Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Trang phục và thời trang - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Nghiêm

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Trang phục và thời trang - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Nghiêm

A. MỤC TIÊU: Giúp HS biết được:

 1. Kiến thức: Nắm được

 - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

 - Nhu cầu của dinh dưỡng cơ thể.

 2. Kĩ năng: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

 3. Thái độ: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.

 4. Mục tiêu phát triển năng lực: NL tái hiện kiến thức, NL quan sát, NL tư duy giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức thực tế, NL hoạt động cá nhân/nhóm.

B. CHUẨN BỊ:

 - Tranh ảnh phóng to từ hình 3.1 đến 3.13.

 - Bảng tóm tắt kiến thức giúp HS nắm vững NDBH.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Hãy cho biết chất đạm được lấy từ đâu? Giá trị dd của nó? (béo, đường bột)

 

doc 45 trang Hà Thu 28/05/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Trang phục và thời trang - Năm học 2018-2019 - Cao Thị Nghiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20	Ngày soạn: 01/01/2019
Tiết PPCT: 37 	Ngày dạy: 03/01/2019
Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
TIẾT 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
A. MỤC TIÊU: 
1. KiÕn thøc : Nắm được 
	- Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày.
	- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. KÜ n¨ng: Biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
3. Th¸i ®é: Giáo dục HS : Biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
4. Mục tiêu phát triển năng lực: NL tái hiện kiến thức, năng lực quan sát, NL hợp tác, NL tư duy giải quyết vấn đề, NL mỹ thuật, NL vận dụng thực tế để thực hành.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình 3.1 đến 3.13/ SGK
- HS: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp.
C.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức	
2/ Kiểm ta sỉ số (bài cũ)	
3/ Giảng bài mới:	 
+ Tại sao chúng ta phải ăn uống? Ăn uống để sống và làm việc, đồng thời cũng có chất bổ dưỡng 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
- HS quan sát hình 3.1-3.3 trang 67 SGK 
- Để thảo luận nhóm câu hỏi:
+Nêu tên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người?
Ngoài ra, còn có nước và chất xơ là thành phần chủ yếu trong bữa ăn, mặc dù không phải là chất dinh dưỡng, nhưng rất cần cho sự chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể. Muốn được khoẻ mạnh, cần ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày, để cơ thể hấp thu được đủ các loại chất dinh dưỡng.
* GV cho HS quan sát hình 3.2 trang 67 SGK
* Quan sát hình 3.3 trang 67 SGK rút ra nhận xét:
+ HS quan sát nhận xét.
+ Con người từ lúc mới sinh đến khi lớn lên sẽ có sự thay đổi rõ rệt về thể chất (kích thước, chiều cao, cân nặng) và về trí tuệ. Do đó chất đạm được xem là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp cho cơ thể phát triển tốt.
* Tóc bị rụng, tóc khác mọc lên, răng sữa ở trẻ em thay bằng răng trưởng thành. Bị đứt tay, bị thương sẽ lành sau một thời gian.
* GV cho HS quan sát hình 3.4 trang 68 SGK và nêu lên nguồn cung cấp đường bột.
* Quan sát hình 3.5 trang 68 SGK
+ HS quan sát nhận xét.
+ Nêu thiếu chất đường bột cơ thể ốm, yếu, đói, dễ bị mệt.
* Quan sát hình 3.6 trang 69 SGK
+ HS quan sát.
+ Hãy kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế biến cung cấp chất béo.
+ HS trả lời.
+ Nếu thiếu chất béo cơ thể ốm yếu, lở ngoài da, sưng thận, dễ bị mệt đói.
+ Biết được chức năng của chất dinh dưỡng. Về nhà HS có thể vận dụng để có chế độ ăn uống hợp lý, phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.
I-Vai trò của chất dinh dưỡng.
1/ Chất đạm (protêin):
 a. Nguồn cung cấp:
	- Đạm động vật: Thịt, cá, trứng, sữa.
	- Đạm thực vật: Đậu nành và các loại hạt đậu.
 b. Chức năng chất dinh dưỡng:
- Chất đạm giúp cơ thể phát triển tốt, góp phần xây dựng và tu bổ các tế bào, tăng khả năng đề kháng đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2/ Chất đường bột (Gluxit):
 a. Nguồn cung cấp :
	+ Tinh bột là thành phần chính, ngũ cốc, các sản phẩm của ngũ cốc (bột, bánh mì, các loại củ).
	+ Đường là thành phần chính: các loại trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo.
 b. Chức năng dinh dưỡng :
