Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 1: Thông tin và dữ liệu 2 2

* Kiến thức:

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.

- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin.

* Năng lực:

- Phát triển năng lực nhận biết nà hình thành nhu cấu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.

-Từng bước nhận biết được- một cách không tường minh- tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

* Phẩm chất:

- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.

Bài 2: Xử lý thông tin

 2 2 * Kiến thức

- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin.

- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.

* Năng lực:

- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.

- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.

* Phẩm chất:

- Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi

Bài 3: Thông tin trong máy tính 1 1 * Kiến thức:

- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1

- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bit và các bội của nó như Byte, KB,MB,

-Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ,.

* Năng lực:

- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin.

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.

* Phẩm chất:

- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.

 

docx 13 trang huongdt93 04/06/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD TP YÊN BÁI
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIN LỚP 6
(Năm học 2021 - 2022)
1. Phân phối chương trình:
Cả năm: 35 tuần (35 tiết)
Học kì I: 18 tuần (18 tiết)
Học kì II: 17 tuần (17 tiết)
HỌC KÌ I
STT
Bài học
Số tiết
Yêu cầu cần đạt
LT
TH
TỔNG
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
1
Bài 1: Thông tin và dữ liệu
2
2
* Kiến thức:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
- Phân biệt được thông tin và vật mang thông tin.
* Năng lực:
- Phát triển năng lực nhận biết nà hình thành nhu cấu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc.
-Từng bước nhận biết được- một cách không tường minh- tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
* Phẩm chất:
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.
2
Bài 2: Xử lý thông tin
2
2
* Kiến thức
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin.
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
* Năng lực:
- Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức.
- Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.
* Phẩm chất:
- Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi 
3
Bài 3: Thông tin trong máy tính
1
1
* Kiến thức:
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1
- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bit và các bội của nó như Byte, KB,MB, 
-Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ,..
* Năng lực:
- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ.
* Phẩm chất:
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
CHỦ ĐỀ 2: MẠNG MÁY TÍNH
4
Bài 4: Mạng máy tính
2
2
* Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.
- Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính
- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
* Năng lực:
- Rèn luyện năng lực tư duy trừu tượng, khái quát hóa thông qua những điểm chung.
* Phẩm chất:
- Phát triển tinh thần hợp tác,chia sẻ tài nguyên và trách nhiệm làm việc nhóm.
5
Bài 5: Internet
2
2
* Kiến thức:
- Biết Internet là gì.
- Biết một số đặc điểm và lợi ích của Internet.
* Năng lực:
- HS được hình thành và phát triển tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
* Phẩm chất
Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp.
6
Kiểm tra giữa HK1
1
1
- Biết phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
- Biết biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
- Nắm được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và Internet.
CHỦ ĐỀ 3: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
7
Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu Internet
1
1
2
*Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược về các khái niệm: World Wide Web (WWW), website, địa chỉ của website, trình duyệt.
- Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó.
- Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, thời sự, 
* Năng lực:
- Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
- Rèn kỹ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
* Phẩm chất:
- Khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, sáng tạo và hợp tác.
8
Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet
1
1
2
* Kiến thức:
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.
- Xác định được từ khoá ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.
- Học sinh thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet trên máy tính.
* Năng lực:
- Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet.
* Phẩm chất:
HS có ý thức trách nhiệm, tính chính xác và cẩn thận.
9
Bài 8: Thư điện tử
1
1
2
* Kiến thức:
- Biết được thư điện tử là gì, biết những ưu điểm và nhược điểm của thư điện tử.
- Biết tài khoản thư điện tử, hộp thư điện tử, thành phần của địa chỉ thư điện tử.
- Học sinh thực hiện được đăng ký tài khoản thư điện tử và thực hiện được việc đăng nhập, soạn thư, gửi, đăng xuất hộp thư điện tử.
* Năng lực:
- Phát triển năng lực tư duy, tổ chức, hợp tác.
* Phẩm chất:
- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
10
Ôn tập học học kỳ I
1
1
- Củng cố cho HS kiến thức biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
- Nắm được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính và Internet. Tìm kiếm thông tin trên Internet.
Kiểm tra cuối học kỳ I
1
1
- Biết phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
- Biết biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
- Nắm được các khái nhiệm cơ bản về mạng máy tính và Internet. Biết được thư điện tử là gì, biết những ưu điểm và nhược điểm của thư điện tử.
