Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1-10 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1-10 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kiến thức:

- Kể được các nguồn năng lượng thông dụng trong gia đình.

- Nêu được các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả.

2. Về năng lực: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kĩ năng:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu các nguồn năng lượng trong gia đình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận để tìm ra các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

b. Năng lực công nghệ:

- Năng lực nhận thức công nghệ: nhận biết được các nguồn năng lượng thông dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình, nhận biết những tác hại của việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng thông dụng.

- Năng lực sử dụng công nghệ: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng và tiết kiệm các nguồn năng lượng trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Tài liệu giảng dạy: SGK và SBT là tài liệu tham khảo chính.

- Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, tivi, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về các nguồn năng lượng thông dụng, video clip tóm tắt quy trình sản xuất các nguồn năng lượng thông dụng (than, gas, ), giấy A0, bút lông, .

2. Đối với học sinh:

- Đọc trước bài học trong SGK.

- Tìm hiểu nguồn năng lượng thông dụng tại địa phương.

- Quan sát cách sử dụng các nguồn năng lượng tại gia đình.

 

docx 165 trang Hà Thu 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1-10 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHBD CÔNG NGHỆ 6 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
 ..
TÊN BÀI DẠY: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI 
Môn học: Công nghệ ; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được vài trò của nhà ở đối với đời sống con người. 
- Nêu được các đặc điểm chung của nhà ở hiện nay.
- Nêu được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Kể được tên một số vật liệu dùng để xây nhà.
- Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.
2. Về năng lực: 
2.1 Năng lực chung:`
- Tự chủ và tự học: 
+ Chủ động, tích cực học tập.
+ Vận dụng linh hoạt các kiến thức những kiến thức, kỹ năng về nhà ở, xây dựng nhà ở để nhận định, đánh giá không gian, hoàn cảnh nơi mình sinh sống.
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết trình bày các ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học.
+ Thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
2.2 Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ:
+ Nhận biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
+ Nhận biết được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở.
+ Bước đầu hình thành ý niệm về quy trình công nghệ thông qua việc sắp xếp các bước trong quy trình xây dựng nhà ở.
- Giao tiếp công nghệ:
+ Biết được một số thuật ngữ về kiểu nhà ở, các vật liệu xây dựng nhà.
+ Biết được một số thuật ngữ về các công việc và các bước xây dựng nhà ở.
- Đánh giá công nghệ:
+ Xác định được kiểu nhà ở đặc trưng phù hợp cho các vùng miền của Việt Nam.
+ Xác định được loại vật liệu xây dựng phù hợp với từng kiểu nhà ở.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: 
+ Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.
+ Gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình mình.
- Chăm chỉ:
+ Có ý thức về nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà ở vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các hoạt động của các thành viên trong gia đình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Tìm hiểu các kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương, các vật liệu xây dựng phổ biến ở địa phương.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
+ Tranh ảnh các kiểu nhà.
+ Tranh ảnh các hiện tượng thiên nhiên.
+ Tranh ảnh về các vật liệu xây dựng nhà
+ Video về các kiểu thời tiết xấu; video tóm tắc quy trình xây dựng nhà.
2. Học sinh
- Đọc trước bài “nhà ở đối với con người” ở nhà.
- Quan sát các kiểu nhà tại địa phương.