	 - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
 - Chuyển hoá thành các chất dinh dưỡng khác.
3/ Chất béo (Lipit):
 a. Nguồn cung cấp:
	 + Chất béo động vật: Mỡ động vật, bơ, sữa.
 + Chất béo thực vật: Dầu ăn (dầu phộng, mè, dừa, )
 b. Chức năng dinh dưỡng:
- Cung cấp năng lượng tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
NL quan sát hình trong SGK
NL sử dụng ngôn ngữ
NL quan sát hình trong SGK
NL sử dụng ngôn ngữ
NL sử dụng ngôn ngữ
NL quan sát hình trong SGK
NL sử dụng ngôn ngữ
NL quan sát hình trong SGK
NL sử dụng ngôn ngữ
NL sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề
D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Vai trò của chất dinh dưỡng?
Nêu chức năng chất dinh dưỡng?
Nếu ăn quá nhiều chất béo cơ thể sẽ như thế nào?
E. DẶN DÒ: - Về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới: BÀI 15 – TIẾT 38: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
 TIẾT 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DD
 VÀ CÁC NHÓM THỨC ĂN DD
Tuần: 20 	 Ngày soạn: 03/01/2019
Tiết PPCT: 38 	 Ngày dạy: 05/01/2019
Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
Tiết 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG 
VÀ CÁC NHÓM THỨC ĂN DINH DƯỠNG
A. MỤC TIÊU: Giúp HS biết được:
 1. Kiến thức: Nắm được
 - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
 - Nhu cầu của dinh dưỡng cơ thể.
 2. Kĩ năng: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
 3. Thái độ: Biết được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng, cân bằng dinh dưỡng.
 4. Mục tiêu phát triển năng lực: NL tái hiện kiến thức, NL quan sát, NL tư duy giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức thực tế, NL hoạt động cá nhân/nhóm.
B. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh phóng to từ hình 3.1 đến 3.13.
 - Bảng tóm tắt kiến thức giúp HS nắm vững NDBH.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Hãy cho biết chất đạm được lấy từ đâu? Giá trị dd của nó? (béo, đường bột)
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI
NĂNG LỰC HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các chất dd (tiếp theo)
GV: Giới thiệu hiện nay có rất nhiều nhóm sinh tố như: A, B, C, K, E, PP,...nhằm đáp ứng nhu cầu cơ thể con người. Tuy nhiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu 1 vài vitamin thông dụng và cần thiết nhất.
- GV đặt câu hỏi:
?Nhìn vào H 3.7 SGK cho biết nhóm sinh tố A chứa nhiều trong thực phẩm nào? Nó có chức năng ntn?
?Nhóm sinh tố B thì sao?
?Nhóm vita C có thể chữa bệnh gì?
? Quan sát H 3.8 cho biết có bao nhiêu loại chất khoáng?
?Chức năng chất khoáng là gì?
?Nước có quan trọng đối với con người không? vì sao?
?Hằng ngày các em cung cấp nước vào cơ thể bằng cách nào?
*GV bổ sung: Nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cơ thể, nó có ở khắp nơi trong cơ thể: máu, nước tiểu, tuyến nhờn,...
?Hãy cho biết tại sao nước lại có tác dụng điều hòa thân nhiệt?
?Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào?
?Ta có thể thấy loại rau nào chứa nhiếu chất xơ nhất?
*GV lưu ý: Chỉ có 5 chất dd và 2 chất giúp chất dd chuyển hóa vào cơ thể
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- GV đặt câu hỏi:
?Căn cứ vào đâu để phân nhóm thức ăn? Có mấy loại chính?
?Hãy nhìn H3.9 SGK nêu tên các loại thức ăn tương ứng với các nhóm thức ăn trên
?Tại sao ta cần phân chia các nhóm thức ăn?
?Tại sao phải chọn đủ 4 nhóm thức ăn? Nếu chỉ ăn 1 nhóm, hay ăn thiếu 1 nhóm nào đó được không? Vì sao?
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm câu hỏi sau:
?Có cần thay thế thức ăn thường xuyên trong bữa ăn không? Hãy nhìn H3.9 cho biết nếu muốn thay thế cá, dầu ăn, cà chua, bành tây thì có thể thay bằng thực phẩm nào?	
*GV: Chốt ý
*GV: Cho HS đọc SGK trang 72 về các VD có liên quan
4/ Sinh tố (Viatmin)
a. Nguồn cung cấp:
- Nhóm sinh tố A có nhiều trong cà chua, bí đỏ, dưa leo, dưa hấu, cà rốt.... giúp ngừa bệnh quáng gà.
- Nhóm sinh tố B giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, động kinh, phù thủng. Chứa nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, tim, hạt ngũ cốc,...
- Nhóm sinh tố C chứa nhiều trong các loại trái cây và rau quả, chữa bệnh hoạt huyết, tăng cường năng lượng cho cơ thể
b. Chức năng dinh dưỡng:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn xương,...hoạt dộng bình thường. 
- Tăng sức đề kháng.
5/ Chất khoáng :
 a. Nguồn cung cấp
