Kế hoạch dạy học dự thi giáo viên dạy giỏi môn Mỹ thuật cấp THCS tỉnh Cà Mau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hùng Cường

Kế hoạch dạy học dự thi giáo viên dạy giỏi môn Mỹ thuật cấp THCS tỉnh Cà Mau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hùng Cường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 a) Kiến thức: Sau bài học HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội dung đề tài. HS biết nhiều hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong những ngày Tết.

 b) Kĩ năng: Bước đầu HS biết lựa chọn đúng nội dung của đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS nêu bật được ý định của nội dung bài vẽ. HS vẽ được một bức tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân theo ý thích.

 c) Thái độ: Sau bài học HS thêm yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc - văn hóa của dân tộc.

 * Tích hợp: GV giới thiệu hình ảnh Bác Hồ phát động phong trào “Tết trồng cây” và công lao to lớn của Bác đối với đất nước. GV lồng ghép câu thơ của Bác vào nội dung tích hợp:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

 2/ Năng lực hình thành cho học sinh

 a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học,

 b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực thẩm mỹ.

II. CHUẨN BỊ

 1/ Giáo viên: Bài giảng điện tử, tranh - ảnh về Đề tài Ngày Tết và mùa xuân, Hình gợi ý cách vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân, tranh vẽ tham khảo của học sinh.

 2/ Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi chép, giấy vẽ, bút chì,

 

