Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.

- Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực

 * Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà ở, xây dụng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống;

- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

* Năng lực công nghệ:

- Nhận thức công nghệ: nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết, được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở, bước đầu hình thành ý niệm về quy hình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở;

- Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà, một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở;

- Đánh giá công nghệ: xác định kiểu nhà ở đặc trưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam, xác định loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình;

- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.

 

docx 13 trang Hà Thu 28/05/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ: .
Họ và tên giáo viên: ..
CHƯƠNG I: NHÀ Ở
BÀI 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 
Môn học: Công Nghệ; lớp: 6.
	Thời gian thực hiện: 2 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.
- Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.
- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
2. Năng lực
	* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về nhà ở, xây dụng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
* Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ: nhận biết vai trò của nhà ở đối với con người, nhận dạng được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết, được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở, bước đầu hình thành ý niệm về quy hình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở;
- Giao tiếp công nghệ: biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà, một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở; 
- Đánh giá công nghệ: xác định kiểu nhà ở đặc trưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam, xác định loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình;
- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm, quan tâm đến các công việc trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Giáo viên
	- Tài liệu giảng dạy: tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liêu xây dựng phổ biến ở địa phương, sách giáo khoa (SHS), sách giáo viên, sách bài tập (SBT), thiết kế bài giảng,..
	- Đồ dùng, phương tiện dạy học:
	+ Phiếu học tập.
	+ Tranh ảnh: các kiểu nhà, về vật liệu xây dựng nhà ; hoặc máy tính, file trình chiếu 2. Học sinh
	- Đọc trước nội dung sách giáo khoa.
	- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.
	- Tìm hiểu những vật liệu xây dụng tại địa phương.
	- Bút lông, giấy A0, bảng phụ.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 Phút)	
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu về nội dung bài học và yêu thích môn học.
b. Nội dung: đoán được chủ đề sắp tìm hiểu về “nhà ở”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (1 phút)
* Phương pháp dạy học: phương pháp trò chơi; Kĩ thuật dạy học: tia chớp.
- GV phổ biến tên trò chơi: “Đố vui”
- Nội dung và luật chơi: GV sẽ đưa ra lần lượt các câu hỏi đố vui cho học sinh trả lời, HS nào có câu trả lời nhanh nhất sẽ được ưu tiên trả lời, đúng sẽ được 1 phần quà. 
Câu 1: Đoán xem đây là cái gì? 
 	“Có chân mà chẳng biết đi
 	 Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
 	 Bạn bè chăn, chiếu, gối thôi
 	Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày”
Câu 2: Đoán xem đây là cái gì? 	
	“Có mặt mà chẳng có đầu
	Bốn chân có đủ, không cần có tay
Học trò kẻ dở, người hay
	Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em”
Câu 3: Mình khối chữ nhật chia thành hai ngăn thực phẩm, rau xanh luôn tươi sạch sẽ - Là cái gì?
Câu 4:	Cái gì để tránh nắng mưa, đêm được an giấc xưa nay vẫn cần - Là cái gì?
Ø Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (2 phút)
- HS tiến hành tham gia trò chơi bằng cách suy ngẫm đưa ra câu trả lời nhanh nhất.
à Đáp áp: câu 1- cái giường; câu 2 - cái bàn học, câu 3 - tủ lạnh, câu 4 - cái nhà.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận (1 phút)
- GV mời một số HS có câu trả lời nhanh nhất trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (1 phút)
* Phương pháp đánh giá: hỏi, đáp; công cụ đánh giá: sản phẩm (câu trả lời câu hỏi)
- GV nhận xét các câu trả lời.
- GV yêu cầu học sinh đoán nội dung chủ đề sẽ học, GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo, thông qua các đáp án trả lời, từ đó đưa ra vấn đề vào bài. 
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với “Bài 1: Nhà ở đối với con người”
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về vai trò của nhà ở (12 phút)	
a. Mục tiêu: Nêu được vai trò của nhà đối với con người.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình, phát phiếu học tập cho các nhóm (cặp đôi) có các câu hỏi liên quan đến vai trò của nhà ở.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh, đáp án phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 (1 phút)	
* Phương pháp dạy học: dạy học trực quan; kĩ thuật dạy học: chia sẽ cặp đôi.
