Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2016-2017

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức.

- Nhận biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và lợi ích của chúng

- Tuỳ theo công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp

 2. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm về máy cơ đơn giản

 3. Thái độ. Tỉ mĩ trong quá trình học

 II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

a/ Cho mổi nhóm học sinh:

Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.

Khối trụ kim loại có móc nặng 2N.

Dây vứt qua ròng rọc.

Một ròng rọc cố định(kèm theo gía đở )

Một ròng rọc động(có giá đở)

b/ Cho cả lớp:

Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2 và bảng 16.1 SGK

 

doc 55 trang huongdt93 06/06/2022 2150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: 	15/01/2017
 Ngày dạy:	17/01/2017	6A,B
TIẾT 19, BÀI 16: RÒNG RỌC
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- Nhận biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và lợi ích của chúng
- Tuỳ theo công việc mà biết cách sử dụng ròng rọc thích hợp
	2. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm về máy cơ đơn giản
	3. Thái độ. Tỉ mĩ trong quá trình học
	II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên.
a/ Cho mổi nhóm học sinh:
Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. 
Khối trụ kim loại có móc nặng 2N. 
Dây vứt qua ròng rọc.
Một ròng rọc cố định(kèm theo gía đở )
Một ròng rọc động(có giá đở)
b/ Cho cả lớp: 
Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2 và bảng 16.1 SGK
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề : Ngoài trường hợp dùng mặt phẳng nghiên dùng đòn bẩy có thể dùng ròng rọc để nâng ống bê tông lên được không?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc
Cho học sinh đọc phần thu thập thông tin ở mục 1:
C1: Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2. Giáo viên giới thiệu chung về ròng rọc:
?- Thế nào là ròng rọc cố định ?
?- Thế nào là ròng rọc động ?
Học sinh thảo luận nhóm 
C1: Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục có móc treo.
Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).
Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định. (Hình 16.2a)
Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.
Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con nguời làm công việc dể dàng hơn như thế nào ?
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm: Hoc sinh làm việc theo nhóm.
Giới thiệu chung về dụng cụ thí nghiệm cách lắp thí nghiệm và các bước thí nghiệm:
C2 : Học sinh tiến hành đo theo hướng dẫn của giáo viên
C3: dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy
so sánh :
a/ Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định
b/ Chiều, cường độ của lực kéo lực lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động
C4: Học sinh điền từ thích hợp vào chổ trống:
Chuẩn bị : lực kế, khối trụ kim loại, giá đở, ròng rọc và dây kéo.
C2:Tiến hành đo (Ghi kết quả vào bảng16.1)
C3: 
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên). So sánh chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là ngược nhau. Độ lớn của hai lực nầy như nhau (bằng nhau)
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên ) so sánh với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động
C4: 
a. Cố định
b. Động
Hoạt động 3: Vận dụng
C5:Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc
C6: Dùng ròng rọc cố định có lợi gì?
C7: Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn ? Tại sao ?
C5: Tuỳ học sinh (Có sửa chửa)
C6: Dùng ròng rọc cố định giúp lam thay đổi hướng của lực kéo(được lợi về hướng)dùng ròng rọc động được lợi về lực.
C7: Sử dụng hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động thì có lợi hơn vì vừa lợi về lực, vừa lợi về hướng của lực kéo.
Củng cố.
Giải BT 16.1, 16.2 SBT
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vở
Dặn dò.	
Làm bài tập số 16.3, 16.4, 16.5 ở nhà
Xem trước nôi dung tổng kết chương I trang 153. SGK
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	15/01/2017
 Ngày dạy:	20/01/2017	6A,B
