Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người (Bản hay)

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Kể được tên một số vật liệu dùng để xây nhà.

- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2.Về năng lực:

2.1 Năng lực chung:`

- Tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực học tập.

+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về nhà ở, xây dựng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.

+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.

2.2 Năng lực công nghệ:

- Nhận thức công nghệ:

+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở.

+ Bước đầu hình thành ý niệm về quy trình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở.

- Giao tiếp công nghệ:

+ Biết được một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở.

- Đánh giá công nghệ:

+ Xác định được loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.

3.Về phẩm chất:

- Nhân ái:

+ Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.

+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình.

- Chăm chỉ:

+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu mục tiêu bài học.

- Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.

- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.

- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu

+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.

2. Học sinh

- Đọc trước bài “nhà ở đối với con người” ở nhà.

- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.

- Tìm hiểu những vật liệu xây dựng tại địa phương.

III. Tiến trình dạy học

A. Hoạt động Mở đầu

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở

b. Nội dung: những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người.

c. Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: Em hãy kể những vật liệu dùng để xây nhà mà em biết ?

GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người nhưng được xây từ vật liệu nào và quy trình để xây nhà như nào thì chúng ta vào bài hôm nay.

 

doc 6 trang Hà Thu 28/05/2022 3590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1: Nhà ở đối với con người (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
 Ngày dạy
1/9/2021
Tiết thứ
Tiết số
 Lớp
Ngày dạy
 Ghi chú
Bài 1: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Kể được tên một số vật liệu dùng để xây nhà.
- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
2.Về năng lực:
2.1 Năng lực chung:`
- Tự chủ và tự học: 
+ Chủ động, tích cực học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về nhà ở, xây dựng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.
+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
2.2 Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ:
+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở.
+ Bước đầu hình thành ý niệm về quy trình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở.
- Giao tiếp công nghệ:
+ Biết được một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở.
- Đánh giá công nghệ:
+ Xác định được loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.
3.Về phẩm chất:
- Nhân ái: 
+ Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.
+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình.
- Chăm chỉ:
+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
2. Học sinh
- Đọc trước bài “nhà ở đối với con người” ở nhà.
- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.
- Tìm hiểu những vật liệu xây dựng tại địa phương. 
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động Mở đầu
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở 
b. Nội dung: những lợi ích mà nhà ở mang đến cho con người.
c. Sản phẩm: nhu cầu tìm hiểu về nhà ở của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Em hãy kể những vật liệu dùng để xây nhà mà em biết ?
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người nhưng được xây từ vật liệu nào và quy trình để xây nhà như nào thì chúng ta vào bài hôm nay.
B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Vật liệu xây dựng nhà
a.Mục tiêu: Giới thiệu một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Trình bày các loại vật liệu xây dựng nhà.
c. Sản phẩm: Tên gọi một số vật liệu xây dựng ngôi nhà
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
-Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam và cho biết kiểu nhà nào có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng.
+ GV đặt vấn đề: Ngôi nhà cần xây dựng như thế nào để không bị sập, đổ khi có mưa, gió, giông, bão thông qua vấn đề, GV dẫn dắt HS đi vào các nhiệm vụ của hoạt động 4.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 11 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau), yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi về các vật liệu xây dựng. 
+ GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kể thêm một số vật liệu xây dựng không có trong hình 1.6 và nêu công dụng của chúng.
+ GV đặt vấn đề để các nhóm thảo luận: vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng? Vì sao lại dùng chúng?
+ GV yêu cầu các nhóm phân tích hình 1.7 và 1.8 để về việc tạo ra hỗn hợp vữa xi măng-cát; bê tông.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận 
