Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tiết 6: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tiết 6: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, điều chỉnh bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt; Kính yêu Bác Hồ;

- Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động; phẩm chất tự tin, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng :

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, trinh bày suy nghị, sự tự tin, đồng thời góp phần hình thành năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Phát động phong trào đọc sách về Bác Hồ trước một tháng. Quy định mỗi lớp đăng kí kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

- Sơ duyệt các tiết mục kể chuyện trước khi diễn ra hoạt động. Chọn 1 đến 2 tiết mục kể chuyện xuất sắc nhất để công diễn trước toàn trường, phù hợp với thời gian của buổi chào cờ.

- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

- Hướng dẫn lớp trực tuần viết đề dẫn cho hoạt động kể chuyện. Trong đề dẫn cần nêu tóm tắt tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, công lao của Bác đối với đất nước, trách nhiệm của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay;

- Phân công lớp trực tuần chuẩn bị tiết mục văn nghệ hát múa về chủ đề Kính yêu Bác Hồ.

Đối với HS:

- Mỗi lớp đăng kí kể một câu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ban tổ chức ấn định thời gian duyệt và lựa chọn câu chuyện đặc sắc nhất để công diễn.

- Các lớp có thể sáng tạo các hình thức kể chuyện khác nhau như: kể chuyện có minh hoạ, lời dẫn, âm nhạc, sân khấu hoá,.;

- Tổ chức tập luyện để tiết mục kể chuyện có chất lượng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, chuẩn bị chào cờ.

c. Sản phẩm: Học sinh thực hiện được nghi lễ buổi chào cờ, thuộc bài hát Quốc ca, Đội ca, HS nghiêm túc trong buổi chào cờ.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chấn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.

 

doc 4 trang Hà Thu 28/05/2022 4870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 2: Khám phá bản thân - Tiết 6: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
TUẦN 6 - TIẾT 6: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, điều chỉnh bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt; Kính yêu Bác Hồ;
- Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá hoạt động; phẩm chất tự tin, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng : 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực, trinh bày suy nghị, sự tự tin, đồng thời góp phần hình thành năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề...
Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với TPT, BGH và GV
- Phát động phong trào đọc sách về Bác Hồ trước một tháng. Quy định mỗi lớp đăng kí kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Sơ duyệt các tiết mục kể chuyện trước khi diễn ra hoạt động. Chọn 1 đến 2 tiết mục kể chuyện xuất sắc nhất để công diễn trước toàn trường, phù hợp với thời gian của buổi chào cờ.
- Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Hướng dẫn lớp trực tuần viết đề dẫn cho hoạt động kể chuyện. Trong đề dẫn cần nêu tóm tắt tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp, công lao của Bác đối với đất nước, trách nhiệm của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay;
- Phân công lớp trực tuần chuẩn bị tiết mục văn nghệ hát múa về chủ đề Kính yêu Bác Hồ.
Đối với HS:
- Mỗi lớp đăng kí kể một câu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ban tổ chức ấn định thời gian duyệt và lựa chọn câu chuyện đặc sắc nhất để công diễn.
- Các lớp có thể sáng tạo các hình thức kể chuyện khác nhau như: kể chuyện có minh hoạ, lời dẫn, âm nhạc, sân khấu hoá,...;
- Tổ chức tập luyện để tiết mục kể chuyện có chất lượng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
Sản phẩm: Học sinh thực hiện được nghi lễ buổi chào cờ, thuộc bài hát Quốc ca, Đội ca, HS nghiêm túc trong buổi chào cờ.
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chấn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thề hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tồ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
Tồ chức thực hiện:
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
a. Mục tiêu: Tích cực tham gia vào việc kể chuyện và học tập Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
b. Nội dung: Các lớp lên kể câu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
c. Sản phẩm: HS thực hiện được câu chuyện kể của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu và để dẫn vào hoạt động.
TPT đánh giá chung về thái độ, số lượng HS tham gia, chất lượng sơ khảo kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu tên các câu chuyện được công diễn.
Giới thiệu lần lượt đại diện từng lớp lên kể câu chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. HS toàn trường chú ý lắng nghe, động viên.
HS kể chuyện dựa vào gợi ý:
+ Qua các câu chuyện kể về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, em học tập được điều gì ở Bác? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
+ Cảm nhận của em sau khi nghe các bạn kể chuyện?
GV nhận xét chung, tuyên dương các HS tham gia kể chuyện, trao thưởng (nếu có).
Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ.
B. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
Mục tiêu: HS tìm hiếu được thêm câu chuyện về Bác Hồ.
Nội dung: Kể chuyện về cuộc đời hoạt động cùa Bác qua sách, báo,...
Sản phẩm: Học sinh biết được một số câu chuyện về Bác.
Tổ chức thực hiện:
HS tìm đọc các câu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác, sách giáo dục đạo đức như tác phẩm: Những tấm lòng cao cả, Hạt giống tâm hôn, Cửa sổ tâm hôn, Những khoảnh khắc kì điệu; xem chương trình Quà tặng cuộc sống trên ti vì,...
Chọn lọc các câu chuyện còn lại công diễn vào các tiết sinh hoạt dưới cờ có nội dung phù hợp.
- Tự điều chỉnh bản thân phù hợp với nhiệm vụ của HS, đội viên, làm theo Năm điều Bác Hồ dạy.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
- Đánh giá trực tiếp thông qua tiêu chí chấm điểm.
- Quan sát
- Đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh
- Bảng kiểm, phiếu đánh giá sản phẩm học sinh
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
S
TT
Họ và tên người
 thể hiện
Chi 
đội
Tên câu chuyện kể
thứ
 tự thi
Nội dung 
câu chuyện (15đ)
Ngữ điệu, biểu cảm 
(15đ)
Trang phục
 (5đ)
Thời gian
 (5đ)
Ý nghĩa, bài học (10đ)
Tổng
(50đ)
Ghi chú
1
6A
2
6B
3
6C

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chao_co_lop_6_chu_de_2_kham_pha_ban_than_tiet_6_ke_c.doc