Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 93, Bài 29: Trọng lực - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lực.
- Nêu được đơn vị đo trọng lực
- Xác định được phương, chiều, độ lớn của trọng lực trong bài tập.
- Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật.
- Biểu diễn được trọng lực trong các trường hợp cụ thể.
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 93, Bài 29: Trọng lực - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/04/2021 Ngày giảng: 20/04/2021 Tiết 93- Bài 29- Trọng lực (t1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lực. - Nêu được đơn vị đo trọng lực - Xác định được phương, chiều, độ lớn của trọng lực trong bài tập. - Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật. - Biểu diễn được trọng lực trong các trường hợp cụ thể. 2. Thái độ -Hs tích cực tham gia xây dựng bài. 3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : Máy chiếu 2. Học sinh: Nghiên cứu bài III. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định 2. Khởi động Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà. 1. Quan sát hình 29.1 2. Trả lời câu hỏi - Vật nào đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chúng rơi xuống? - Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương, chiều như thế nào? Dự kiến sản phẩm - Trái Đất đã tác dụng lực vào quả bóng, quả táo, hạt nước mưa làm chứng rơi xuống? - Lực làm quả bóng, quả táo, hạt nước mưa rơi xuống có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. 3. Bài mới Hoạt động 1. Mục tiêu: - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lực. - Nêu được đơn vị đo trọng lực Hoạt động của GV và HS Nội dung GV Yêu cầu hs hoạt động cặp: nghiêm cứu hướng dẫn học mục B1- trang 69 =>trả lời câu hỏi: - Trọng lực là gì? - Trọng lực có phương, chiều như thế nào? - Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng bao nhiêu niu tơn? Hs: làm bài GV: Quan sát và giúp đỡ hs HS báo cáo kết quả, chia sẻ Dự kiến sản phẩm: Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức 1/ Khái niệm: - Trọng lực là lực hút lên mọi vật, được tác dụng bởi Trái Đất. 2/ Đặc điểm: - Phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất. 3/ Công thức tính hoặc chính xác: Trong đó: -P trọng lực ( đơn vị niutơn -> kí hiệu: N) -m: khối lượng của vật ( đơn vị: kilôgam -> kí hiệu: Kg) Dự kiến sản phẩm học sinh - Trọng lực là lực hút lên mọi vật, được tác dụng bởi Trái Đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. - Một vật trên mặt đất có khối lượng 1 kg bị Trái Đất hút một lực bằng: P = 10 . 1 = 10 (N) Hoạt động 2. Mục tiêu: - Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật. GV Yêu cầu hs hoạt động nhóm: làm VD1 Hs: làm bài GV: Quan sát và giúp đỡ hs HS báo cáo kết quả, chia sẻ Dự kiến sản phẩm: Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức VD1. Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau: a) Một túi kẹo có khối lượng 150 g. b) Một túi đường có khối lượng 5 kg. Dự kiến sản phẩm học sinh a) Một túi kẹo có khối lượng 150 g, trọng lượng 1.5N b) Một túi đường có khối lượng 5 kg, trọng lượng 50N Hoạt động 3. Mục tiêu: - Biểu diễn được trọng lực trong các trường hợp cụ thể. Gv: yc hs hoạt động cá nhân làm bài 1- trang 70 HS báo cáo kết quả, chia sẻ Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức Bài 1 – trang 70 Bài 1- trang 70. Một vật có khối lượng 50g, treo vào một sợi dây mềm (hình 29.2) - Có những lực nào tác dụng lên vật? - Dùng mũi tên biểu diễn các lực đó trên hình vẽ. - Tính độ lớn các lực đó. Dự kiến sản phẩm học sinh - Có lực kéo (của sợi dây) và trọng lực tác dụng lên vật. - Đổi 50g = 0,05 kg Vì vật nằm trong trạng thái cân bằng nên hai lực tác dụng lên nó bằng nhau và được tính theo công thức tính trọng lực như sau: P = 9,8 . 0,05 = 0,49 (N) 4. Củng cố: Trọng lực là gì ? công thức tính trọng lực 5. Hướng dẫn học bài BTVN: 2,3,4 ( trang 70) Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị các bài tập để tiết sau luyện tập (Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối) - Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế. - Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_tiet_93_bai_29_trong_luc_nam_hoc_2020_2.docx