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở 
4. Vật liệu xây dựng nhà 
+ Vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: cát, đá, sỏi, gỗ, tre, đất sét, lá (tranh, dừa, cọ),...
+ Vật liệu nhân tạo như: gạch, ngói, vôi, xi măng, thép, nhôm, nhựa, kính
*Pha trộn giữa các vật liệu xây dựng
- Pha trộn xi măng với cát và nước để tạo hỗn hợp vữa xi măng – cát
- Pha trộn thêm đá hoặc sỏi cùng với xi măng, cát và nước sẽ tạo thành hỗn hợp bê tông
 Hoạt động 2: Quy trình xây dựng nhà ở
a.Mục tiêu: giúp HS tìm hiểu quy trình xây dựng và một số công việc cụ thể khi xây dựng nhà ở.
b.Nội dung: sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà theo trình tự hợp lí, kể những công việc cụ thể trong mỗi bước xây dựng nhà.
c.Sản phẩm: quy trình chung xây dựng nhà ở, một số công việc khi xây dựng nhà.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
-Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp làm 5 nhóm, phát giấy màu ghi quy trình xây dựng nhà ở cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và sắp xếp đúng quy trình xây dựng nhà ở. Thời gian 2 phút
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau
Vẽ thiết kế	Xây	tường	Chọn	vật	liệu	Lợp	mái
Làm việc với kiến trúc sư Quét vôi Lắp đặt hệ thống điện, nước Làm móng nhà 
GV phát phiếu mầu cho mỗi nhóm có ghi các công việc của quy trình xây dựng nhà ở. GV yêu cầu các nhóm sắp xếp các công việc đó tương ứng với từng giai đoạn của quá trình xây dựng nhà ở. Thời gian thảo luận 4phút. 
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy màu GV phát, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và sắp xếp đúng quy trình xây dựng nhà ở và sắp xếp đúng các công việc tương ứng với từng giai đoạn của quy trình xây dựng nhà ở
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận 
GV yêu cầu các nhóm lên bảng dán phiếu mầu lên đúng phần bảng tương ứng các giai đoạn của quy trình xây dựng nhà ở, các công việc tương ứng với từng giai đoạn của quy trình xây dựng nhà ở
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở. 
5. Quy trình xây dựng nhà ở
Sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở
Chuẩn bị
Thi công 
Hoàn thiện
C. Hoạt động Luyện tập
a.Mục tiêu: giúp HS hiểu rõ hơn đặc điểm chung của nhà ở, kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam, quy trình xây dựng nhà ở.
b.Nội dung: bài tập phần Luyện tập trong SHS.
c.Sản phẩm: đáp án bài tập phần Luyện tập trong SHS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng.
- GV chiếu từng câu hỏi để HS nhiên cứu tài liệu kết hợp hiểu biết thực tế trả lời các câu hỏi. Trong từng câu hỏi GV Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời. Cuối cùng GV chốt vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập.
+ HS quan sát màn chiếu các câu hỏi để nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi:
 Làm việc nhóm:
 Câu 4: Kiểu kiến trúc nhà nào nên xây dựng bằng bê tông cốt thép?
Câu 5: Ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất?
Câu 6: Các ngôi nhà đang thực hiện bước nào của quy trình xây dựng nhà?
Cuối mỗi câu hỏi HS đều tham gia nhận xét, bổ sung và cuối cùng tập trung nghe GV chốt đáp án.
- Báo cáo, thảo luận 
Cá nhân hay đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các câu hỏi nhiệm vụ của hoạt động luyện tập. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động luyện tập.
+ GV dẫn dắt đi đến hoạt động vận dụng.
* Gợi ý đáp án:
Câu 4: Nhà liền kề, nhà chung cư, nhà biệt thự.
Câu 5: Đáp án C.
Câu 6: a. bước hoàn thiện (tô tường); b. bước hoàn thiện (lát nền); c. bước thi công (lợp mái). 
D. Hoạt động Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b. Nội dung: HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phần vận dụng. Hoạt động này HS sẽ về nhà làm việc cặp đôi. Tiết học sau các nhóm sẽ nộp sản phẩn của nhóm để đánh giá.
c. Sản phẩm: Đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng. 
+ GV chiếu các câu hỏi ở phần vận dụng, đồng thời gợi ý nội dung 2 câu hỏi để giúp HS có định hướng ban đầu để giải quyết bài tập.
Câu 1: HS phải nhận định phân chia các phòng, các khu vực trong nhà ở của mình.
Câu 2: HS phải dựa vào đặc điểm của từng cấu trúc để nhận dạng kiểu kiến trúc nhà ở phổ biến ở đại phương.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng.
+ HS quan sát màn chiếu các câu hỏi, nghe GV định hướng nội dung 2 câu bài tập.
Câu 1: Nhận xét về các kiểu kiến trúc nhà phổ biến tại nơi em đang ở.
Mô tả
Kiểu nhà
Khu vực
a.Toà nhà gồm nhiều căn hộ sử dụng chung các công trình phụ (lối đi, cầu thang, nhà để xe, sân chơi,...).
b. Nhiều nhà ở riêng biệt, được xây sát nhau thành một dãy
c.Nhà được chia thành 3 gian phòng gồm: phòng chính lớn ở giữa, 2 phòng nhỏ ở hai bên.
d.Nhà dựng trên bè, nổi trên mặt nước.
e. Nhà được xây riêng biệt trong khuôn viên rộng lớn, đáy đủ tiện nghi
f. Nhà có sàn nhà cao hơn mặt nước hoặc mặt đất, dựng trên những cây cột.
- Báo cáo, thảo luận: 
Cá nhân hay đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
 Ngày kí: 
 Tổ trưởng
 Nguyễn Văn Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_1_nha_o_doi_voi_con_nguoi_ban_ha.doc