- GV chia lớp thành 6 nhóm lớn mỗi nhóm (4 hoặc 6 HS), trong 1 nhóm sẽ có 3 cặp đôi (1 cặp đôi là 2 HS ngồi cùng bàn).
- GV cho học sinh quan sát hình và thảo luận để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Hình ảnh trên mô tả những hiện tượng gì bên ngoài ngôi nhà?
Câu 2: Nhà ở giúp ích gì cho con người khi xảy ra những hiện tượng thiên nhiên trên?
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (2 phút)
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.	
- HS trao đổi, thảo luận với các bạn cùng bàn (cặp đôi) để thống nhất câu trả lời đúng cho các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.
- Các cặp đôi sau khi thảo luận thống nhất ý kiến, chia sẽ ý kiến thống nhất với nhóm lớn, cả nhóm thống nhất đưa ra câu trả lời của nhóm.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 1 (2 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì nhóm nào để trình bày nội dung câu trả lời của mình trong phiếu học tập số 1 sau khi đã thống nhất câu trả lời trong nhóm. 
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung.
à Đáp án: 
Câu 1: Hình ảnh trên mô tả những hiện tượng gì bên ngoài ngôi nhà?
 - Hình ảnh trên mô tả những hiện tượng nắng, mưa, sấm sét, tuyết rơi bên ngoài ngôi nhà.
 Câu 2: Nhà ở giúp ích gì cho con người khi xảy ra những hiện tượng thiên nhiên trên?
- Nhà ở giúp bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên và môi trường.
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (1 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác cặp đôi, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
- GV nhận xét và bổ sung thêm vai trò của nhà ở: bảo vệ con người tránh thú dữ, khói bụi từ môi trường.
- GV kết luận: Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên và môi trường.
Ø Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2 (1 phút)
* Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác; Kĩ thuật dạy học: chia sẽ cặp đôi.
- GV chia lớp thành 6 nhóm lớn mỗi nhóm (4 hoặc 6 HS), trong 1 nhóm sẽ có 3 cặp đôi (1 cặp đôi là 2 HS ngồi cùng bàn).
- GV cho học sinh quan sát hình và thảo luận để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
Em hãy quan sát Hình 1.2 trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy kể các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình? Hãy kể thêm một số hoạt động khác không có trong hình?
Câu 2: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?
Ø Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2 (2 phút)
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.	
- HS trao đổi, thảo luận với các bạn chung bàn (cặp đôi) để thống nhất câu trả lời đúng cho các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.
- Các cặp đôi sau khi thảo luận thống nhất ý kiến chung sẽ chia sẽ ý kiến thống nhất với nhóm lớn, cả nhóm thống nhất đưa ra câu trả lời chung của nhóm.
Ø Ø Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 2 (2 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì nhóm nào để trình bày nội dung câu trả lời của mình trong phiếu học tập số 1 sau khi đã thống nhất câu trả lời trong nhóm. 
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung.
à Đáp án: 
Câu 1: Hãy kể các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình? Hãy kể thêm một số hoạt động khác không có trong hình?
- Các hoạt động thiết yếu thường ngày trong gia đình như: ăn uống, học tập, ngủ, xem tivi (giải trí), ngoài ra còn có vệ sinh, tắm giặt,.v.v 
Câu 2: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi nào?
- Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở nơi ăn uống, nơi sinh hoạt chung, nơi ngủ nghỉ, nơi học tập,.v.v 
Ø Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2 (1 phút)
	* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác cặp đôi, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
- GV kết luận: Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về đặc điểm chung của nhà ở (13 phút)
a. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của nhà ở
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình, phát phiếu học tập cho các nhóm có các câu hỏi liên quan đến đặc điểm chung của nhà ở.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh, đáp án phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 (1 phút)
* PPDH: Dạy học trực quan; KTDH: động não, công não.