TIẾT 20, BÀI 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG I CƠ HỌC
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
Ôn lại những kiến thức cơ bản về cơ học đã học trong chương. 
Củng cố và đánh giá sự nắm vững kiến thức và kỹ năng.
	2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng làm bài
3. Thái độ. Nghiêm túc
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên. Giáo viên có thể chuẩn bị một số nội dung trực quan nhãn ghi khối lượng tịnh kem giặt, sữa hộp 
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. a.Ròng rọc cố định có cấu tạo ntn ? Nó giúp ích gì khi kéo vật lên cao ?
b. Ròng rọc động có cấu tạo ntn ? Nó giúp ích gì khi kéo vật lên cao ?
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
1. Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
A. Độ dài
B.Thể tích
C. Lực
D. Khối lượng
2. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác là gì?
3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
4. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
5. Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là gì?
6. Dùng tay ép hai đầu một lò xo bút bi lại, lực mà lò xo tác dụng lên tay gọi là gì?
7. Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
8. Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
10. Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
11. Viết công thức tính khối lượng riêng theo khối lượng và thể tích.
12. Hãy nêu tên 3 loại máy cơ đơn giản đã học.
13. Nêu tên máy cơ đơn giản dùng trong công việc sau:
–Kéo một thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà.
– Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.
– Cái chắn ô tô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.
1:
A. Thước
B. Bình chia độ, bình tràn.
C. Lực kế.
D. Cân.
2: Lực.
3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
4: Hai lực cân bằng.
5: Trọng lực hay trọng lượng.
6: Lực đàn hồi.
7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
8: 7800 kg/m3 là khối lượng riêng của sắt.
9: Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m3.
Đơn vị đo lực là Niu tơn, kí hiệu là N.
Đơnvị đokhối lượng là kílôgam, kí hiệulà kg
Đơn vị đo khối lượng riêng là kí lô gam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.
10: P = 10.m
11: 
12: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
13:
– Ròng rọc.
– Mặt phẳng nghiêng.
– Đòn bẩy
Hoạt động 2: Vận dụng
1. Dùng các từ có sẵn viết thành 5 câu khác nhau:
2. Một học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra với quả bóng?
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
a. Quả bóng bị biến dạng.
b. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi
c. Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
3. Có ba hòn bi kích thước bằng nhau được đánh số 1, 2, 3. Hòn bi 1 nặng nhất, hòn bi 3 nhẹ nhất. Trong 3 hòn bi đó có một hòn bi bằng sắt, một hòn bằng nhôm, hòn nào bằng chì?
Chọn cách trả lời đúng trong 3 cách: A, B, C
4. Hãy chọn những đơn vị thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
5. Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
6. Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo?
7. Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo ?
1.
a. Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
b. Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
c. Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên các đinh.
d. Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
e. Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
2. Chọn câu C.
3. Chọn cách B.
4. a. Khối lượng của đồng là 8.900 kg trên mét khối.
b. Trọng lượng của một con chó là 10 niutơn
c. Khối lượng của một bao gạo là 50 kílôgam
d. Trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 niu tơn trên mét khối.
e. Thể tích nước trong bể là 3 mét khối.
5. a. Mặt phẳng nghiêng.
b. Ròng rọc cố định.
c. Đòn bẩy.
d. Ròng rọc động.
6. Để làm cho lực mà lưỡi kéo tác dụng vào tấm kim loại lớn hơn lực mà tay ta tác dụng vào tay cầm.
7. Vì cắt giấy, cắt tóc thì chỉ cần có lực nhỏ. Lưỡi kéo dài hơn tay cầm tay ta vẫn có thể cắt được. Bù lại tay được lợi là tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài theo tờ giấy.
