Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình - Năm học 2021-2022 - Lê Văn Bích
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả.
2. Về năng lực:
- Năng lực công nghệ:
Năng lực nhận thức công nghệ:
Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả.
- Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sử dụng năng lượng.
Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận nhóm những vấn đề của bài học.
3. Về phẩm chất:
Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, quan sát hình vẽ.
Trách nhiệm: có ý thức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Than củi, dầu hoả, bóng đèn led.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi chép, bút, giấy A4, bút lông,
Ngày 20 tháng 9 năm 2021 Họ và tên giáo viên: Lê Văn Bích Tổ chuyên môn: Toán – Tin – Lí – Hoá – Sinh – CN Bài 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH Môn học: Công nghệ ; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả. 2. Về năng lực: - Năng lực công nghệ: Năng lực nhận thức công nghệ: Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực học tập; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng sử dụng năng lượng. Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận nhóm những vấn đề của bài học. 3. Về phẩm chất: Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, quan sát hình vẽ. Trách nhiệm: có ý thức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Than củi, dầu hoả, bóng đèn led. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi chép, bút, giấy A4, bút lông, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sử dụng năng lượng (5’) a) Mục tiêu: Tìm hiểu sử dụng năng lượng trong gia đình. b) Nội dung: Trong gia đình em đã sử dụng những năng lượng gì? c) Sản phẩm: Sử dụng năng lượng điện, ga, than, gió, năng lượng mặt trời. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về sử dụng năng lượng trong gia đình. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời câu hỏi ghi vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi vài học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét câu trả lời. * Kết luận, nhận định: - GV kết luận: Trong gia đình sử dụng năng lượng điện, ga, than, gió, năng lượng mặt trời. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65’) 1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà (20’) a) Mục tiêu: Nhận biết các nguồn năng lượng dùng trong ngôi nhà. b) Nội dung: - Yêu cầu HS quan sát H.2.1 và trả lời các câu hỏi: + Các hình a, b, c, d, e, g cho biết con người làm việc gì? + Mỗi hình a, b, c, d, e, g con người sử dụng nguồn năng lượng gì? + Trong các nguồn năng lượng trên, năng lượng nào thuộc loại năng lượng chất đốt? c) Sản phẩm: - HS quan sát hình và nêu được: + Con người là quần áo, nấu ăn, học bài, nấu ăn, dụng laptop, trời gió, trời nắng. + Dùng năng lượng điện, ga, dầu hoả, than, điện, năng lượng gió, mặt trời. + Năng lượng chất đốt gồm: than, ga, củi khô d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình và ghi câu trả lời vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi vài học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét câu trả lời. * Kết luận, nhận định: - GV: Yêu cầu HS kết luận về các nguồn năng lượng dùng trong gia đình. - HS: Kết luận về các nguồn năng lượng dùng trong gia đình. 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (45’) a) Mục tiêu: Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả. b) Nội dung: - Yêu cầu HS quan sát H.2.2 và trả lời các câu hỏi: + Việc sử dụng điện vượt quá mức cần thiết có thể gây tác động như thế nào đến việc khai thác tài nguyên để sản xuất điện? + Sử dụng chất đốt (than củi, dầu hoả, khí ga) để sản xuất và đun nấu gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống ? Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS quan sát H.2.3 và trả lời các câu hỏi: + Vìsao những việc làm trong H.2.3 gây lãng phí điện năng? + Làm cách nào để tiết kiệm điện năng trong gia đình? Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu HS quan sát H.2.4 và trả lời các câu hỏi: + Trong H.2.4 những trường hợp nào tiết kiệm năng lượng? Vì sao? + Nêu một số biện pháp làm tiết kiệm chất đốt ở gia đình. Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. c) Sản phẩm: - HS quan sát hình nêu được: + Sử dụng điện vượt mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. + Sử dụng chất đốt lảm ô nhiễm môi trường. - HS nêu được: + Bật đèn không sử dụng tốn điện, mở cửa tủ lạnh hơi lạnh thoát ra ngoài tốn điện nhiều, để tivi không xem tốn điện. + Cách tiết kiệm điện năng: tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng, sử dụng bóng đèn LED, tận dụng gió, ánh sáng để giảm bớt sử dụng điện - HS nêu được: + Trường hợp tiết kiệm năng lượng là bếp lửa vừa, bếp cải tiến, vì lượng nhiệt ít thoát ra bên ngoài. + Biện pháp tiết kiệm chất đốt: khi đun nấu để lửa vừa, khi nấu xong tắt bếp d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 trong SGK và trả lời các câu hỏi. Thảo luận nhóm câu trả lời. - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3 trong SGK và trả lời các câu hỏi. Thảo luận nhóm câu trả lời. - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 trong SGK và trả lời các câu hỏi. Thảo luận nhóm câu trả lời. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình và ghi câu trả lời vào vở. Thảo luận nhóm câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi vài nhóm trả lời, gọi nhóm khác nhận xét. - Nhóm HS trả lời câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét câu trả lời. * Kết luận, nhận định: - GV: Yêu cầu HS kết luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng. - HS: Kết luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (12’) a) Mục tiêu: củng cố các kiến thức đã về năng lượng. b) Nội dung: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Câu 1/17: Em hãy cho biết nguồn năng lượng nào được sử dụng để duy trì hoạt động cho các đồ dùng, thiết bị sau: máy tính cầm tay, bật lửa, quạt bàn, đèn pin, bếp cồn, tủ lạnh? Câu 2/17: Ngoài các đồ dùng trên, em hãy kể thêm những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà. Câu 3/17: Em hãy nêu những biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tivi, tủ lạnh. Câu 4/17: Vì sao những cách làm dưới đây giúp tiết kiệm chất đốt? c) Sản phẩm: Câu 1/17: Máy tính cầm tay dùng điện, bật lửa dùng ga, quạt bàn dùng điện, đèn pin dùng pin, bếp cồn dùng cồn, tủ lạnh dùng điện. Câu 2/17: Đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà: bếp ga, ấm điện Câu 3/17: Biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng tivi dùng xong tắt tivi, tủ lạnh điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Câu 4/17: Tiết kiệm chất đốt, vì ít mất nhiệt ra môi trường, ngâm mềm nấu mau chín. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi trong SGK và trả lời câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc câu hỏi và ghi câu trả lời vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi vài học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét câu trả lời. * Kết luận, nhận định: - GV đánh giá câu trả lời của học sinh. - HS hoàn thiện câu trả lời. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (8’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về năng lượng vào thực tiễn. b) Nội dung: - Yêu cầu HS trả lời các bài tập: BT1/18: Em hãy kể những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt trong ngôi nhà của gia đình em. BT2/18: Hãy kể những biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện. BT3 /18: Gia đình em đã sử dụng tiết kiệm chất đốt như thế nào? c) Sản phẩm: BT1/18: Những đồ dùng sử dụng năng lượng điện và năng lượng chất đốt: bếp ga, tủ lạnh, quạt điện BT2/18: Biện pháp tiết kiệm điện mà em đã thực hiện: không sử dụng quạt tắt quạt... BT3/18: Gia đình em đã sử dụng tiết kiệm chất đốt: khi gió che chắn bếp ga khỏi bị gió. d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS đọc đề bài tập trong SGK và trả lời câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc bài tập và ghi câu trả lời vào vở. * Báo cáo, thảo luận: - GV gọi vài học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - HS trả lời bài tập. - HS khác nhận xét câu trả lời. * Kết luận, nhận định: - GV đánh giá câu trả lời của học sinh. - HS hoàn thiện câu trả lời.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_bai_2_su_dung_nang_luong_trong_gia_d.doc