- HS quan sát hình 1.3, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Em hãy quan sát hình 1.3 (SGK) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phần nào của ngôi nhà nằm dưới đất?
2. Phần nào che chắn cho ngôi nhà?
3. Thân nhà có những bộ phận chính nào?
Ø Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (3 phút)
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV trong PHT số 3.
- HS trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để thống nhất câu trả lời đúng cho các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận (2 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì nhóm nào để trình bày nội dung câu trả lời của mình trong phiếu học tập số 3 sau khi đã thống nhất câu trả lời trong nhóm. 
à Đáp án:	
1. Phần nào của ngôi nhà nằm dưới đất?
 - Phần móng nhà nằm dưới đất
2. Phần nào che chắn cho ngôi nhà?
- Phần mái nhà che chắn cho ngôi nhà.	
3. Thân nhà có những bộ phận chính nào?	
- Phần thân nhà gồm: sàn nhà, tường nhà, cột nhà, dầm nhà.
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (1 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập (PHT3)
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
-GV kết luận: 2.1. Cấu tạo chung của nhà ở	
Nhà ở thường cấu tạo bởi 3 phần chính:
+ Móng nhà: Nằm dưới mặt đất, giúp chống đỡ phần trên ngôi nhà.
+ Thân nhà: Tạo nên kiến trúc ngôi nhà gồm: cột nhà, tường nhà, sàn gác, dầm nhà, 
+ Mái nhà: Là phần trên cùng, che phủ và bảo vệ các bộ phận bên dưới.
ØØ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 (1 phút)
* PPDH: Dạy học trực quan; KTDH: động não, công não.
- HS quan sát hình 1.4 và trả lời câu hỏi: Các hoạt động thường ngày của gia đình được thể hiện ở những khu vực nào trong ngôi nhà như minh họa ở Hình 1.4?
ØØ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 2 (2 phút)	
- HS suy ngẫm, trao đổi, chia sẻ với bạn cùng bàn và đưa ra câu trả lời.
ØØ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận 2
 (2 phút)	
- GV mời ngẫu nhiên một HS báo cáo trước lớp kết quả thảo luận.
 à Đáp án: Các hoạt động thường ngày của gia đình được thể hiện ở những khu vực như: ngủ ở phòng ngủ, tắm và vệ sinh ở nhà vệ sinh, nấu ăn và ăn trong không gian bếp, sinh hoạt chung và tiếp khách ở phòng khách, 
ØØ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2 (1 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập (câu trả lời)
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo
- GV kết luận: 2.2. Các khu vực chính trong nhà ở
Nhà ở có các khu vực chính trong nhà: nơi tiếp khách, nơi ngủ, ăn uống, nhà bếp, nhà vệ sinh, 
Hoạt động 2.3 Tìm hiểu về một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam (15 phút)
a. Mục tiêu: Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng ở Việt Nam
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình, phát phiếu học tập cho các nhóm trả lời câu hỏi liên quan đến một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh, đáp án phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. (2 phút)
* PPDH: dạy học hợp tác; KTDH: khăn trải bàn.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 5 – 6 HS, mỗi nhóm cử 1 thư kí và 1 nhóm trưởng. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, bút lông. Yêu cầu HS quan sát hình 1.5, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Câu 1:
Phiếu học tập số 4
Câu 2: Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở khu vực nông thôn, thành thị và ven sông?
Câu 3: Theo em, vì sao kiến trúc nhà nêu trên lại phổ biến ở mỗi khu vực?
Ø Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (6 phút)	
+ HS sử dụng giấy A0, bút lông và chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.
+ Mỗi thành viên phụ trách vị trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định. 
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Thư ký của nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm của “khăn trải bàn.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận (5 phút)
- Giáo viên cho các nhóm lần lượt dán giấy A0 ghi nội dung thảo luận (trả lời 3 câu hỏi). Gọi ngẫu nhiên HS của bất kỳ nhóm nào để trình bày lại nội dung thống nhất sau khi thảo luận của nhóm mình trong giấy A0 cho HS cả lớp nghe.
- Các HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày ý kiến phản hồi đối với các ý kiến nhận xét, bổ sung của các bạn trong lớp.