- Chất Photpho và canxi có trong lươn, cá, trứng, súp-lơ, cua
- Chất Iốt có trong các loại hải sản biển
- Chất sắt có nhiều trong các loại rau củ, sò, hến, tim, gan, ốc...
b. Chức năng dd:
 - Giúp xương phát triển, các cơ bắp, hệ thần kinh hoạt động tốt
6/ Nước:
- Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người
- Là môi trường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể
- Giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
7/ Chất xơ:
 - Chất xơ là thực phẩm không thể tiêu hóa được mà làm cho thức ăn mềm ra để thải ra bên ngoài, ngừa bệnh táo bón
II. Giá trị dd của các nhóm thức ăn:
1. Phân nhóm thức ăn:
 a. Cơ sở khoa học: 
- Căn cứ vào giá trị dd, ta phân thành 4 nhóm thức ăn sau:
+ Nhóm thức ăn giàu chất béo
+ Nhóm thức ăn giàu chất đường bột
+ Nhóm thức ăn giàu chất đạm
+ Nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất
b.Ý nghĩa:
-Việc phân chia nhóm thức ăn giúp ta mua đủ các loại thực phẩm cần thiết, đảm bảo đầy đủ các chất dd cho bữa ăn
- Cần chọn đủ 4 nhóm thức/ngày để bổ sung dd cho nhau
2/Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
- Cần thay thế các loại thức ăn khác nhau trong cùng 1 nhóm thức ăn để không gây nhàm chán khi ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dd.
NL thu thập thông tin
NL quan sát
NL sử dụng ngôn ngữ
NL sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề
NL trao đổi thông tin
NL thu thập và xử lí thông tin
NL hoạt động nhóm
NL quan sát
NL giải quyết vấn đề
NL hoạt động nhóm
NL trao đổi và giải quyết thông tin
NL quan sát
D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vân dụng cao
Dinh dưỡng đóng vai trò như thế nào trong các nhóm thức ăn?
Hãy phân nhóm thức ăn?
Việc thay thế các nhóm thức ăn trong bữa cơm hằng ngày đóng vai trò như thế nào?
E. DẶN DÒ:- HS về nhà học bài, đọc trước bài ở nhà.
- Xem tiếp nội dung còn lại, trả lời trước các câu hỏi chuẩn bị cho tiết sau:
BÀI 15 – TIẾT 39: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
TIẾT 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THẾ
Tuần 21	 Ngày soạn : 08/01/2019
Tiết 39 Ngày dạy: 10/01/2019 
CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 15: CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÍ (Tiết 3)
TIẾT 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ
A. MỤC TIÊU:
 1. Mục tiêu bài học: HS nắm được
 1.1. Kiến thức: Nắm nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 1.2. Kỹ năng: Làm được những món ăn có đủ chất dinh dưỡng.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách ăn uống đủ chất, rẻ tiền phù hợp với kinh tế gia đình.
 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình 3.11; Hình 3.13/73/SGK
 - HS: Xem trước bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1.Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày cách thay thế thức ăn để có bửa ăn hợp lý? 
 - Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?	
 3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
PP: Quan sát, nêu vấn đề, giảng giải.
*Cho HS xem hình 3.11/72 /SGK.
+ Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé. Em bé mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên?
+ Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em?
+ Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có tác hại như thế nào?
*HS xem hình 3.12 tr 73 SGK để thảo luận nhóm câu hỏi:
+ Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế nào để gầy bớt đi?
+ Ăn thiếu chất đường bột , cơ thể sẽ ntn?
+ Thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu? 
+ Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể ntn?
+Ăn thiếu chất béo cơ thể ntn?
* GV hướng dẫn HS quan sát hình 3.13a và 3.13b tr 73, 74/SGK phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
1/ Chất đạm :
 a. Thiếu chất đạm trầm trọng.
	Trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ em còn dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.
 b. Thừa chất đạm:
	Cơ thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, 
2/ Chất đường bột.
- Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng cơ thể và gây béo phì.
- Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.
3/ Chất béo:
- Thừa chất béo làm cơ thể béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
- Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói.
*Tóm lại: Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày.
- Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bửa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bửa ăn.
NL quan sát
NL giải quyết vấn đề
NL vận dụng
NL quan sát
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
NL quan sát
NL vận dụng
D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
NL nhận biết
Năng lực thông hiểu
NL vận dụng thấp
NL vận dụng cao
Ăn quá nhiều chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào ? Ăn thiếu chất béo cơ thể sẽ như thế nào ?
Những nguồn thực phẩm có chứa nhiều đạm, chất béo,đường bột
Lượng dinh dưỡng cần thiết và cân đối cho HS mỗi ngày là ntn?
E. Hướng dẫn về nhà: 	
	- Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
	- Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm 
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TIẾT 1: VỆ SINH THỰC PHẨM
Tuần 21	 Ngày soạn: 10/01/2019
Tiết 40	 Ngày dạy: 12/01/2019 	
CHƯƠNG III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐINH
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Tiếp 1)
TIẾT 1: VỆ SINH THỰC PHẨM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Mục tiêu bài học: HS năm được
 1.1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 1.2. Kỹ năng: Biết cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách vệ sinh trước và trong khi ăn.
2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
B.CHUẨN BỊ: 
 - GV: Hình 3.14; Hình 3.15/77/SGK
 - HS: Xem trước bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào? 	 
 - Thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Vệ sinh thực phẩm
 PP: Vấn đáp, thuyết trình, quan sát, giảng giải
* GV nhắc lại vai trò của thực phẩm đối với đời sống con người.
+ Nếu thiếu vệ sinh hoặc thực phẩm bị nhiễm trùng, cũng là nguồn gây bệnh dẩn đến tử vong.
+ Vệ sinh thực phẩm là gì?
+ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
+ Em hãy nêu vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Tại sao?
+HS thảo luận nhóm.
+ Khi ăn phải một món ăn bị
I. Vệ sinh thực phẩm:
1/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
- Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây ngộ độc thức ăn.
 - Sự xâm nhập vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm.
Ví dụ: Cơm, thức ăn để lâu ngày.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
Ví dụ: Hoa màu phun thuốc hoá học thu hoạch liền.
- Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy.
- Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây ngộ độc thức ăn.
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn:
- Từ 100o C đến 115o C nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Từ 50o C đến 100o C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn.
- Trên 0o C đến dưới 50o C độ nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng
- Dưới 0o C đến dưới - 20o C nhiệt độ này vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết.
3/ Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:
- Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh nhà bếp.
- Rửa kỹ thực phẩm, nấu chín thực phẩm.
- Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo.
NL tái hiện kiến thức
NL tư duy giải quyết vấn đề
NL vận dụng
NL quan sát
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
NL hợp tác
NL vận dụng
nhiễm trùng hoặc nhiễm độc như thế nào? Có thể dẩn đến ngộ độc thức ăn và bị rối loạn tiêu hoá sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.
* HS quan sát hình 3.14 /77 SGK
+ Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
+ HS thảo luận sơ đồ 3.14 về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp.
D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
NL nhận biết
Năng lực thông hiểu
NL vận dụng thấp
NL vận dụng cao
Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
Phân biệt nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
Nhiệt độ nào nguy hiểm vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng?
Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Về nhà học thuộc bài. Làm bài tập 1 trang 80 SGK.
	- Chuẩn bị bài: BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Tiếp theo)
TIẾT 2: AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NHIỄM TRÙNG, NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM
Tuần 22	 Ngày soạn: 15/01/2019
Tiết 41 	 Ngày dạy: 17/01/2019
CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TIẾT 2: AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NHIỄM TRÙNG, NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Mục tiêu bài học
