Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 56: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Võ Thị Mỹ Thanh

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 56: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Võ Thị Mỹ Thanh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: bảo vệ đất và nguồn nước.

- Giải thích được nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, lũ lụt, hạn hán )

2. Kỹ năng: nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với tự nhiên.

3. Thái độ:

- Xác định trách nhiệm trong việc bảo vệ bằng hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để xác định vai trò bảo vệ đất, nguồn nước và vai trò góp phần hạn chế ngập lụt và hạn gán của thực vật.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Giải quyết vấn đề

- Vấn đáp tìm tòi

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh vẽ phóng to H 47.1, cảnh lũ lụt, hạn hán.

 

doc 2 trang haiyen789 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 56: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước - Võ Thị Mỹ Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh 6 Võ Thị Mỹ Thanh
Ngày / /
Tiết 56: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: bảo vệ đất và nguồn nước.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, lũ lụt, hạn hán )
2. Kỹ năng: nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với tự nhiên.
3. Thái độ:
- Xác định trách nhiệm trong việc bảo vệ bằng hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
II/ CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để xác định vai trò bảo vệ đất, nguồn nước và vai trò góp phần hạn chế ngập lụt và hạn gán của thực vật.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Giải quyết vấn đề 
- Vấn đáp tìm tòi
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Tranh vẽ phóng to H 47.1, cảnh lũ lụt, hạn hán.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khám phá: TV không chỉ góp phần điều hòa khí hậu mà còn bảo vệ đất và nguồn nước.
2. Kết nối:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1: Hiểu được vai trò của TV trong việc giữ đất chống xói mòn.
- HS quan sát tranh (H 47.1), suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 
1. Vì sao khi có mưa, lượng nước chảy ở 2 nơi khác nhau ?
2. Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa ? Giải thích tại sao ?
- GV cung cấp thêm thông tin hiện tượng xói lở ở bờ sông, bờ biển.
- HS quan sát tranh , đọc thông tin và trả lời:
1. Lượng chảy của dòng nước mưa nơi có rừng yếu hơn vì có tán lá cản bớt một phần lượng nước mưa rơi xuống, và nước mưa chảy xuống theo thân cây chứ không rơi thẳng xuống đất .
2. Đồi trọc khi mưa: Đất bị xói mòn vì không có cây cản bớt tốc độ nước chảy và giữ đất.
- HS rút ra kết luận về vai trò của TV ?
1. TV giúp giữ đất, chống xói mòn.
- Rễ cây cắm sâu vào lòng đất nên có vai trò giữ đất. 
- Mặt khác, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lỡ đất.
* HĐ 2: TV góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
- HS nghiên cứu , trả lời câu hỏi:
3. Nếu đất bị xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp đó?
- Cho HS thảo luận:
4. Kể một số địa phương bị ngập úng ở Việt Nam ?
5. Tại sao có hiện tượng ngập úng và hạn hán ở nhiều nơi ?
- HS nghiên cứu ¨ / tr 150 và trả lời: 
3. Nạn lụt xảy ra ở những vùng thấp, hạn hán ở vùng đồi trọc.
- HS trình bày các kết quả sưu tầm được.
4. Miền trung: Huế, Đà Nẳng, Quãng Nam Miềm nam: Đồng bằng sông Cửu Long 
5. Nguyên nhân: Do mất rừng .
2. TV góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán
- Nhờ khả năng giữ đất, giữ nước, hạn chế dòng chảy, hạn chế xói mòn mà TV đã góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán.
* HĐ 3. TV đã góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Yêu cầu HS đọc ( / tr 151 -> Tự rút ra:
6. Vai trò bảo vệ nguồn nước của thực vật?
- GV bổ sung thêm tác dụng của lớp thảm mục trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm.
- HS nghiên cứu SGK và rút ra kết luận:
6. TV không những tránh được hạn hán mà còn góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
3. TV đã góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm.
- Nước mưa sau khi rơi xuống sẽ được giữ lại một phần và thấm dần xuống các lớp dưới tạo thành dòng chảy ngầm. Vì vậy TV đã góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
VI/ THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP 
- Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
VII/ VẬN DỤNG: 
- Vận dụng giải câu hỏi 3 SGK tr 151 tại lớp.
HS nào có câu trả lời chính xác, GV cho điểm.
* Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc : “Em có biết ?” tr 151 SGK.
- Sưu tầm: Tranh ảnh về nội dung thực vật: Thức ăn ĐV, nơi sống của ĐV.
VIII/ RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_56_thuc_vat_bao_ve_dat_va_nguon.doc