- GV cùng với HS lần lượt tổng kết, thống nhất các nội dung kiến thức cơ bản cần đạt của hoạt động hợp tác 1.
™ Đáp án trả lời:
Câu 1: Hãy quan sát hình 1.5 chọn nội dung mô tả kiến trúc nhà ở mỗi hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (H.1.5) phù hợp với nội dung mô tả bên dưới hình.
	à Hình 1- c; hình 2- f; hình 3- d; hình 4- a; hình 5-e; hình 6- b.
Câu 2: Kiến trúc nhà nào em thường thấy ở khu vực nông thôn, thành thị và ven sông?
à	Nông thôn: nhà ba gian truyền thống, nhà riêng lẻ mái ngói hoặc bê tông.
Thành thị: nhà liên kế, nhà biệt thự, nhà chung cư, 
Nhà ở miền núi: nhà sàn.
Vùng sông nước: nhà nổi (nhà bè, nhà thuyền)
Câu 3: Theo em, vì sao kiến trúc nhà nêu trên lại phổ biến ở mỗi khu vực?
à Tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. 
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (2 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập (đáp án PHT4)
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
- GV kết luận: 
Ở nước ta có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương. 
Ví dụ: Nông thôn: nhà ba gian truyền thống, nhà riêng lẻ mái ngói hoặc bê tông.
Thành thị: nhà liên kế, nhà biệt thự, nhà chung cư, 
Nhà ở miền núi: nhà sàn.
Vùng sông nước: nhà nổi (nhà bè, nhà thuyền)
Hoạt động 2.4 Tìm hiểu về vật liệu xây dựng nhà (15 phút)
a. Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình, phát phiếu học tập 5 cho các nhóm, có các câu hỏi liên quan tìm hiểu các loại vật liệu dùng để xây dựng ngôi nhà và cách liên kết các vật liệu xây dựng.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh, đáp án phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
ØBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1 (1 phút)	
* PPDH: dạy học hợp tác; KTDH: Kĩ thuật phòng tranh.
	- GV giới thiệu một số vật liệu xây dựng	
	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành PHT 5, bằng cách trình dán hình ảnh do Gv cung cấp vào vị trí thích hợp.
	PHIẾU HỌC TẬP 5 
Hãy quan sát phân loại nguồn gốc của các vật liệu xây dựng theo bảng sau:
Nguồn gốc vật liệu xây dựng
Tranh các loại vật liệu xây dựng
Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc nhân tạo
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập (5 phút)
HS thực hiện nhiệm vụ và trưng bày các sản phẩm học tập như một phòng triển 
lãm tranh.
HS di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Trong quá trình “xem triển lãm”, HS đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm.
HS quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.
	Ø Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận (3 phút)
	- Gv gọi đại diện nhóm bất kì để báo cáo kết quả của nhóm.
	- Cho nhóm khác nhận xét.	
	à Đáp án:
Nguồn gốc vật liệu xây dựng
Tranh các loại vật liệu xây dựng
Nguồn gốc tự nhiên
Nguồn gốc nhân tạo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (1 phút)
* PPĐG: viết, quan sát; công cụ đánh giá: Rubric tham gia hoạt động nhóm, thang đo (đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm)
Thang đo	BẢNG ĐÁNH MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH SẢN PHẨM
(Dành cho học sinh) 
STT 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
Mức độ đánh giá (điểm)
1 
2 
3
4
1 
Nguồn gốc tự nhiên
Thiếu 3 hình
Thiếu 2 hình
Thiếu 1 hình
Đủ và chính xác
2 điểm
3 điểm
4 điểm
5 điểm
2 
Nguồn gốc nhân tạo
Thiếu 3 hình
Thiếu 2 hình
Thiếu 1 hình
Đủ và chính xác
2 điểm
3 điểm
4 điểm
5 điểm
Nhận xét khác: 
Tổng điểm: 
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
Thang đánh giá:
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM VÀ SẢN PHẨM
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM TỐI ĐA
ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
1
Tổ chức làm việc nhóm ( nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ các thành viên)
1,0đ
2
Tổ chức hoạt động nhóm ( Các thành viên tham gia tích cực, không khí làm việc vui vẻ)
1,0đ
3
Kĩ luật và vệ sinh.
