Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chủ đề: Em với nhà trường

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chủ đề: Em với nhà trường

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

•Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng

•Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng

•Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học

- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:

•Thành lập BTC ngày lẻ khai giảng: Ban Chỉ ủy, BGH và trưởng các đoàn thể,

•Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, triển khai hoạt động;

•Kịch bản chương trình lễ khai giảng;

•Thành lập đội nghỉ lễ: đội trống, đội cờ;

•Gửi giấy mời các đại biểu;

•Trang trí phông khai giảng;

•Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống; đĩa nhạc Quốc ca, Quốc kì;

•Quà tặng cho HS khó khăn trong trường (nếu có);

•Nhà trường cần có phương án dự phòng nếu trời mưa.

2. Đối với HS:

•Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;

•Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác;

•Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng;

•Tập dượt nghỉ lễ khai giảng: đón HS lớp 6, đón đại biểu, lễ chào cờ, lễ diễu hành (nếu có).

 

docx 13 trang Hà Thu 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chủ đề: Em với nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
Sau chủ đề này, HS:
•Nêu và thực hiện được những việc nên làm để thiết lập được các mối quan hệ với bạn, thầy cô và giữ gìn được tình bạn, tình thầy trò.
•Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà nước
•Nêu và thực hiện được những việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới.
•Xác định và giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè
•Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
•Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ, thích ứng với cuộc sống, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
TUẦN 1- TIẾT 1: LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
•Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng
•Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng
•Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV:
•Thành lập BTC ngày lẻ khai giảng: Ban Chỉ ủy, BGH và trưởng các đoàn thể,
•Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, triển khai hoạt động;
•Kịch bản chương trình lễ khai giảng;
•Thành lập đội nghỉ lễ: đội trống, đội cờ;
•Gửi giấy mời các đại biểu;
•Trang trí phông khai giảng;
•Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống; đĩa nhạc Quốc ca, Quốc kì;
•Quà tặng cho HS khó khăn trong trường (nếu có);
•Nhà trường cần có phương án dự phòng nếu trời mưa. 
2. Đối với HS: 
•Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;
•Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác;
•Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng;
•Tập dượt nghỉ lễ khai giảng: đón HS lớp 6, đón đại biểu, lễ chào cờ, lễ diễu hành (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng
a. Mục tiêu: 
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.
b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.
c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:
1. Đón tiếp đại biểu
2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.
3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa didemr thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.
4. Lễ chào cờ
5. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.
6. Đại diện cán bộ địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai rường. Khi nghe đọc thư, toàn trường đứng nghiêm.
7. Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường. Trong diễn văn có điểm qua thành tích lớn của trường trong năm học trước, nêu chủ để và phát động thi đua năm học mới, tuyên bố khai giảng, lời 
chào mừng các em HS lớp 6. Sau khi tuyên bố khai giảng năm học mới, hiệu trưởng đánh trống khai trường (kèm theo lời bình nếu có).
8. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.
9. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.
10. Đại biểu chúc mừng GV và HS.
11. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).
Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng
a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới.
b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.
c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.
- Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
a. Mục tiêu: HS thực hiện kí cam kết
b. Nội dung: GV chủ nhiệm và cán bộ lớp 
c. Sản phẩm: Hs kí cam kết
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS các lớp cam kết thi đua học tập và rèn luyện trong năm học
- Phát huy truyền thống nhà trường và kính thầy, yêu bạn
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- ý thức, thái độ của HS
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
TUẦN 26 - TIẾT 2: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Xác định và nêu được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
- Thực hiện được những việc làm cụ thể đã xác định để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
- Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm;
Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
- Rèn luyện ý thức bảo tổn cảnh quan thiên nhiên, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, thích ứng với sự thay đổi
Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, phẩm chất yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với GV:
- Video hoặc tranh, ảnh một số cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có);
- Phần thưởng cho nhóm được bình chọn có tiểu phẩm xuất sắc (nếu có).
Đối với HS:
Tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương; những việc làm,
những hành vi nên và không nên thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV tổ chức hoạt động
Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức cho HS xem video hoặc tranh, ảnh về một số cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương. Sau khi HS xem xong, GV nêu câu hỏi:
- Em có cảm nhận như thế nào sau khi xem các hình ảnh về một số cảnh quan thiên nhiên?
- Em thấy bản thân cần có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn, bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chia sẻ hiểu biết về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
a. Mục tiêu:
- Xác định được những việc làm cụ thể để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên,
bảo vệ động vật quý hiếm;
- Nêu được những hành động bản thân đã thực hiện trong việc bảo tổn cảnh quan
thiên nhiên.
b.Nội dung:
c.Sản phẩm:
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
+ Em hãy đọc các hành động được ghi trong Hoạt động 1 và dựa vào những hiểu biết
của bản thân để xác định những hành động nào có tác dụng duy trì, bảo vệ sự đa
đạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên.
+ Nêu những việc làm cụ thể em đã thực hiện để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
- GV có thể giải thích để HS hiểu thế nào là bảo tổn cảnh quan thiên nhiên: Bảo tổn cảnh quan thiên nhiên được hiểu là những việc làm được thực hiện nhằm duy trì, bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên.
- Yêu cầu lần lượt từng thành viên trong nhóm chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Các thành viên khác trong nhóm chú ý lắng nghe và nhận xét. Thưkí nhóm ghi tổng hợp ý kiến của nhóm để chia sẻ trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhắc HS ghi kết quả làm việc của mình vào vở.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Nhắc HS
trong lớp chú ý lắng nghe để nhận xét và không nhắc lại ý kiến của nhóm trước đã nêu. Kết
thúc phần trình bày của một số nhóm, GV có thể yêu cầu HS thể hiện sự đồng tình hoặc
không đồng tình với ý kiến của các nhóm đã trình bày và giải thích lí do vì sao đồng tình
hoặc không đồng tình.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
1: Chia sẻ hiểu biết về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên được thực hiện bởi những hành động, việc làm của con người nhằm duy trì và bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên. Mỗi người đều có thể góp phần bảo tôn cảnh quan thiên nhiên bằng các việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: những việc nên làm và không nên làm để bả0 tổn cảnh quan thiên nhiên
a.Mục tiêu:
- Xác định được những việc cụ thể nên làm và không nên làm để góp phần duy trì và bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên;
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tổn cảnh quan thiên nhiên
b.Nội dung: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ
c.Sản phẩm: kết quả thảo luận, phiếu học tập
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện hai nhiệm vụ sau:
- Xác định những việc nên làm và không nên làm nhằm bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
Sau đó tập hợp kết quả làm việc của nhóm vào bảng ở Hoạt động 2.
- Xác định những việc em cần làm để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
2. Những việc nên làm và không nên làm để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người nhằm duy trì, bảo vệ sự ẳa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên.
- Các em cần thường xuyên thực hiện những việc nên làm phù hợp với lúa tuổi HS như:
không xả rác bừa bãi xuống sông, hồ, bãi biển, nhất là những tác thải không phân huỷ được (túi nilon, vỏ chai nhựa,...) và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện; tích cực tham gia bảo vệ và chăm sóc cây; không chặt, phá rừng bừa bãi; tham gia làm tuyên truyễn viên nhỏ
tuổi về bảo vệ môi trường và động vật hoang đã; gương mẫu trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp,...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (THỰC HÀNH)
a.Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc xây dựng và thể hiện tiểu phẩm “Bảo tổn cảnh quan thiên nhiên”;
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
b.Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c.Sản phẩm: Kết quả của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào những điều đã thu nhận được về những hành động nên làm và hành động không nên làm để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên, các thành viên trong nhóm bàn bạc để xác định tên tiểu phẩm, nội dung tiểu phẩm và cách thể hiện tiểu phẩm. Sau đó, phân công các bạn chuẩn bị thể hiện tiểu phẩm trước lớp.
GV có thể nêu ví dụ về tiểu phẩm: Một nhóm HS được nhà trường tổ chức cho đi tham quan rừng Cúc Phương. Cảnh trong rừng hoang sơ với nhiều loại thực vật và tiếng chim hót. Một bạn trong nhóm nhìn thấy một cây đang ra hoa rất đẹp, rủ bạn cùng đến ngắt cành hoa về để làm kỉ niệm,...
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
- GV mời lần lượt các nhóm lên thể hiện tiểu phẩm của nhóm mình trước lớp. HS
trong lớp quan sát, theo dõi tiểu phẩm.
- Sau mỗi tiểu phẩm, GV hỏi trong lớp có nhóm nào có nội dung tiểu phẩm giống với nhóm vừa thể hiện không. Nếu có, GV có thể mời nhóm đó thể hiện tiểu phẩm của nhóm mình. Sau đó, yêu cầu so sánh cách thể hiện cùng một nội dung của hai nhóm.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục tiêu:
- Vận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc tham gia các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và bảo vệ động vật quý hiếm;
- Rèn luyện phẩm chất yêu quê hương, đất nước; thái độ trách nhiệm với cộng đồng.
b.Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
c.Sản phẩm: Kết quả của HS
b.Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu và hướng dẫn HS sau giờ học tiếp tục thực hiện những việc dưới đây:
~ Tham gia các hoạt động bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở nơi em sống.
- Tuyên truyền, vận động những người sống quanh em thực hiện những việc nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
5.KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....
Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt theo mẫu mới nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_bo_sach_ket_noi_tr.docx