	4. Củng cố.
	5. Dặn dò.
– Học sinh xem trước bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
– Làm bài tập từ số 1 đến số 5.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................ 	Ngày soạn: 	05/02/2017
 Ngày dạy:	07/02/2017	6A,B
TIẾT 21, BÀI 18: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
*Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ :
- Thể tích, chiều dài của một vật tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
	- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	2. Kĩ năng.
 Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 
Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
	3. Thái độ. Giúp học sinh vận dụng được kiến thức của bài để giải thích các vấn đề trong thực tế cuộc sống, nhằm góp phần cho học sinh tin tưởng vào khoa học vật lí.
	II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên. Một quả cầu bằng kim loại, 1 vòng kim loại, 2 đèn cồn, 1 bậc lửa, 1 chậu nước lạnh, 1 khăn lau khô sạch, 1 giá đỡ.
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề Dựa vào phần mở bài trong SGK giáo viên giới thiệu thêm: Tháp Epphen là tháp cao 320m do kĩ sư người Pháp Eifelt thiết kế. Tháp được xây dựng năm 1889 tại quảng trường Mars. Nhân dịp Hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được làm trung tâm Phát thanh và Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp. Các phép đo chiều cao tháp vào ngày 01/01/1890 và ngày 01/07/1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm. Tại sao lại có sự kì lạ đó ?. Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể “lớn lên” được hay sao ?
- Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có khe hở ?
- Ở hai đầu cầu bằng thép người ta có gắn hai gối đỡ, tại sao có một gối đỡ phải đặt trên con lăn ?
Để có cơ sở giải thích vấn đề chúng ta làm thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thí nghiêm về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
Giáo viên giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm trên lớp, cho học sinh nhận xét hiện tượng.
+ Thử thả cho quả cầu lọt qua vòng kim loại. Trước khi hơ nóng quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?
+ Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại không ?
+ Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả qua vòng kim loại.
Cho HS trả lời câu hỏi :
- Hơ nóng quả cầu để làm gì ?
- Nhúng quả cầu đã đun nóng vào nước lạnh để làm gì ?
Cho học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1, C2
C1: Tại sao khi bị hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ?
C2: Tại sao khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt vòng kim loại ?
Hãy điền vào chỗ trống :
Khi hơ nóng quả cầu (1) , khi lạnh đi quả cầu (2) .
Qua TN ta rút ra được kết luận gì ?
Xem giáo viên làm thí nghiệm :
Quan sát quả cầu và vòng kim loại.
+ Học sinh nhận xét: Quả cầu lọt qua vòng kim loại.
+ Học sinh nhận xét: Quả cầu không lọt qua vòng kim loại.
+ Học sinh nhận xét: Quả cầu lọt qua vòng kim loại.
HS trả lời :
- Để làm tăng nhiệt độ của quả cầu.
- Để làm giảm nhiệt độ của quả cầu.
Làm việc cá nhân trả lời :
C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên.
C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi.
Học sinh điền vào :
(1): nở ra
(2): co lại
Hoạt động 2: Rút ra kết luận
Cho HS thảo luận nhóm :
C3: Học sinh điền từ vào chỗ trống :
a. Thể tích của quả cầu (1) . khi quả cầu nóng lên
b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) .
Ghép cột A với cột B thành câu đúng :
Cột A
Cột B
 1. Khi quả cầu nóng lên
 2. Khi quả cầu lạnh đi
 a. quả cầu co lại, thể tích quả cầu giảm đi.
 b. quả cầu nở ra, thể tích quả cầu tăng lên.
- Một tấm kim loại mỏng, ở trên có khoét một lỗ tròn. Hỏi khi nung nóng tấm kim loại thì đường kính của lỗ tròn tăng hay giảm ?
- Khi nung nóng một vật rắn thì cái gì sẽ giảm ?
- Khi nung nóng vật rắn thì :
Khối lượng của vật tăng
Khối lượng riêng của vật tăng
Khối lượng của vật giảm
Khối lượng riêng của vật giảm
Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
- Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có khe hở ?
- Ở hai đầu cầu bằng thép người ta có gắn hai gối đỡ, tại sao có một gối đỡ phải đặt trên con lăn ?
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
C3: 
a. Thể tích của quả cầu (1) tăng khi quả cầu nóng lên
b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu (2) lạnh đi.
Làm việc cá nhân :
 Nối : 1 với b
 Nối : 2 với a
- Khi nung nóng tấm kim loại thì đường kính lỗ tròn tăng.
- Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật sẽ giảm.
- Chọn D
- Để khi trời nắng nóng các thanh ray dãn nở và chúng không bị cong vênh.
- Đặt trên con lăn để tạo điều kiện cho cầu nở dài ra khi nóng lên.
Hoạt động 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.
C4: Học sinh có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ?
- Có 3 quả cầu kim loại cùng kích thước, đem đun nóng, rồi đem thả qua một vòng kim loại thì thấy quả 1 lọt qua dễ dàng, quả 2 lọt qua vừa khít, quả 3 không lọt qua. Hãy cho biết quả nào bằng sắt, quả nào bằng đồng, quả nào bằng nhôm ?
- Ở 00C một thanh nhôm có độ dài 20cm khi nhiệt độ tăng thêm 800C thì độ dài thanh nhôm là 20,2cm. Hỏi thanh nhôm đã dãn nở ra với độ dài bao nhiêu ?
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt :
Giống nhau
Khác nhau
Lúc giống nhau, lúc khác nhau
Học sinh làm việc theo nhóm :
C4: Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt .
Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. 
- Quả : 1 bằng sắt, 2 bằng đồng, 3 bằng nhôm
- Ta có :
 l0 =20cm 
 l =20,2cm 
 ltăng = ?cm 
 Giải
 Độ dài tăng thêm là : 
 ltăng= l – l0 = 20,2 – 20 =0,2cm.
 Vậy thanh nhôm đã dài ra thêm 0,2cm
- Chọn B
Hoạt động 4: Vận dụng
C5: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ thường có một đai sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm.
Tại sao khi lấp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
Cho HS trả lời câu hỏi :
- Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng ?
- Tại sao các thầy thuốc khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dễ bị hỏng răng ?
C6: Hãy chỉ ra cách làm cho quả cầu đang nóng trong H 18.1 vẫn lọt qua vòng kim loại. Làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Một chồng ly xếp chồng lên nhau, lâu ngày bị dính chặt lại. Để tách chúng ra, người ta dùng biện pháp sau :
Đổ nước nóng vào ly trong cùng
Hơ nóng ly ngoài cùng
Để cả chồng ly vào chậu nước lạnh
Để cả chồng ly vào chậu nước nóng
C7: Trả lời câu hỏi ở đầu bài học.
C5: Phải nung nóng khâu vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lấp vào cán. Khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
- Để khi trời nóng tấm tôn dãn nở vì nhiệt được dễ dàng, tránh được hiện tượng làm rách tôn.
- Vì các bộ phận khác nhau của răng có độ dãn nở vì nhiệt khác nhau, khi răng bị nóng (hoặc bị lạnh) đột ngột do thức ăn quá nóng (hoặc quá lạnh) sẽ sinh ra những chỗ căng làm rạn nứt men răng.
C6: Nung nóng vòng kim loại.
- Chọn B
C7: Vào mùa hè, nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra và cao lên.
	4. Củng cố.
- Một thanh kim loại đang ở vị trí cân bằng, nếu dùng đèn cồn đun nóng một đầu thì sự cân bằng có bị phá vỡ không ? (Cân bằng bị phá vỡ, do bên bị nung nóng nở dài ra.)
- Hãy chọn câu đúng :
Mọi vật rắn đều dãn nở như nhau
Chất rắn nở ra khi lạnh và co lại khi nóng
Khi nhiệt độ thay đổi thì chất rắn không dãn nở.
Khi nhiệt độ tăng chất rắn nở ra, khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại. 
(Chọn D)
- Giải bài tập 18.2; 18.3 SBT
- Cho học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
Ghi nhớ:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	5. Dặn dò.
Học sinh học bài
Bài tập về nhà: Bài tập 18.4; 18.5 sách bài tập.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	05/02/2017
 Ngày dạy:	10/02/2017	6A,B
TIẾT 22, BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
 Tìm được ví dụ thực tế về các nội dung sau đây :
	- Thể tích một chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
	- Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
	2. Kĩ năng.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Biết thực hiện thí nghiệm ở hình 19.1 và 19.2 SGK mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra
	3. Thái độ. 	Giúp học sinh vận dụng được kiến thức của bài để giải thích các vấn đề trong thực tế cuộc sống, nhằm góp phần cho học sinh tin tưởng vào khoa học vật lí.
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
a. Khi nhiệt độ tăng (hoặc giảm) thì chất rắn như thế nào ?
 Thể tích chất rắn lúc đó ra sao ?
TL: Khi nhiệt độ tăng chất rắn nở ra, thể tích chất rắn tăng lên. Khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại, thể tích chất rắn giảm đi.
b. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? Nhôm, sắt, đồng thì chất nào nở vì nhiệt ít nhất, chất nào nở nhiều nhất ?
TL:Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Sắt nở vì nhiệt ít nhất, nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề
An : Đố biết khi nung nóng một ca nước đầy thì nước có tràn ra ngoài không ?
Bình : Nước chỉ nóng lên thôi, tràn thế nào được, vì lượng nước trong ca có tăng lên đâu. 
Bình trả lời như vậy đúng hay sai ?
- Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
- Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
Để có cơ sở giải thích vấn đề chúng ta làm thí nghiệm :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi
-Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm 
Giáo viên giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm:
- Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Khi đó nước màu sẽ tăng lên trong ống.
- Đặt bình cầu vào chậu nước nóng và quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước trong ống.
Yêu cầu HS trả lời :
- Tại sao phải dùng nước màu và gắn ống thủy tinh ?
- Tại sao phải đặt vào chậu nước nóng mà không đun ?
Trả lời câu hỏi : 
Cho HS thảo luận nhóm TL:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? Giải thích.
C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh.
- Điền vào chỗ trống :
Nước nóng lên thì (1) , lạnh đi thì (2) ....
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
-Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng trả lời các câu hỏi.
Quan sát vị trí mực nước màu
Đánh dấu vào vị trí mực nước màu rồi so với vị trí mới khi nhúng vào nước nóng.
Làm việc cá nhân trả lời :
- Dùng nước màu và gắn ống thủy tinh để dễ quan sát sự dâng lên của mực nước khi nóng lên.
- Vì chỉ cần tăng nhiệt độ của nước lên một ít.
Thảo luận nhóm :
C1: Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi, co lại.
Làm việc cá nhân điền vào :
(1): nở ra
(2): co lại
Hoạt động 2: Chứng minh các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C3: Quan sát hình 19.3 mô tả thí nghiệm. Cho biết mực chất lỏng dâng lên trong ống thủy tinh như thế nào? Rút ra nhận xét.
- Có nhận xét gì về mực chất lỏng dâng lên trong ống thủy tinh ?
- Chất lỏng nào dâng lên nhiều nhất, chất nào ít nhất ?
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt :
 Giống nhau
 Gần giống nhau
 Khác nhau
- Có 3 bình như nhau đựng ba chất lỏng khác nhau. Đem tăng 3 bình trên với cùng một nhiệt độ thì thấy bình 1 chất lỏng không tràn ra, bình 2 chất lỏng tràn ra một ít, bình 3 chất lỏng tràn ra nhiều. Hỏi bình nào chứa nước, rượu, dầu ?
Qua TN rút ra được kết luận gì ?
Làm việc cá nhân :
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Mực chất lỏng dâng lên không bằng nhau.
- Dâng nhiều nhất là rượu, ít nhất là nước.
- Chọn C
- Bình 1 chứa nước, bình 2 chứa dầu, bình 3 chứa rượu.
Thảo luận nhóm :
Hoạt động 3: Rút ra kết luận
Cho HS làm việc theo nhóm
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
a/ Thể tích nước trong bình (1) khi nóng lên, (2) khi lạnh đi.
b/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3) . 
- Khi nung nóng một chất lỏng thì :
 Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
 Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
 Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
 Khối lượng riêng của chất lỏng lúc tăng, lúc giảm.
- Hãy chọn câu đúng :
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, thể tích giảm.
Chất lỏng co lại khi lạnh đi, thể tích tăng.
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C4: 