1,0đ
4
Sản phẩm ( thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt: 100% đạt yêu cầu)
4,0đ 
5
- Trình bày sản phẩm: thẩm mỹ, rõ ràng.
- Báo cáo của nhóm rõ ràng, mạch lạc.
1,5đ
1,5đ
Tổng
10,0đ
- GV kết luận: 
Vật liệu xây dựng nhà gồm:
+ Vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: cát, đá, gỗ, tre, đất sét, lá,...
+ Vật liệu nhân tạo như: gạch, ngói, xi măng, thép, nhôm, nhựa, kính...
ØØBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 2 (1 phút)
* PPDH: giải quyết vấn đề, KTDH: kĩ thuật động não, công não;
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.7 và hình 1.8 trong SGK và yêu cầu HS trả lời câu hỏi về cách liên kết các vật liệu xây dựng: 
Câu hỏi: Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta dùng vật liệu gì? Và chúng được tạo ra nhằm mục đích gì?
ØØ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 2(2 phút)	
- HS suy ngẫm, trao đổi, chia sẻ với bạn và đưa ra câu trả lời.
à Đáp án: Để liên kết các viên gạch với nhau thành một khối tường, người ta dùng vật liệu là vữa xi măng- cát (vữa xây dựng)
àVữa xây dựng là một vật liệu quan trọng khi thi công các công trình xây dựng vì vữa khi đong cứng rắn lại sẽ có tính chịu lực tốt bởi các tác động mạnh. Vữa xi măng – cát dùng để xây, trát, ốp, lát, láng ở mọi nơi, kể cả nơi ẩm ướt, chịu nước, dưới mực nước ngầm, chịu lực lớn, 
ØØ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận 2 (1 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì để trình bày nội dung câu trả lời.
ØØ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2 (1 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; công cụ đánh giá: sản phẩm học tập (đáp án trả lời)
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo.
Hoạt động 2.5 Tìm hiểu về quy trình xây dựng nhà ở (12 phút)
a. Mục tiêu: Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình, phát phiếu học tập 6 cho các nhóm (cặp đôi) có các câu hỏi liên quan đến quy trình xây dựng nhà ở.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh, đáp án phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút)
* Phương pháp dạy học: dạy học hợp tác; Kĩ thuật dạy học: chia sẽ cặp đôi.
- GV chia lớp thành 6 nhóm lớn mỗi nhóm (4 hoặc 6 HS), trong 1 nhóm sẽ có 3 cặp đôi (1 cặp đôi là 2 HS ngồi cùng bàn). GV cho học sinh quan sát hình và thảo luận để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 6, sắp xếp về trình tự xây dựng ngôi nhà: Thi công xây dựng ngôi nhà – Hoàn thiện ngôi nhà – Chuẩn bị xây dựng nhà.
Phiếu học tập số 6
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (5 phút)
- HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.	
- HS trao đổi, thảo luận với các bạn cùng bàn (cặp đôi) để thống nhất câu trả lời đúng cho các câu hỏi của GV trong phiếu học tập.
- Các cặp đôi sau khi thảo luận thống nhất ý kiến, chia sẽ ý kiến thống nhất với nhóm lớn, cả nhóm thống nhất đưa ra câu trả lời của nhóm.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 1 (3 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì nhóm nào để trình bày nội dung câu trả lời của mình trong phiếu học tập số 1 sau khi đã thống nhất câu trả lời trong nhóm. 
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung.
à Đáp án: Trình tự xây dựng ngôi nhà: 
- Bước 1: Chuẩn bị xây dựng nhà: vẽ thiết kế, chọn vật liệu, làm việc với kiến trúc sư.
- Bước 2: Thi công xây dựng ngôi nhà: làm móng nhà, xây tường, lợp mái.
- Bước 3: Hoàn thiện ngôi nhà: quét vôi, lắp đặt hệ thống điện, nước.