- Tìm hiểu những vật liệu xây dựng tại địa phương. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của nhà ở và các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
b) Nội dung: 
- Thông qua xem video, tranh ảnh về tầm quan trọng của nhà ở đối với con người gắn với các tình huống trong thực tiễn, học sinh tham gia trả lời các câu hỏi để tạo hứng thú ngay từ đầu tiết học.
- Từ tầm quan trọng của nhà ở giáo viên dẫn dắt học sinh về các kiểu nhà ở đặc trưng theo từng vùng miền ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời của học, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
+ Phát phiếu trả lời.
+ Yêu cầu các nhóm xem video (về mưa gió, bão, hạn hán ) và tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. Yêu cầu các nhóm ghi lại những tác động xấu của thiên nhiều vào bảng con trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của nhà ở.
+ Sau đó giáo viên trình chiếu ảnh về các kiểu nhà ở đặc trưng ỏ Việt Nam dẫn dắt vì sao lại có những kiểu nhà khác nhau ở từng vùng miền
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS xem xong video (về mưa gió, bão, hạn hán )
+ Ghi lại những tác động xấu của thiên nhiều vào bảng con nhóm. Đồng thời trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của nhà ở.
+ HS xem ảnh về các kiểu nhà ở theo từng vùng miền để tham gia trả lời.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên đưa ra đáp án của trò chơi.
+ HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng. 
+ HS bổ sung cho nhau tầm quan trọng của nhà ở và vì sao lại có các kiểu nhà khác nhau thoe từng vùng miền theo hiểu biết cá nhân.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò nhà ở
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu về vai trò của nhà ở đối với con người.
b) Nội dung: 
- Thông qua xem các video về các kiểu thời tiết xấu tác động đến con người kết hợp với các tình huống thực tiễn để học sinh biết và hiểu vai trò của nhà ở trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên bằng phiếu làm việc nhóm.
- Sau đó các nhóm HS sẽ quan sát các tranh ảnh liên quan để biết và hiểu về nhà ở đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình thông qua phiếu làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 1, các em cần nêu được:
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, môi trường. 
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày của các thành viên trong gia đình.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Phân thành 6 nhóm như hoạt động khởi động.
+ Giáo viên phát phiếu làm việc nhómvà nói rõ các yêu cầu cần thực hiện trong phiếu học tập này.
+ Cho học sinh xem video các kiểu thời tiết xấu: mưa bão, hạn hán, rét... trong thời gian khoản 3 phút.
 + Sau khi xem video yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập số 1. Thời gian để học sinh ghi nhận nội dung video là 2 phút.
+ Kết thúc thời gian hoàn thiện phiếu học tập, giáo viên chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo: N1-N3; N3-N5; N5-N1; N2-N4; N4-N6; N6-N2.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS nhận phiếu làm việc nhóm.
+ HS tập trung xem video về các kiểu thời tiết xấu: mưa bão, hạn hán, rét...và thực hiện nhiệm vụ được giao trên phiếu làm việc nhóm.
+ HS nhận xét chéo theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, các thành viên khác trong nhóm có thể hỗ trợ đại diện nhóm.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án của hoạt động 1. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ các phiếu làm việc nhómcủa các nhóm. Thông qua đó đánh giá từng nhóm và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 1 và khởi động.
+ Làm rõ thêm vai trò nhà ở để học sinh ghi nhận, thực hiện.
+ GV đặt vấn đề về các đặc đểm chung của nhà ở để đi đến hoạt động 2.
2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm chung của nhà ở
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu về đặc điểm chung của nhà ở.
b) Nội dung: 
- HS sẽ quan sát hình 1.3 và trả lời các câu hỏi ở nội dung 2.1 theo yêu cầu của Gv; Từ đó HS sẽ nêu được cấu trúc chung của ngôi nhà, đồng thời nêu được nhiệm vụ của phần dùng để làm gì.
