Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh (Tiếp theo)

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh (Tiếp theo)

Hoạt động 2: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh

a. Mục tiêu: Mô tả được ba đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tính tiện nghi, tính an toàn cao và tiết kiệm năng lượng.

b. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 16 SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

 

doc 7 trang Hà Thu 7820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 3: Ngôi nhà thông minh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: NGÔI NHÀ THÔNG MINH ( Phần II )
Hoạt động 2: Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
a. Mục tiêu: Mô tả được ba đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tính tiện nghi, tính an toàn cao và tiết kiệm năng lượng.
b. Nội dung: Câu hỏi hình thành kiến thức trang 16 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS đọc nội dung phần II và thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi:
+ Ngôi nhà thông minh có dễ sử dụng đối với người già và trẻ em không? Vì sao?
+ Nêu tên các thiết bị được điều khiển từ xa trong H3.2.
- GV yêu cầu HS quan sát H3.3 và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi:
+ Hệ thống an ninh, báo cháy và chữa cháy có thể cảnh báo trong những trường hợp nào?
+ Khi có nguy cơ mất an toàn, hệ thống an ninh, báo cháy và chữa cháy sẽ thông báo cho chủ nhà bằng cách nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H3.4 và thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi: ngôi nhà thông minh thu nhận năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió bằng thiết bị nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả:
Ngôi nhà thông minh dễ sử dụng đối với cả người già, trẻ em và người ít hiểu biết về công nghệ bởi tính tiện nghi của nó vì ngôi nhà thông minh có tính tự động hoặc được điều khiển chỉ bằng một nút bấm. Các tiện nghi của nó hoàn toàn thích hợp với hai đối tượng này. 
Các thiết bị được điều khiển từ xa được thể hiện trong hình 3.2 là: a – tủ lạnh; b – bếp từ; c – điều hoà; d, e, k – camera; g – máy tính; h – khoá cửa: i– lò vi sóng; 1– chuông báo cửa.
Hệ thống an ninh, báo cháy và chữa cháy có thể cảnh báo trong những trường hợp: có khói vượt quá ngưỡng an toàn, rò rỉ khí gas, phát hiện xâm nhập trái phép, báo kính vỡ, phát hiện chuyển động, phát hiện mở cửa.
 Khi có nguy cơ mất an toàn, hệ thống an ninh, báo cháy và chữa cháy sẽ thông báo cho chủ nhà bằng cách thông báo qua điện thoại, thông báo qua còi, đèn chớp.
Ngôi nhà thông minh thu nhận năng lượng mặt trời và năng lượng gió nhờ vào các tấm pin mặt trời và các tua-bin gió cùng với bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện.
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
2. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Đặc điểm 1: Tính tiện nghi
- Các thiết bi trong ngôi nhà thông minh đều dễ sử dụng do hoạt động tự động được điều khiển từ xa bằng các thao tác đơn giản
- Các thiết bị thông minh còn có thể ghi nhớ thói quen của người sử dụng, tự thay đôi và cài đặt sẵn cho phù hợp.
Đặc điểm 2: Tính an toàn cao
- Sự an toàn trong ngôi nahf thông minh được đảm bảo nhờ hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy và chữa cháy giúp giám sát từ xa,...
Đặc điểm 3: Tiết kiệm năng lượng
- Ngôi nhà thông minh tiết kiệm năng lượng do được lắp đặt các thiết bị có thể tự động bât hoặc tắt, tự động điều chỉnh mức tiêu hao năng lượng theo nhu cầu của người sử dụng và môi trường xung quanh.
- Hệ thống chuyển từ năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời thành điện giúp tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:
1) Nêu từ hoặc cụm từ còn thiếu mô tả đặc điểm của ngôi nhà thông minh trong các dấu chấm: 
Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được lắp đặt các........... thành hệ thống và được điều khiển......... đảm bảo tăng tính tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng khi sử dụng. 
2) Có bao nhiêu hệ thống trong ngôi nhà thông minh?
a. 6 hệ thống	 b. 7 hệ thống 	c. 8 hệ thống 
3) Hoàn thành bảng 3.1, 3.2 trong sgk quan Phiếu học tập số 1, 2. 
Nhóm:,.................................................................... Lớp:..............................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Hãy đọc câu hỏi phần luyện tập trang 16 SGK và hoàn thành thông tin theo bảng sau:
Tên hệ thống
Hoạt động tự động
Hệ thống đèn chiếu sáng
Hệ thống an ninh
Hệ thống báo động, báo cháy
Hệ thống mành rèm
Hệ thống thiết bị nhiệt
Hệ thống giải trí
Hệ thống tưới nước
Nhóm:,.................................................................... Lớp:..............................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Yêu cầu: Hãy đọc phần luyện tập trong SGK trang 18 và hoàn thành bảng sau:
Mô tả
Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Người đi tới đâu đèn tự động bật chiếu sáng
Tin nhắn được gửi đến điện thoại của chủ nhà khi phát hiện ra sự xâm nhập trái phép.
Có tấm pin mặt trời ở mái nhà
Điều hòa tự động điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với điều kiện tự nhiên xung quanh
Chạm nút “đi ngủ” trên màn hình điện thoại thì điện được tắt, rèm được kéo vào, cửa được đóng
Còi báo cháy kêu khi phát hiện nồng độ khói trong nhà vượt ngưỡng an toàn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
1) Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị thông minh thành hệ thống và được điều khiển tự động hoặc từ xa, đảm bảo tăng tính tiện nghi, an toàn và tiết kiệm năng lượng khi sử dụng. 
2) Đán án C.
3) Phiếu học tập số 1,2
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:
1) Sưu tầm các video về các hệ thống thiết bị trong ngôi nhà thông minh .
2) GV cho HS đọc hoặc tự đọc mục Em có biết trang 15 SGK, yêu cầu HS liên hệ thực tế: Những người xung quanh có ai là kĩ sư công nghệ thông tin? Công việc cụ thể của họ là gì? HS tìm hiểu về nghề và liên hệ với thực tế.
3) Ngôi nhà của gia đình em có đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh không? Hãy nêu các đặc điểm đó?
4) Hãy vẽ hoặc mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và phiếu học tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_3_ngoi_nha_thong_minh_tiep_theo.doc