 1.1. Kiến thức: Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm.
 1.2. Kỹ năng: Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp
 1.3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Hình 3.15 và hình 3.16/78, 79/SGK
 - HS: Xem trước bài. Một số rau quả tươi, đồ hộp.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Phân tích ý nghĩa của các hình 3.14/77/SGK?
 - Nêu biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về An toàn thực phẩm
PP: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp.
*An toàn thực phẩm là gì?
+ HS cho ví dụ về ngộ độc thực phẩm tại địa phương.
+ Những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
 * HS đọc nội dung SGK.
- Hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?
- HS quan sát hình 13.6/79/SGK thảo luận nhóm:
+ Nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm?
+ Đối với thực phẩm tươi sống đảm bảo như thế nào?
+ Đối với thực phẩm đóng hộp đảm bảo như thế nào?
- Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu ? 
- Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ? 
- Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào ? 
- Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây ?
+ Thực phẩm đã chế biến
+ Thực phẩm đóng hộp
+ Thực phẩm khô
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
PP: Thảo luận nhóm.
* HS đọc mục 1 trang 79 SGK
+ Nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm
+ Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn.
+ Chọn thực phẩm như thế nào ?
+ Sử dụng nước như thế nào ?
+ Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý ntn?
*Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng, hoặc chưa rõ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân và bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời
II. An toàn thực phẩm:
- Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
- Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao, người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lý thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh.
1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm:
- Thực phẩm tươi sống, thịt, cá, rau, quả
- Thực phẩm đóng hộp, sửa hộp, thịt hộp, đậu hộp
- Đối với thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.
- Đối với thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.
2/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quả: 
+ Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo vi khuẩn có hại sẽ phát triển gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa, mệt mỏi.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:.
- Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của nước.
- Do thức ăn bị biến chất.
- Do bản thân thức ăn có săn chất độc
- Do thức ăn bị ô nhiễmcác chất độc hoá học.
2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn:
- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn,..
- Sử dụng nước sạch.
- Chế biến làm chín thực phẩm.
- Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm.
- Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn.
- Bảo quản thực phẩm chu đáo.
- Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch.
- Không dùng thực phẩm có chất độc.
- Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
NL tái hiện kiến thức
NL hợp tác
NL quan sát
NL tư duy giải quyết vấn đề
NL vận dụng
NL quan sát
NL hợp tác
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
NL chuyên môn
NL vận dụng
NL hợp tác
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
 D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
NL nhận biết
Năng lực thông hiểu
NL vận dụng thấp
NL vận dụng cao
An toàn thực phẩm là gì?
Những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
Các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn?
 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
-Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 2, 3, 4 trang 80 SGK.
- Chuẩn bị bài mới: CHƯƠNG III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TIẾT 1: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHUẨN BỊ CHẾ BIẾN
Tuần 22	 Ngày soạn: 17/01/2019
Tiết 42 	 Ngày dạy: 19/01/2019	
CHƯƠNG III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TIẾT 1: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHUẨN BỊ CHẾ BIẾN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Mục tiêu bài học:
 1.1. Kiến thức: Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn
 1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS biết được cách bảo quản chất dinh dưỡng.
 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Hình 3.17 - 3.19/ 81+ 82/SGK.
 - HS: Một số rau củ, quả, một số hạt đậu các loại, bắp, gạo.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu 4 trang 80 SGK?	
 - Câu 3 trang 80 SGK?	
 3. Bài mới: Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là những chất dể tan trong nước .
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
PP: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp.
Thời gian :
+ Để đảm bảo tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chúng ta cần phải làm gì? 
+ Những chất dinh dưỡng nào dể tan trong nước 
+ Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến 
- HS quan sát hình 3.17/ 81/ SGK và thảo luận nhóm câu hỏi:
+ Các chất dinh dưỡng nào có trong thịt cá?
+ Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì?
* HS quan sát hình 3.18 /82/ SGK.
+ Kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng?
+ Rau củ, quả trước khi chế biến và sử dụng phải làm gì? 
 + Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng? 
* HS quan sát hình 3.19/ 82 /SGK.
+ Nêu tên các loại đậu hạt, ngủ cốc thường dùng?
+ Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng thích hợp.
+ Đậu hạt khô như thế nào ?
+ Gạo như thế nào ?
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến?
1/ Thịt, cá:
- Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái.
- Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
- Không để ruồi, bọ bâu vào.
- Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài.
2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
- Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo.
- Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn.
3/ Đậu hạt khô, gạo.
+ Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ tránh sâu mọt.
+Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.
NL hợp tác
NL quan sát
NL tái hiện kiến thức
NL quan sát
NL tư duy giải quyết vấn đề
NL quan sát
NL vận dụng
NL quan sát
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
NL vận dụng
 D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
NL nhận biết
Năng lực thông hiểu
NL vận dụng thấp
NL vận dụng cao
Các chất dinh dưỡng nào có trong thịt cá?
Những chất dinh dưỡng nào dể tan trong nước?
Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trước khi chế biến?
Đậu hạt khô, gạo bảo quản như thế nào? Rau, củ quả, thịt cá bảo quản ra sao?
 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
-Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN.
TIẾT 2: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN
Tuần 23	 Ngày soạn: 17/01/2019
Tiết 43 	 Ngày dạy: 19/01/2019	
CHƯƠNG III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TIẾT 2: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG KHI CHẾ BIẾN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức: Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
 1.2. Kỹ năng: Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn.
 2. Mục tiêu phát triển năng lực: Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
B.CHUẨN BỊ: 
 - GV: Hình vẽ đường đun khét (nước màu), rau luộc, nước đun sôi.
 - HS: Đọc trước bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đậu hạt khô bảo quản như thế nào? 
 - Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào?	
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG BÀI
NL HÌNH THÀNH
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về bảo quản chất dinh dưỡng trọng khi chế biến.
PP: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp.
+ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
+ Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào?
+ Những chất dd nào dễ bị mất trong khi chế biến?
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào?
+ Khuấy nhiều khi nấu như thế nào?
+ Hâm lại thức ăn nhiều lần, thức ăn sẽ ntn?
+ Không nên dùng gạo như thế nào? và vo gạo như thế nào?
+ Nấu cơm chắt nước thì như thế nào 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
PP: Gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm
+ Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín) chất đạm như thế nào? 
+ Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi, chất béo như thế nào?