doc 7 trang haiyen789 3610
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học dự thi giáo viên dạy giỏi môn Mỹ thuật cấp THCS tỉnh Cà Mau - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Hùng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CẤP THCS TỈNH CÀ MAU
NĂM HỌC 2018 - 2019
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Hùng Cường
Đơn vị: Trường THCS Long Hòa – Đầm Dơi
Môn dự thi: Mỹ thuật 6
Tuần: 24 Tiết PPCT: 23
Bài dự thi: Vẽ tranh – Đề tài Ngày Tết và
 mùa xuân (Tiết 1 – Vẽ hình)
 Trường dự thi: THCS Nguyễn Thái Bình
 Đầm Dơi, ngày 17 tháng 02 năm 2019
Tuần: 24 Ngày soạn: 17/02/2019
Tiết PPCT: 23 Ngày dạy: 27/02/2019
Tiết TKB: 2 Lớp dạy: 6B
Trường dạy: THCS Nguyễn Thái Bình 
Bài 23: Vẽ tranh 
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN 
(Tiết 1 – Vẽ hình)
------------- OOO ------------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1/ Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 a) Kiến thức: Sau bài học HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội dung đề tài. HS biết nhiều hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong những ngày Tết.
 b) Kĩ năng: Bước đầu HS biết lựa chọn đúng nội dung của đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS nêu bật được ý định của nội dung bài vẽ. HS vẽ được một bức tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân theo ý thích.
 c) Thái độ: Sau bài học HS thêm yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc - văn hóa của dân tộc.
 * Tích hợp: GV giới thiệu hình ảnh Bác Hồ phát động phong trào “Tết trồng cây” và công lao to lớn của Bác đối với đất nước. GV lồng ghép câu thơ của Bác vào nội dung tích hợp: 
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 2/ Năng lực hình thành cho học sinh
 a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, 
 b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ
 1/ Giáo viên: Bài giảng điện tử, tranh - ảnh về Đề tài Ngày Tết và mùa xuân, Hình gợi ý cách vẽ tranh Đề tài Ngày Tết và mùa xuân, tranh vẽ tham khảo của học sinh.
 2/ Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi chép, giấy vẽ, bút chì, 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 1/ Khởi động: (3 phút) 
 - GV ổn định lớp và kiểm tra sĩ số lớp.
 - Để tạo không khí vui vẻ và thích thú cho tiết học, GV mời tập thể lớp cùng với GV hát và vỗ tay theo nhịp, một đoạn ngắn của video ca nhạc “Tết đến rồi” – NS. Phạm Đình Chương.
 - GV và HS cùng thực hiện.
 - Dẫn dắt vào bài: GV giới thiệu: “Không khí của mùa xuân vẫn còn. Chắc rằng, các em đã có được những kỷ niệm đẹp cho riêng mình, vào dịp Tết Nguyên Đán vừa qua. Tiết học hôm nay chúng ta cùng thể hiện lại những kỷ niệm đó, lưu giữ vào trong tranh vẽ, thông qua bài 23: vẽ tranh – Đề tài Ngày Tết và mùa xuân (Tiết 1 – Vẽ hình)”
 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: (39 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài (9 phút)
Mục tiêu: HS hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong những ngày Tết. Bước đầu HS biết lựa chọn đúng nội dung của đề tài Ngày Tết và mùa xuân.
- GV hướng dẫn HS chú ý vào nội dung của cuộc trò chuyện giữa Bà và Cháu trong đoạn video. 
- GV phát đoạn video.
- GV hướng dẫn HS chia nhóm để “Thảo luận”: GV chia lớp thành 8 nhóm (Nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8). Thời gian thảo luận nhóm và trình bày vào bảng phụ là 01 phút. GV chọn 01 nhóm hoàn thành xong nội dung thảo luận để nhận xét, các nhóm còn lại đối chiếu và nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- GV đặt 02 câu hỏi cho 8 nhóm cùng thảo luận:
 + Câu hỏi 1: Trong đoạn video vừa xem, Bà nói mọi người thường làm gì vào dịp Tết?
 + Câu hỏi 2: Người Cháu rất thích Tết, vì sao?
- GV gọi một vài nhóm khác nhận xét nhóm vừa trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và kết luận.
- GV giới thiệu thêm cho HS biết một số phong tục đón Tết khác nhau giữa các miền Bắc – Trung - Nam của nước ta.
- GV đặt câu hỏi liên hệ về phong tục đón Tết ở địa phương của HS:
 + Em và gia đình có những hoạt động gì trong những ngày Tết vừa rồi?
- GV nhận xét.
- GV đặt câu hỏi chốt lại:
 + Những nội dung đề tài về “Ngày Tết và mùa xuân” em lựa chọn để vẽ trong tiết học này là gì?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
** Tích hợp: GV cho HS xem một vài bức ảnh chụp Bác Hồ đang trồng cây và giới thiệu:
 - Cuối năm 1959, Bác Hồ khởi xướng “Tết trồng cây”. Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác Hồ đã có những câu thơ rất hay và ý nghĩa:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- HS lắng nghe.
- HS chú ý quan sát đoạn video.
- HS thực hiện.
- Các nhóm lắng nghe và thảo luận:
+ Trả lời câu hỏi 1: Mọi người thường gác lại công việc để về quê hương sum vầy với gia đình, đón giao thừa, ngắm pháo hoa, chúc Tết họ hàng và làng xóm, .
 + Trả lời câu hỏi 2: Vì Tết đến Cháu thường được may nhiều quần áo mới, đồ chơi mới, được ăn nhiều món ăn ngon, được người lớn mừng tuổi, .
- Nhóm được gọi nhận xét.
- Các nhóm lắng nghe.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS lắng nghe.
 + HS suy nghĩ trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời:
 + Trang trí nhà cửa, đón giao thừa, ngắm pháo hoa, đi chúc Tết, thăm Ông Bà, ..
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh (5 phút)
Mục tiêu: HS biết cách vẽ được một bức tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân. HS nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội dung đề tài.
- GV chiếu các bước vẽ đã được xáo trộn, yêu cầu HS sắp xếp đúng thứ tự các bước vẽ tranh.
- GV nhận xét và bổ sung, gợi ý cho HS các bước vẽ hình:
 + Bước 1: Vẽ những gì vào tranh, nội dung đề tài nào phù hợp và yêu thích nhất.
 + Bước 2: Tìm mảng hình chính là gì, mảng hình phụ là gì, sắp xếp bố cục sao cho cân đối hài hòa, tránh trường hợp bài vẽ có bố cục nhỏ, to, lệch, 
 + Bước 3: Vẽ phác hình vào các mảng bằng các nét phác nhẹ, mờ, thẳng, vẽ từ đơn giản đến chi tiết.
+ Bước 4: Bôi đi các nét thừa, vẽ nét cong và có thể viền màu.
- GV giới thiệu bước vẽ màu tiết sau sẽ tìm hiểu.
- GV cho HS xem một số bố cục chưa hợp lý.
- GV cho HS xem tranh tham khảo của học sinh các năm trước và nêu cảm nhận với bức tranh HS thích nhất.
II. Cách vẽ tranh
- HS thực hiện.
- HS chú ý lắng nghe.
 + Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
 + Bước 2: Tìm bố cục.
+ Bước 3: Vẽ phác hình vào mảng.
+ Bước 4: Hoàn thiện bài vẽ nét.
* Tiết 2: vẽ màu
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS chú ý quan sát.
-HS xem tranh và nêu cảm nhận. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài (25 phút)
Mục tiêu: HS vẽ được một bức tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân. Từ đó, HS thêm yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- GV quan sát và giúp đỡ HS tìm chọn nội dung đề tài, tìm bố cục hợp lý, 
III. Thực hành
 Em hãy vẽ một bức tranh có nội dung về đề tài “Ngày Tết và mùa xuân” mà em yêu thích ?
Tiết 1: Vẽ hình
Dụng cụ: Giấy A4, bút chì, gôm, 
- HS làm bài.
- HS tiếp thu và thực hiện.
 3/ Luyện tập – cũng cố: (3 phút)
 - Sau khi HS đính các bài vẽ hoàn thành lên bảng, GV gọi một vài HS nêu cảm nhận về bức tranh mình thích nhất và cho biết lý do.
 - GV tuyên dương bài vẽ đạt yêu cầu, nhận xét thêm về bài vẽ chưa đạt yêu cầu, giúp các em có thể chỉnh sửa lại bài vẽ.
 - GV củng cố lại kiến thức HS nắm được bằng một vài câu hỏi: 
 + Tết đầu năm còn có tên gọi khác là gì?
 + Phong tục “Gói bánh Chưng” là của miền nào nước ta?
 4/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 
- Xem trước bài 24 – Vẽ tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân (Tiết 2 – Vẽ màu)
- Chuẩn bị màu vẽ: bút sáp màu, bút lông dầu,..
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Đầm Dơi, ngày 17 tháng 02 năm 2019
 Duyệt của BGH Người soạn
 Nguyễn Hùng Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_du_thi_giao_vien_day_gioi_mon_my_thuat_cap.doc