a/ Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
b/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau. 
- Chọn B
- Chọn C
Hoạt động 4: Vận dụng
Cho lớp thảo luận và trả lời 
C5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
- Tại sao khi đun nóng một lượng nước chứa trong bình thủy tinh, mực nước trong bình hạ xuống sau đó dâng lên ?
C6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1 ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào bình đựng dung tích bằng nhau và cùng chất lỏng như nhau. Hỏi mực nước dâng lên trong hai ống chất lỏng thế nào ? Tại sao ? (Khi nhúng vào nước nóng)
- So sánh sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng thì ta thấy:
 Chất rắn dãn nở nhiều hơn chất lỏng
 Chất lỏng dãn nở nhiều hơn chất rắn
 Cả hai dãn nở như nhau
- Cho HS trả lời vấn đề đầu bài ?
Nhóm nhỏ thảo luận trả lời :
C5: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài.
- Vì do bình thủy tinh nở ra trước nên nước hạ xuống, sau đó nước nở ra dâng lên.
C6: Vì chất lỏng trong chai nở ra vì nhiệt bị nắp chai cản trở gây ra lực lớn đẩy nắp chai bật ra.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nhưng ở ống có tiết diện nhỏ hơn, thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
- Chọn B
- Bình trả lời sai, vì nước nóng lên sẽ nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài.
	4. Củng cố.
- Hãy điền vào chỗ trống :
 Khi nóng lên chất lỏng thể tích chất lỏng ..
 Khi lạnh đi chất lỏng . thể tích chất lỏng ...
c) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt .
 (a. nở ra; tăng lên; 
 b. co lại; tăng lên
 c. khác nhau )
Hãy chọn câu đúng :
A. Mọi chất lỏng đều dãn nở như nhau
B. Chất lỏng nở ra khi lạnh và co lại khi nóng
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì chất lỏng không dãn nở.
D. Khi nhiệt độ tăng chất lỏng nở ra, khi nhiệt độ giảm chất lỏng co lại
 (Chọn D)
- Giải BT 19.3 SBT
- Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Ghi nhớ :
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	- Cho HS đọc mục có thể em chưa biết. 
	5. Dặn dò. Học bài, Bài tập về nhà: 19.4 sách bài tập.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	12/02/2017
 Ngày dạy:	14/02/2017	6A,B
TIẾT 23, BÀI 20: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
So sánh được sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau 
	2. Kĩ năng. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
	3. Thái độ. Làm được thí nghiệm trong sách giáo khoa và vận dụng bảng 20.1 để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của ba thể: rắn – lỏng – khí.
	II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên. Quả bóng bàn bị bẹp, phích nước nóng, cốc
Cho mỗi nhóm học sinh: Bình thủy tinh đáy bằng, ống thủy tinh thẳng, cốc nước pha màu, khăn lau.
	2. Học sinh. 
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề (mở đầu như trong SGK)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chất khí nóng lên thì nở ra.
Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
Giúp học sinh trả lời câu hỏi trong SGK và điều khiển thảo luận.
-Học sinh tiến hành thí nghiệm lần lược như trong sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Học sinh thảo luận câu C1; C2; C3
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào?
C2: Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
C3: Tại sao không khí trong bình cầu lại tăng lên?
C4: Tại sao thể tích không khó trong bình cầu lại giảm đi?
C5: Đọc bảng 20.1 trong SGK, rút ra nhận xét.
C6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm không khí co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên
C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi.
C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vò nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
C6: a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
b.Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.
Hoạt động 3: Vận dụng
C7: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng không khí trong quả bóng bị nóng lên lại có thể phòng lên.
C8: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
