO1 F2 = N Phiếu học tập bảng 15.1 Kết quả thí nghiệm Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều kéo của vật Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc F1 = .N N Dùng ròng rọc cố định N Dùng ròng rọc động N * Phiếu học tập 1: Lực Cường độ Trọng lượng của vật ...................N Tổng hai lực dùng để kéo vật lên ...................N Tổng lực kéo vật lên ......................................... Trọng lượng của vật * Phiếu học tập 2: Tên các máy cơ đơn giản Tác dụng của máy cơ đơn giản 1. 2. 3. * Phiếu học tập 3: Lần đo Mặt phẳng nghiêng Trọng lượng của vật P = F1 Cường độ của lực kéo vật F2 1 Độ nghiêng lớn F1= ...................N F2 = ...............N 2 Độ nghiêng vừa F2 = ...............N 3 Độ nghiêng nhỏ F2 = ...............N Kết luận: Độ lớn của lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng ................................... trọng lượng của vật. * Phiếu học tập 4: So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật P= F1 Cường độ của lực kéo vật F2 OO2 > OO1 F1 = .......................N F2 = ...............N OO2 = OO1 F2 = ...............N OO2 < OO1 F2 = ...............N Kết luận:Muốn lực nâng vật ............................ trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng OO2 ....................... ...... khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật OO1. * Phiếu học tập 5: Lực kéo vật lên trong trường hợp Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Không dùng ròng rọc Từ dưới lên ........N Dùng ròng rọc cố định ........N Dùng ròng rọc động ........N Nhận xét: -Chiều của lực kéo vật trực tiếp................... chiều với lực kéo dùng ròng rọc cố định -Cường độ của lực kéo vật trực tiếp...................cường độ của lực kéo dùng ròng rọc cố định. -Chiều của lực kéo vật trực tiếp................... chiều với lực kéo dùng ròng rọc động. -Cường độ của lực kéo vật trực tiếp...................cường độ của lực kéo dùng ròng rọc động. * Phiếu học tập nội dung 6: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây: Bài 1.Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản? A.Búa nhổ đinh. B.Kìm cua. C. xà beng. D.Cây thước kẻ Bài 2. Cầu bậc thang là sử dụng máy cơ đơn giản nào? A.Ròng rọc cố định. B.Ròng rọc động C. Đòn bẩy. D.Mặt phẳng nghiêng Bài 3.Dùng đòn bẩy để nâng một vật có trọng lượng 2000N và điều chỉnh khoảng OO2 > OO1 thì lực nâng vật lên sẽ: A.bằng 2000N B. Nhỏ hơn 2000N C. Lớn hơn 2000N D.không xác định được. Bài 4. Muốn đứng ở dưới để kéo vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng: A.một ròng rọc cố định. B.một ròng rọc động C.hai ròng rọc động. D.một ròng rọc cố định và một ròng rọc động. VII. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 20/09/2020 CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT Thời lượng thực hiện trong 4 tiết: Tiết 21, tiết 22, tiết 23 và tiết 24 . Nội dung chủ đề gồm: - Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Sự nở vì nhiệt của chất khí - Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Kiến thức: - Làm thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. - Nêu được kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất. - So sánh được sự nở vì nhiệt của các chất. - Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí. - Nhận biết được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng này. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép. Giải thích được một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt. 2. Kĩ năng: - Quan sát và làm thí nghiệm theo nhóm, rút ra nhận xét từ các kết quả thí nghiệm. - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích các hiện tượng liên quan. - Đọc bảng biểu để rút ra kết luận cần thiết. - Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động. Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. -Mô tả và giải thích được các hiện tượng ở hình vẽ 21.1a, 21.1b và 21.2 3. Thái độ: thích thú, tập trung quan sát hiện tượng. Cẩn thận và trung thực trong hoạt động nhóm. 4. Năng lực cần phát triển: NL hoạt động nhóm,
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.docx