Tổng cộng HK1
15
3
18
HỌC KÌ II
STT
Bài học
Số tiết
Yêu cầu cần đạt
LT
TH
TỔNG
1
CHỦ ĐỀ 4: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
1
Bài 9: An toàn thông tin trên Internet
1
1
* Kiến thức
- Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của GV.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
* Năng lực
- HS hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.
- Nội dung gắn liền kiến thức với thực tế, nhắm kết nối tri thức với cuộc sống.
* Phẩm chất:
- Thể hiện sự cởi mở và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
CHỦ ĐỀ 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC
2
Bài 10: Sơ đồ tư duy
1
1
* Kiến thức:
- Biết sắp xếp một cách logic và trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm
- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.
- Tạo sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm
* Năng lực
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
* Phẩm chất:
- Học sinh có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Thông qua việc hiểu, giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy và nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm, học sinh được rèn luyện tư duy phê phán.
3
Bài 11: Định dạng văn bản
1
1
2
* Kiến thức
- Biết các chức năng đặc trưng của phần mềm soạn thảo văn bản.
- Hiểu tác dụng của công cụ căn lề, định dạng văn bản.
- Học sinh thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.
* Năng lực:
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
* Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
4
Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng
1
1
2
* Kiến thức
- Biết được ưu điểm của việc trình bày thông tin ở dạng bảng.
- Học sinh thực hiện được trình bày thông tin văn bản bằng phần mềm soạn thảo văn bản
*Năng lực:
- Phát triển năng lực tổ chức và trình bày thông tin
- Phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
* Phẩm chất
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong học và tự học.
5
Bài 13: Thực hành: Tìm kiếm và thay thế
1
1
* Kiến thức:
- Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.
- Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm.
* Năng lực:
- Rèn luyện năng lực sử dụng công cụ công nghệ thông tin để hoàn thiện sản phẩm sô.
* Phẩm chất: 
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong công việc.
6
Bài 14: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện sổ lưu niệm
1
1
- HS sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản để hoàn thành sản phẩm số.
- HS có khả năng làm việc nhóm, hợp tác trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu được sản phẩm số
7
Kiểm tra giữa kỳ II
1
1
- Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet.
- Biết tạo sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm. Biết định dạng văn bản. Trình bày thông tin dưới dạng bản.
- Biết vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản để hoàn thiện sản phẩm.
CHỦ ĐỀ 6 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
8
Bài 15: Thuật toán
2
2
* Kiến thức:
- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.
- Biết thuật toán được mô tả dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
* Năng lực:
- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy lôgic, từng bước nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận nhằm rèn luyện cho HS năng lực hoạt động cộng tác, năng lực giaotiếp và thuyết trình.
- Nhiều hoạt động trong bài học được tích hợp kiến thức hội hoạ, công nghệ, nhằm kết nối kiến thức tin học với các lĩnh vực khác của cuộc sống.
* Phẩm chất:
- HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi thực hiện các bài tập nhóm. 
9
Bài 16: Các cấu trúc điều khiển
2
2
* Kiến thức:
- Biết ba cấu trúc điều khiển thuật toán: tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
- Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
* Năng lực:
- Bước đầu hình thành và phát triển tư duy cấu trúc, tư duy phân tích và điều khiển hệ thống.
* Phẩm chất:
- Rèn luyện ý chí vượt khó, tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung.
10
Bài 17: Chương trình máy tính
1
1
2
* Kiến thức:
- Biết chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
- Học sinh sử dụng chương trình Scratch để thực hiện thuật toán theo yêu cầu của giáo viên.
* Năng lực:
- Hình thành và phát triển tư duy thuật toán, bước đầu có tư duy điều khiển hệ thống.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng cộng tác, giao tiếp và thuyết trình.
* Phẩm chất:
- Góp phần rèn luyện sự chăm chỉ, kiên trì và cẩn thận trong quá trình học.
- Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
11
Ôn tập cuối học kỳ II
1
1
Ôn tập các kiến thức về thuật toán. Cấu trúc điều khiển. Chương trình máy tính
12
Kiểm tra học kỳ II
1
1
- Đánh giá mức độ vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản; nhận thức của học sinh về thuật toán và biểu diễn thuật toán.
Tổng cộng HK2
11
6
17
Cộng cả năm
26
9
35
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
(1)
Thời điểm
(2)
Yêu cầu cần đạt
(3)
Hình thức
(4)
Giữa Học kỳ 1
45 phút
Tuần 10
- Biết phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
- Biết biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
- Nắm được các khái nhiệm cơ bản về mạng máy tính và Internet.
Viết
Cuối Học kỳ 1
45 phút
Tuần 18
- Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về mạng máy tính và Internet; Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Viết
Giữa Học kỳ 2
45 phút
Tuần 27
- Biết vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản để hoàn thiện sản phẩm.
Thực hành
Cuối Học kỳ 2
45 phút
Tuần 35
- Đánh giá mức độ vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản; nhận thức của học sinh về thuật toán và biểu diễn thuật toán.
Viết

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi.docx