- HS tiếp tục quan sát hình 1.4 và trả lời các câu hỏi ở nội dung 2.2; Từ hình 1.4 HS sẽ kể được tên những hoạt động thường ngày của gia đình diễn ra ở những khu vực nào. 
- Sau đó, HS tiến hành so sánh các khu vực nhà ở với trường học đang học rồi ghi vào phiếu làm việc nhóm để nhận biết một số khu vực chỉ có trong nhà ở. 
- HS tập trung nghe GV đặt vấn đề những khu vực cần thiết không thể thiếu trong nhà ở dù rộng hay hẹp. Thông qua việc trả lời, trao đổi HS sẽ biết được các khu vực thiết yếu trong nhà ở.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 2, các em cần nêu được:
- Nhà ở thường cấu tạo bởi 3 phần chính: móng nhà, thân nhà và mái nhà.
- Bên trong nhà thường có các khu vực chính: nơi tiếp khách, nơi ngủ nghỉ, nhà bếp, nơi tắm giặt, nhà vệ sinh, 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Phân nhóm làm việc: cặp đôi (2 bạn cùng bàn lập thành nhóm) và phát bản con.
+ GV chiếu hình 1.3, nên các công việc cần hoàn thành ở nhiệm vụ này. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV chốt vấn đề. Sau đó, yêu cầu HS ghi nhận nội dung cấu trúc chung của nhà ở.
+ GV dẫn dắt HS liên hệ thực tiễn ở gia đình để kể được tên các khu vực là nơi diễn ra các hoạt động thường ngày. GV đặt vấn đề để đi đến các khu chính thường có trong nhà ở.
+ Nhiệm vụ ở hình 1.4 GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi (bạn bàn trên và bạn bàn dưới là một cặp). 
+ GV chiếu hình 1.4 và yêu cầu các cặp đôi ghi nội dung trả lời vào bảng còn. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, GV chốt vấn đề.
+ GV đặt vấn đề: Nhà ở và trường các em đang học thì những khu vực nào nhà ở có còn trường học thì không?; Những khu vực nào được xem không thể thiếu dù nhà rộng hay hẹp? Sau khi trả lời xong GV chốt vấn đề, yêu cầu HS ghi nhận nội dung.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS kếp hợp thành cặp đôi và nhận bảng con.
+ HS quan sát hình 1.3, hoàn thành các công việc được giao. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, ghi nhận nội dung.
+ HS liệt kê các khu vực là nơi diễn ra các hoạt động thường ngày. Từ đó, HS hiểu được các khu vực chình thường có trong nhà ở.
+ Sau khi thay đổi thành viên cặp đôi, HS quan sát hình 1.4, hoàn thành các công việc được giao. Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
+ HS tham gia trả lời các câu hỏi từ vấn đề GV nêu. HS khác nhận xét, bổ sung. Sau đó ghi nhận nội dung.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Đại diện cặp đôi báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các nhiệm vụ của hoạt động 2. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của các cặp đôi. Thông qua đó đánh giá từng cặp đôi và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 2 và khởi động.
+ Làm rõ thêm đặc điểm chung của nhà ở để học sinh ghi nhận, thực hiện.
+ GV đặt vấn đề về một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam để đi đến hoạt động 3.
2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu về một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
b) Nội dung:
- HS làm việc cá nhân qua quan sát hình 1.5 và hoàn thành việc ghép hình với phần mô tả kiến trúc nhà ở. 
- HS tập trung nghe GV gợi ý để phân biệt được kiểu nhà nhà chung cư và nhà liền kề; nhà bè và nhà sàn.
- Từ các thông tin trên HS sẽ trả lời được câu hỏi về mỗi kiểu kiến trúc nhà thường xuất hiện ở những khu vực nào và vì sao nó lại phổ biến ở khu vực đó.
Cuối hoạt động HS nêu lại một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 3, các em cần nêu được:
 Tùy theo điều kiện tự nhiên và tập quán của từng địa phương mà chúng ta có các kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng khác nhau.
- Nông thôn: thường có kiểu nhà ba gian truyền thống; hiện nay phổ biến kiểu nhà riêng lẻ, một hay nhiều tầng, mái ngói hay bê tông.
- Thành thị: có kiểu nhà liền kề, nhà chung cư, nhà biệt thự 
- Các khu vực khác: nhà sàn hay nhà nổi trên sông 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu cá nhân HS quan sát hình 1.5 và hoàn thành việc ghép hình với phần mô tả kiến trúc nhà ở.
+ GV yêu cầu HS phân biệt kiểu nhà ở đặc trưng: Nhà ở chung cư và nhà ở liền kề; nhà sàn và nhà nổi.