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (2 phút)
* PPĐG: vấn đáp kiểm tra, quan sát; CCĐG: sản phẩm học tập (đáp án PHT6)
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ hợp tác cặp đôi, nhóm khi thực hiện nhiệm vụ và kết quả mà HS báo cáo.
+ GV kết luận: Quy trình xây dựng nhà ở gồm 3 bước chính sau: 
+ Chuẩn bị xây dựng nhà.
+ Thi công xây dựng ngôi nhà.
+ Hoàn thiện ngôi nhà.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn vai trò và đặc điểm chung của nhà ở
b. Nội dung: Bài tập phần luyện tập trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (4 phút)
* PPDH: Dạy học luyện tập ; KTDH: tia chớp
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời lần lượt các câu hỏi phần luyện tập trang 13 SGK:
Câu 1: Ngoài các khu vực chính, trong nhà còn có những khu vực nào?
Câu 2: Trong nhà ở, một vài khu vực có thể được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí với nhau trong khu vực sau: nơi thờ cũng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.
Câu 3: Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong từng hình?
Câu 4: Trong các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam thì kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?
Câu 5: Em hãy quan sát các ngôi nhà trong hình và cho biết ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất.
Câu 6: Em hãy cho biết những ngôi nhà trong hình đang thực hiện ở bước nào của quy trình xây dựng ngôi nhà.
Ø Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (5 phút)	
- HS suy ngẫm, trao đổi, chia sẻ với bạn và đưa ra câu trả lời.
à Đáp án:
Câu 1: Ngoài các khu vực chính, trong nhà còn có những khu vực nào?
à Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có những khu vực như: phòng khách, phòng đọc sách, phòng thay đồ, nơi để xe.v.v 
Câu 2: Trong nhà ở, một vài khu vực có thể được bố trí chung một vị trí. Em hãy chỉ ra các khu vực có thể bố trí với nhau trong khu vực sau: nơi thờ cũng, nơi học tập, nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nơi nấu ăn, nơi tắm giặt, nơi chăn nuôi, nơi ăn uống, nơi phơi quần áo.
à Nơi nhà bếp + ăn uống; ngủ nghỉ + học tập; nơi thờ cúng + tiếp khách; tắm giặt + vệ sinh.
Câu 3: Em hãy cho biết tên kiến trúc nhà ở trong từng hình?
à Hình a- Nhà sàn; hình b- nhà liền kề; hình c- nhà chung cư.
Câu 4: Trong các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam thì kiểu kiến trúc nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?
à Nhà chung cư, biệt thự, nhà riêng biệt có nhiều phòng hay nhiều tầng.v.v 
Câu 5: Em hãy quan sát các ngôi nhà trong hình và cho biết ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất.
à Ngôi nhà hình c có kết cấu vững chắc nhất.
Câu 6: Em hãy cho biết những ngôi nhà trong hình đang thực hiện ở bước nào của quy trình xây dựng ngôi nhà.
à Hình a và hình c đang thi công xây dựng ngôi nhà; hình b đang hoàn thiện ngôi nhà.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận (4 phút)
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên HS của bất kì để trình bày nội dung câu trả lời.
Ø Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (2 phút)
* PPĐG: hỏi, đáp; công cụ đánh giá: bài tập
- GV nhận xét đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả mà HS đã báo cáo.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b. Nội dung: bài tập phần vận dụng trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (4 phút)
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1, 2 trong phần Vận dụng của SGK.
Câu 1: Hãy mô tả các khu vực chính trong ngôi nhà của gia đình em?
Câu 2: Nhận xét về các kiến trúc nhà phổ biến tại nơi em đang ở?
- GV hướng dẫn HS nhận định cách phân chia các phòng, các khu vực bên trong ngôi nhà của mình và mô tả về 1 kiểu kiến trúc nhà ở tại địa phương.
ØBước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả học tập và thảo luận: HS báo cáo ở tiết học sau.
ØBước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (1 phút): 
	GV đánh giá rút kinh nghiêm tiết học	./.
- HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_1_nha_o_doi_voi_con_nguoi.docx