+ Chất đường khi đun khô đến 180o C thì sẽ như thế nào?
+ Chất tinh bột ở nhiệt độ cao sẽ như thế nào?
+ Khi đun nấu, chất khoáng sẽ như thế nào? 
I. Bảo quản chất dinh dưỡng trọngkhi chế biến:
1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
	Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K.
*Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.
	-Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.
- Khi nấu tránh khuấy nhiều.
- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.
- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1
2/ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
a. Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi.
b. Chất béo: Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.
c. Chất đường bột: Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn.
d. Chất khoáng: Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước.
e. Sinh tố: Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi
NL hợp tác
NL tư duy giải quyết vấn đề
NL tái hiện kiến thức
NL tư duy giải quyết vấn đề
Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn
NL hợp tác
NL vận dụng
D. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:
Nội dung
NL nhận biết
Năng lực thông hiểu
NL vận dụng thấp
NL vận dụng cao
Những chất dd nào dễ bị mất trong khi chế biến?
Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào?
Trong các cách chế biến luộc, hấp, hầm, nấu, chiên, xào, cách nào giữ được nhiều chất dd nhất?
 E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: -Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK
-Chuẩn bị bài mới BÀI 24: THỰC HÀNH – TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ LOẠI RAU, CỦ QUẢ
TIẾT 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Tuần 24 : Tiết 45
Ngày soạn: 9/2/2019
Ngày dạy: 12/2/2019
Tiết 45
THỰC HÀNH: TỈA HOA TRANG TRÍ MÓN ĂN TỪ MỘT SỐ 
LOẠI RAU, CỦ, QUẢ (T2)
A- MỤC TIÊU:	Thông qua bài thực hành này HS nắm:
1.1 Về kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là tỉa hoa trang trí và một số hình thức tỉa hoa thường gặp
- Biết cách thực hiện tỉa hoa từ một vài nguyên liệu như: trái ớt, cà chua, dưa chuột,...
1.2 Về kỹ năng: - Thực hiện được một số mẫu hoa đơn giản, thông dụng như : tỉa lá, cành lá, bó lúa từ dưa chuột, hoa hồng từ cà chua,. . . để trang trí món ăn.
1.3 Về thái độ: 
 - Giáo dục HS có tính thẩm mỹ, khéo léo, cẩn thận.
 - Yêu thích trang trí món ăn. Thực hành nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
2.Mục tiêu phát triển năng lực : 
* Năng lực chung:Năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
* Năng lực chuyên biệt: NL hợp tác. NL tư duy giải quyết vấn đề. NL tái hiện kiến thức. NL tư duy giải quyết vấn đề. Năng lực tự giải quyết vấn đề trong thực tiễn. NL hợp tác NL vận dụng
B- CHUẨN BỊ:
	- GV: + Tham khảo tài liệu tỉa hoa từ một số loại rau, củ, quả, 
 + Dụng cụ tỉa hoa, tranh ảnh phóng to một số cách tỉa hoa trang trí từ các loại trái cây, rau, củ, 
	- HS: + Tiếp tục nghiên cứu kĩ trước bài thực hành “Bài 24: Thực hành tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả”.
+ Mỗi tổ chuẩn bị 5 quả ớt, 2 trái cà chua, 2 trái dưa.
C. TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức:	Kiểm diện HS
2/ Kiểm tra bài cũ:	Không.
3/ Giảng bài mới:	
	GV giới thiệu chung về kĩ thuật tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau củ, quả,... và nêu yêu cầu thực hiện trong tiết thực hành. GV lưu ý HS về biện pháp đảm bảo an toàn chế biến món ăn trong khi thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
NL hình thành
*HĐ1* GV giải thích các bước theo quy trình công nghệ và hướng dẫn thao tác thực hành.
PP:Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
+ Nguyên liệu gồm các loại rau củ, quả nào ?
+ Dụng cụ như thế nào?
+ HS trả lời
Sử dụng đoạn trắng của cọnghành, thân tròn, đẹp cắt ra làm nhiều đoạn bằng nhau, có chiều dài bằng 3 lần đường kính tiết diện.
-Dùng lưỡi dao lam chẻ sâu xuống ½ chiều cao đoạn hành vừa cắt tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa, ngâm nước khoảng 5 – 10’ cho cành hoa cong ra.
- Lấy một cây hành lá cắt bỏ phần lá xanh, mỗi lá chỉ chừa một đoạn ngắn 1 – 2 cm tỉa 
thành cuống hoa.
- Chọn một cây hành lá khác, cắt bớt lá xanh, chừa lại một
 đoạn ngắn khoảng 10 c

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_3_nam_hoc_2018_2019_cao_thi_n.doc