+ GV đặt vấn đề: Vì sao mỗi khu vực lại có một kiểu nhà ở đặc trưng? Để HS tham gia trả lời để làm sáng tỏ vấn đề.
Lưu ý: Cuối mỗi nhiệm vụ GV phải chốt nội dung từng nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS quan sát và hoàn thành việc ghép hình với phần mô tả kiến trúc nhà ở.
+ HS nghiên cứu phần mô tả cấu trúc nhà ở kết hợp quan sát hình 1.5 để phân tích điểm khác nhau của nhà chung cư với nhà ở liền kề; nhà sàn với nhà nổi.
+ Từ những hình ảnh trên kết hợp với kiến thức bản thân HS được giải thích ở mỗi khu vực khác nhau thì có các kiểu nhà khác nhau.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Mỗi HS nghiên cứu tài liệu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, các thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung để làm sáng tỏ vấn đề.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các nhiệm vụ của hoạt động 3. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của các HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 3 và khởi động.
+ Làm rõ thêm một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam để học sinh ghi nhận.
+ GV đặt vấn đề về các vật liệu xây dựng nhà ở để đi đến hoạt động 4.
2.4 Hoạt động 4: Tìm hiểu về vật liệu xây dựng nhà
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu được được các vật liệu phổ biến thường dùng trong xây dựng nhà ở và cách tạo ra hỗn hợp trong xây dựng nhà ở bằng gạch và xi măng.
b) Nội dung:
- HS sẽ nhắc lại một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam và cho biết kiểu nhà nào có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng.
- HS nghiên cứu tài liệu kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời: Ngôi nhà cần xây dựng như thế nào để không bị sập, đổ khi có mưa, gió, giông, bão thông qua vấn đề trên HS đi vào các nhiệm vụ của hoạt động 4.
- HS chia nhóm như hoạt động khởi động, yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi về các vật liệu xây dựng. 
- Các nhóm sẽ liên hệ thực tế, kể thêm một số vật liệu xây dựng không có trong hình 1.6 và nêu công dụng của chúng.
-Các nhóm HS thảo luận nội dung sau: vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng? Vì sao lại dùng chúng?
- Các nhóm sẽ phân tích hình 1.7 và 1.8 để trả lời về việc tạo ra hỗn hợp vữa xi măng-cát; bê tông.
- HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đút kết thành kiến thức của bài học.
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 3, các em cần nêu được:
- Vật liệu xây dựng: là tất cả các loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở và các công trình khác.
- Vật liệu xây dựng gồm:
+ Vật liệu có sẵn trong tự nhiên: cát, đá, sỏi, gỗ, tre .
+ Vật liệu nhân tạo: gạch, ngói, xi măng, thép 
- Cát và xi măng được pha trộn tạo hỗn hợp vữa xi măng-cát. Vữa xi măng-cát kết hợp với đá hoặc sỏi tạo nên bê tông vững chắc.
d) Tổ chức thực hiện;
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam và cho biết kiểu nhà nào có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng.
+ GV đặt vấn đề: Ngôi nhà cần xây dựng như thế nào để không bị sập, đổ khi có mưa, gió, giông, bão thông qua vấn đề, GV dẫn dắt HS đi vào các nhiệm vụ của hoạt động 4.
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau), yêu cầu HS quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi về các vật liệu xây dựng. 
+ GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kể thêm một số vật liệu xây dựng không có trong hình 1.6 và nêu công dụng của chúng.
+ GV đặt vấn đề để các nhóm thảo luận: vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng? Vì sao lại dùng chúng?
+ GV yêu cầu các nhóm phân tích hình 1.7 và 1.8 để về việc tạo ra hỗn hợp vữa xi măng-cát; bê tông.
+ GV yêu cầu nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đút kết thành kiến thức của bài học.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS nhắc lại một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam và nêu được kiểu nhà có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; kiểu nhà có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng.
