Đề kiểm tra giữa học kì II môn GDCD Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Thuận

Đề kiểm tra giữa học kì II môn GDCD Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Thuận

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.

Câu 1: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền.

B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.

D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Dạy nghề cho trẻ em có khó khăn.

B. Cho trẻ em uống bia rượu.

C. Buộc trẻ em hư hỏng phải vào trường giáo dưỡng.

D. Xây dựng trường học “đặc biệt ” cho trẻ em khuyết tật.

 

doc 3 trang Lộc Nguyễn 10/06/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn GDCD Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Ninh Thuận
Trường PTDTNT THCS Ninh Phước
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: GDCD 6
Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Theo em việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Cho trẻ em bỏ học đi làm để kiếm tiền. 
B. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
C. Chăm sóc, đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị ốm.
D. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Dạy nghề cho trẻ em có khó khăn.
B. Cho trẻ em uống bia rượu.
C. Buộc trẻ em hư hỏng phải vào trường giáo dưỡng.
D. Xây dựng trường học “đặc biệt ” cho trẻ em khuyết tật.
Câu 3: Căn cứ vào yếu tố nào để xác định công dân của một nước?
A. Quốc tịch.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Nơi ở.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.
B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
C. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
D. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch ở nước ngoài.
Câu 5: Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm?
A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. 
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 6: Người trong độ tuổi nào dưới đây không được phép lái xe gắn máy?
A. Dưới 15 tuổi.
B. Dưới 16 tuổi.
C. Dưới 17 tuổi.
D. Dưới 18 tuổi.
Câu 7: Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về học tập?
A. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
C. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
D. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 8: Học học nữa, học mãi mà câu nói của ai?
A. Khổng Tử.
B. Lê Quý Đôn.
C. Các Mác.
D. V.I. Lê Nin.
B. Tự luận: (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Câu 2: (3,0 điểm): Bài tập tình huống
Một hôm trên đường đi chợ về, bà Nghĩa nghe thấy tiếng một đứa trẻ khóc. Tìm ở ven đường, bà thấy một đứa bé sơ sinh được bọc trong một bọc quần áo. Biết đây là trường hợp trẻ bị bỏ rơi nên sau khi suy nghỉ một lúc, bà bế đứa bé về nhà nuôi, đặt tên là Sinh.
Câu hỏi: Theo em, bé Sinh có được mang quốc tịch Việt Nam hay không? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6
I. Trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
D
C
A
B
D
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm) 
Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
a. Quyền:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học.
- Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
- Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời.
b. Nghĩa vụ học tập
- Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Câu 2 (3,0 điểm) 
Bé Sinh sẽ được mang quốc tịch Việt Nam. 
Vì: Theo khoản 1 điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008. ”Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam”.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_gdcd_lop_6_co_dap_an_nam_hoc.doc