C9: Dụng cụ đo nóng, lạnh (H 20.1). Dựa theo mực nước trong ống thủy tinh người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Giải thích.
C7: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
C8: Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi, nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vậy, trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng không khí lạnh.
C9: Khi thời tiết nóng, không khí trong bình cầu cũng nóng lên nở ra đẩy nước trong ống thủy tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi co lại do đó mực nước trong ống dâng lên.
	4. Củng cố.
Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ vào vở.
Ghi nhớ:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chât khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
	5. Dặn dò.
 -Học sinh học thuộc lòng nội dung ghi nhớ.
 -Bài tập về nhà: Bài tập 20.2 và 20.6 sách bài tập.
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 	Ngày soạn: 	19/02/2017
 Ngày dạy:	21/02/2017	6A,B
TIẾT 24, BÀI 21: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
	I. MỤC TIÊU. 
	1. Kiến thức.
- Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.
- Mô tả được cấu tạovà họat động của băng kép giải thích một số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt.
	2. Kĩ năng. Giải thích được một số hiện tượng đơn giãn
	3. Thái độ. Hợp tác trong học tập
	II. CHUẨN BỊ.
	1. Giáo viên.
- Cho mỗi nhóm học sinh: một băng kép và giá để lắp băng kép, đèn cồn.
- Cho cả lớp: bộ dụng cụ thí nghiệm về lực xuất hiện do sự nở vì nhiệt, một lọ cồn, khăn lau, bông gòn.
	2. Học sinh.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh trả lời nội dung ghi nhớ.
- Sửa bài tập 20.2 (câu C)
	3.Bài mới.
	• Đặt vấn đề Giới thiệu bài như trong sách giáo khoa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt.
Giáo viên bố trí hướng dẫn thí nghiệm như hình 21.1a và 21.1b.
C1: Có hiện tượng gì xảy ra đối với thanh thép khi nó nóng lên?
C2: Hiện tượng xảy ra đối với chốt ngang chứng tỏ điều gì?
C3: Tiếp tục bố trí thí nghiệm ở H. 21.1b, thanh thép đang nóng dùng một khăn tẩm nước lạnh phủlên thanh thép thì chốt ngang bị gãy. Từ đó rút ra kết luận gì?
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống.
GDMT:
Trong xây dựng nhà, cầu có cần tạo ra những khoảng cách nhất định để các phần đó giãn nở không?
-cần phải giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè để tránh bị sốc nhiệt , trnahs ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Học sinh xem giáo viên làm thí nghiệm.
C1: Thanh thép nở ra (dài ra).
C2: Khi dãn ở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực lớn.
C3: Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn.
C4: a) Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra lực rất lớn.
b) Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn.
-HSTL: rất cần thiết
Hoạt động 2: Vận dụng
Giáo viên điều khiển lớp thảo luận trả lời
C5: Ở hình 21.2 em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa. Tại sao người ta phải làm như thế.
C6: Hình 21.3 gối đỡ ở hai đầu cầu có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối đỡ phải đặt trên các con lăn?
C5: Có để một khe hở, khi trời nóng đường ray dài ra. Do đó, nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường dây sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.
C6: Không giống nhau, một đầu gối lên các con lăn tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
Hoạt động 3: Nghiên cứu băng kép.
Giáo viên giới thiệu cấu tạo băng kép.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thí nghiệm hơ nóng băng kép trong hai trường hợp.
– Mặt đồng ở phía dưới (H 21.4a).
– Mặt đồng ở phía trên (H 21.4b).
C7: Đồng và thép nở vì nhiệt giống nhau hay khác nhau?
C8: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn bị cong về phía thanh nào? Tại sao?
C9: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?
Hai thanh kim loại: một bằng đồng và một bằng thép được tán chặt với nhau dọc theo chiều dài của thanh tạo thành băng kép.
C7: Khác nhau.
C8: Cong về phía thanh đồng. Đồn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2016_2017.doc