+ HS nghiên cứu tài liệu kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời: Ngôi nhà cần xây dựng như thế nào để không bị sập, đổ khi có mưa, gió, giông, bão 
+ HS tiến hành phân chia nhóm, sau đó quan sát hình 1.6 và trả lời các câu hỏi về các vật liệu xây dựng.
+ Nhóm HS liên hệ thực tế để kể thêm một số vật liệu xây dựng không có trong hình 1.6 và nêu công dụng của chúng.
+ Nhóm tiến hành thảo luận: vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà có cầu trúc đơn giản, chỉ có 1 tầng; vật liệu nào thường dùng để xây dựng kiểu nhà nào có cấu trúc phức tạp, nhiều tầng? Vì sao lại dùng chúng? Sau đó, tiến hành báo cáo.
+ Các nhóm HS phân tích hình 1.7 và 1.8 để về trả lời các câu hỏi việc tạo ra hỗn hợp vữa xi măng-cát; bê tông.
+ Một vài HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đút kết thành kiến thức của bài học.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các nhiệm vụ của hoạt động nội dung 4. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của các nhóm HS. Thông qua đó đánh giá từng nhóm HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động nộ dung 4 và khởi động.
+ Làm rõ thêm các vật liệu xây dựng nhà ở để học sinh ghi nhận.
+ GV đặt vấn đề quy trình xây dựng nhà ở để đi đến hoạt động nội dung 5.
2.5 Hoạt động 5: Tìm hiểu về quy trình xây dựng nhà ở 
a) Mục tiêu: Giúp HS biết và hiểu quy trình xây dựng và một số công việc cu jtheer khi xây dựng nhà ở.
b) Nội dung: 
- HS tập trung nghe GV khái quát các việc cần làm khi xây xây dựng nhà ở. Sau đó, HS xem video về quy trình xây dựng nhà ở cũng như một số việc cần làm khi xây dựng nhà ở.
- Từ thôn tin trên các nhóm HS thảo luận để hoàn thành việc sắp xếp các bước theo quy trình xây dựng. Song song với đó, các nhóm tiếp tục quan sát hình 1.9 và sắp xếp các hình ảnh vào các bước xây dựng.
- Sau khi hết thời gian thảo luận, các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung và nghe GV chốt vấn đề. 
c) Sản phẩm: Sau khi HS hoàn thành các yêu cầu ở hoạt động 3, các em cần nêu được:
Quy trình xây dựng nhà ở gồm 3 bước:
- Bước 1: chuẩn bị: chọn kiểu nhà, vẽ thiết kế, chọn vật liệu 
- Bước 2: Thi công: xây móng, dựng khung nhà, xây tường, lợp mái 
- Bước 3: Hoàn thiện: Trát tường, vét vôi, trang trí nội thất, lắp đặt hệ thống điện, nước 
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV phân nhóm dạng cặp đôi, phân chia nhiệm vụ.
+ GV chiếu video về các bước xây dựng nhà ở và nêu các nhiêm vụ cần thực hiện sau khi xem video trên.
+ GV quan sát các nhóm để hõ trợ kịp thời.
+ Hết thời gian thảo luận, GV yêu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV chốt lại vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
+ HS tập trung xem video và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, nghe GV chốt vấn đề.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các nhiệm vụ của hoạt động 5. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động 5 và khởi động.
+ Làm rõ thêm các vật liệu xây dựng nhà ở để học sinh ghi nhận.
+ GV đặt vấn đề các kiến thức mới đã học để đi đến hoạt động luyện tập.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về đặc điểm chung của nhà ở, kiến trúc của nhà ở đặc trưng của Việt Nam, quy trình xây dựng nhà ở.
b) Nội dung: 
HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phần luyện tập. Hoạt động cặp đôi ở các câu 1,2,3; còn hoạt hoạt độngcá nhân các câu còn lại (câu 4,5,6). Ở từng câu hỏi HS sẽ nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh đáp án từng câu hỏi.
c) Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi phần luyện tập trong sách HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng. 
+ GV chiếu từng câu hỏi để HS nhiên cứu tài liệu kết hợp hiểu biết thực tế trả lời các câu hỏi. Trong từng câu hỏi GV Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời. Cuối cùng GV chốt vấn đề.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập.
+ HS quan sát màng chiếu các câu hỏi để nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi:
 Làm việc nhóm:
 Câu 1: Ngoài các khu vực chính, trong nhà ở còn có các khu vực nào khác?
 Câu 2: Những khu vực nào cố thể bố trí chung một vị trí?
HS có thể kết hợp kiến thức bài học với hiểu biết thực tế tại địa phương để trả lời 2 câu hỏi này.
 Câu 3: Tên kiến trúc nhà ở có trong hình? HS làm việc nhóm để trả lời.
Làm việc cá nhận:
 Câu 4: Kiểu kiến trúc nhà nào nên xây dựng bằng bê tông cốt théo?
 Câu 5: Ngôi nhà nào có kết cấu vững chắc nhất?
Câu 6: Các ngôi nhà đang thực hiện bước nào của quy trình xây dựng nhà?
Cuối mỗi câu hỏi HS đều tham gia nhận xét, bổ sung và cuối cùng tập trung nghe GV chốt đáp án.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Cá nhân hay đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
+ GV công bố đáp án ở các câu hỏi nhiệm vụ của hoạt động luyện tập. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động luyện tập.
+ GV dẫn dắt đi đến hoạt động vận dụng.
* Gợi ý đáp án:
Câu 1: Nơi thờ cúng, góc học tập, nhà kho 
Câu 2: Đây là câu hỏi mở, GV khuyến khích HS liên thệ thực để để trả lời.
Câu 3: a. nhà sàn; b. nhà liền kề; c. nhà chung cư.
Câu 4: Nhà liền kề, nhà chung cư, nhà biệt thự.
Câu 5: Đáp án C.
Câu 6: a. bước hoàn thiện (tô tường); b. bước hoàn thiện (lát nền); c. bước thi công (lợp mái). 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b) Nội dung: HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phần vận dụng. Hoạt động này HS sẽ về nhà làm việc cặp đôi. Tiết học sau các nhóm sẽ nộp sản phẩn của nhóm để đánh giá.
c) Sản phẩm: Đáp án bài tập vận dụng và bài tập về nhà.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng. 
+ GV chiếu các câu hỏi ở phần vận dụng, đồng thời gợi ý nội dung 2 câu hỏi để giúp HS có định hướng ban đầu để giải quyết bài tập.
Câu 1: HS phải nhận định phân chia các phòng, các khu vực trong nhà ở của mình.
Câu 2: HS phải dựa vào đặc điểm của từng cấu trúc để nhận dạng kiểu kiến trúc nhà ở phổ biến ở đại phương.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng.
+ HS quan sát màng chiếu các câu hỏi, nghe GV định hướng nội dung 2 câu bài tập.
Câu 1: Hãy mô tả các khu vực chính trong ngôi nhà cuả gia đình em?
Câu 2: Nhận xét về các kiểu kiến trúc nhà phổ biến tại nơi em đang ở.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Cá nhân hay đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định:
Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
Trường: 
Tổ: 
Họ và tên giáo viên:
BÀI 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG GIA ĐÌNH
Môn học: Công nghệ; Lớp 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kiến thức: 
- Kể được các nguồn năng lượng thông dụng trong gia đình.
- Nêu được các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả.
2. Về năng lực: Sau khi học xong bài này HS đạt được các kĩ năng: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu các nguồn năng lượng trong gia đình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận để tìm ra các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.
b. Năng lực công nghệ:
- Năng lực nhận thức công nghệ: nhận biết được các nguồn năng lượng thông dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình, nhận biết những tác hại của việc sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng thông dụng.
- Năng lực sử dụng công nghệ: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng và tiết kiệm các nguồn năng lượng trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tài liệu giảng dạy: SGK và SBT là tài liệu tham khảo chính.
- Đồ dùng, phương tiện dạy học: máy tính, tivi, tranh ảnh các kiểu nhà, tranh ảnh hoặc video clip mô tả các hiện tượng của thiên nhiên, tranh ảnh về các nguồn năng lượng thông dụng, video clip tóm tắt quy trình sản xuất các nguồn năng lượng thông dụng (than, gas, ), giấy A0, bút lông, ....
2. Đối với học sinh: 
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm hiểu nguồn năng lượng thông dụng tại địa phương.
- Quan sát cách sử dụng các nguồn năng lượng tại gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Ổn định tổ chức lớp. 
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho HS và tiếp nhận nội dung bài học.
b. Nội dung: Trò chơi: Ghép tranh.
Thể lệ: 
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, các nhóm sẽ sắp xếp và gắn các mảnh ghép lên khung để được một bức tranh hoàn chỉnh.
- Nhóm nào hoàn thiện phần ghép tranh của nhóm mình thì gắn tranh lên bảng theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm nào hoàn thành chính xác và trong thời gian nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng, thời gian tối đa cho trò chơi ghép tranh là 3 phút.
 c. Sản phẩm:
- Tranh ghép của các nhóm.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV phổ biến luật chơi.
- Khi có hiệu lệnh bắt đầu trò chơi, các nhóm sẽ sắp xếp và gắn các mảnh ghép lên khung để được một bức tranh hoàn chỉnh.
- Nhóm nào hoàn thiện phần ghép tranh của nhóm mình thì gắn tranh lên bảng theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm nào hoàn thành chính xác và trong thời gian nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng, thời gian tối đa cho trò chơi ghép tranh là 3 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nghe phổ biến luật chơi.
- HS thực hiện hoạt động trò chơi: gắn các mảnh ghép lên khung, sau khi hoàn thiện bức tranh lên gắn trên bảng.
- Sau 3 phút, kết thúc trò chơi.
- GV quan sát phần chơi của các nhóm. 
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm:
- Bảng nhóm gắc các bức tranh lên bảng.
Bước 4. Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét hoạt động.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- Giám khảo công bố kết quả.
Nhiệm vụ 2.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của 4 bức tranh. 
- Yêu cầu HS quan sát và giải thích nội dung bức tranh đầu bài học trả lời câu hỏi: Vì sao tiết kiệm điện là góp phần bảo vệ tài nguyên thiện nhiên?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS xem đoạn video.
- HS quan sát tranh trong SHS.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm:
- HS trình bày nội dung 4 bức tranh theo nhìn nhận của cá nhân.
- HS trả lơời câu hỏi: Vì sao tiết kiệm điện là góp phần bảo vệ tài nguyên thiện nhiên?
Theo ý kiến cá nhân.
Bước 4. Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét à dẫn dắt vào bài, nêu mục tiêu bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2. 1. Tìm hiểu các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà. 
a. Mục tiêu: 
- Hướng dẫn HS nhận biết các nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến trong ngôi nhà.
- Năng lực nhận thức công nghệ: nhận biết được các nguồn năng lượng thông dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình.
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu sử dụng hợp lý điện năng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận để tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
- Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng và tiết liệm điện năng trong gia đình và lớp học.
b. Nội dung: 
- Các hoạt động thường ngày của con người có sử dụng năng lượng.
c. Sản phẩm: 
- Nhận biết các nguồn năng lượng được sử dụng cho các hoạt động thường ngày của con người trong ngôi nhà.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Hãy quan sát hình 2.1 SHS và cho biết những hoạt động đó là gì? 
+ Để thực hiện những hoạt động đó cần có những phương tiện và dụng cụ nào? 
+ Để vận hành những phương tiện, dụng cụ đó cần có những nguồn năng lượng nào?
+ Nguồn năng lượng nào thường được dùng phổ biến cho các hoạt động của con người?
+ Hãy kể thêm các nguồn năng lượng khác được sử dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình.
Bước 2. Thực hiện nhiện vụ:
- HS nghe nội dung câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo kết quả sản phẩm: 
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các hoạt động: Là quần áo, nấu ăn, học tập, làm việc, phơi quần áo.
+ Các nguồn năng lượng được sử dụng: năng lượng điện, chất đốt, mặt trời.
+ Các nguồn năng lượng khác: Gió.
Bước 4. Kết quả, nhận định:
- Các HS khác theo dõi, bổ sung.
- GV chính xác hoá kiến thức.
1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà.
- Năng lượng điện (được tạo thành từ năng lượng tái tạo và không tái tạo): thường được dùng phổ biến trong các hoạt động của con người.
- Năng lượng chất đốt (năng lượng không ta

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_10.docx