Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 26

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 26

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Vận dụng các kiến thức khoa học, ki thuật, toán học, công nghệ trong việc làm

sản phẩm;

- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và phát triển kĩ năng kĩ thuật.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn để và sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động.

3. Về phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với GV

- Địa điểm, hệ thống âm thanh, trang trí pano, áp phích phục vụ hoạt động. Riêng địa điểm chia thành ba khu vực: Khu vực sân khấu diễn ra hoạt động chung và biểu diễn thời trang môi trường; khu vực thi làm sản phẩm tái chế; khu vực trưng bày sản phẩm;

- Hướng dẫn, tập huấn đội ngũ cán bộ lớp, ban chỉ huy chỉ đội về nội dung, hình thức, mục đích của ngày hội.

- Một số sản phẩm được làm từ những nguyên liệu tái chế của HS các lớp trước đã làm để giới thiệu như: đồ chơi, đồ dùng gia đình, dụng cụ học tập, thời trang phòng chống rác thải nhựa,. các mô hình sáng tạo như: Công viên, trường học, sân chơi, làng quê. .

- Hướng dẫn HS khối lớp 6 thiết kế thời trang môi trường để biểu diễn trong ngày hội.

- Kịch bản hoạt động.

- TPT, GV Mĩ thuật, Ban Chấp hành Đoàn trường và GVCN theo dõi động viên HS sáng tạo sản phẩm, hướng dẫn tổ chức hoạt động.

2. Đối với HS

- Tự chuẩn bị nguyên vật liệu tái chế; bao gồm túi nilon, hộp nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ lon bia, nắp chai, que kem, ống hút, giấy, báo, bìa, vải vụn, len, sợi,. để làm sản phẩm.

- Mỗi lớp chuẩn bị 5 sản phẩm trở lên, có thể cá nhân hoặc nhóm sáng tạo. Để tiết kiệm thời gian, HS có thể thực hiện các bước khó trước khi hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm được hoàn thành trong ngày hội.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.

c. Sản phẩm: Thái độ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.

 

docx 11 trang Hà Thu 28/05/2022 4791
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:
Nguyễn Thị Kim Thanh – THCS Vĩnh Lợi – Sơn Dương
Nguyễn Thị Trang – THCS Chi Thiết – Sơn Dương
Nguyễn Thị Liễu – THCS Thượng Ấm
CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
* Mục tiêu chung: Sau khi học xong chủ đề này, HS cần;
- Vận dụng các kiến thức khoa học, kĩ thuật, toán học, công nghệ trong việc làm sản phẩm.
- Phát triển trí tưởng tưởng, sang tạo và phát triển kĩ năng kĩ thuật.
- Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giả quyết vấn đề và sang tạo, kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
Ngày giảng: 
TUẦN 26: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT2 6 : LÀM SẢN PHẨM SÁNG TẠO TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Vận dụng các kiến thức khoa học, ki thuật, toán học, công nghệ trong việc làm
sản phẩm;
- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và phát triển kĩ năng kĩ thuật.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn để và sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động. 
3. Về phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với GV
- Địa điểm, hệ thống âm thanh, trang trí pano, áp phích phục vụ hoạt động. Riêng địa điểm chia thành ba khu vực: Khu vực sân khấu diễn ra hoạt động chung và biểu diễn thời trang môi trường; khu vực thi làm sản phẩm tái chế; khu vực trưng bày sản phẩm;
- Hướng dẫn, tập huấn đội ngũ cán bộ lớp, ban chỉ huy chỉ đội về nội dung, hình thức, mục đích của ngày hội.
- Một số sản phẩm được làm từ những nguyên liệu tái chế của HS các lớp trước đã làm để giới thiệu như: đồ chơi, đồ dùng gia đình, dụng cụ học tập, thời trang phòng chống rác thải nhựa,... các mô hình sáng tạo như: Công viên, trường học, sân chơi, làng quê... .
- Hướng dẫn HS khối lớp 6 thiết kế thời trang môi trường để biểu diễn trong ngày hội.
- Kịch bản hoạt động.
- TPT, GV Mĩ thuật, Ban Chấp hành Đoàn trường và GVCN theo dõi động viên HS sáng tạo sản phẩm, hướng dẫn tổ chức hoạt động.
2. Đối với HS 
- Tự chuẩn bị nguyên vật liệu tái chế; bao gồm túi nilon, hộp nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ lon bia, nắp chai, que kem, ống hút, giấy, báo, bìa, vải vụn, len, sợi,... để làm sản phẩm.
- Mỗi lớp chuẩn bị 5 sản phẩm trở lên, có thể cá nhân hoặc nhóm sáng tạo. Để tiết kiệm thời gian, HS có thể thực hiện các bước khó trước khi hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm được hoàn thành trong ngày hội.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
- Vận dụng được các kiến thức khoa học, kĩ thuật, toán học, công nghệ để làm sản phẩm từ vật liệu tái chế;
- Phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và phát triển kĩ năng kĩ thuật.
- Sáng tạo, tự tin biểu diễn thời trang môi trường.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
 Các lớp giới thiệu sản phẩm STEM .
 HS biểu diễn tiết mục biểu diễn thời trang của các lớp.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
 Sản phẩm mô hình STEM.
 Tiết mục biểu diễn thời trang của các lớp.
d. Tổ chức thực hiện: 
1. Tổ chức chào cờ.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Làm sản phẩm sáng tạo từ rác tái chế.
- Lớp trực tuần báo cáo để dẫn cho ngày hội, giới thiệu đại biểu, khách mời (nếu có).
- Đại diện BGH khai mạc ngày hội STEM, phổ biến mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế.
- BTC mời các nhóm, HS tham gia sáng tạo sản phẩm về các khu vực quy định để làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế đã chuẩn bị (vỏ chai nhựa, thuỷ tỉnh, ống hút, giấy đã sử dụng, lõi cuộn giấy vệ sinh, túi nhựa,...).
- Trưng bày, giới thiệu và bình chọn sản phẩm theo yêu cầu của BTC.
- Các HS còn lại tham gia chương trình biểu diễn thời trang môi trường tại sân trường.
3. Biểu diễn thời trang môi trường.
- Người dẫn chương trình báo cáo đề dẫn cho phần thi biểu diễn thời trang môi trường.
- HS khối lớp 6 tham gia biểu diễn thời trang môi trường về vị trí tập kết sau sân khấu.
- Mỗi HS ra biểu diễn thời trang tự giới thiệu tên, lớp và bộ thời trang của mình:
nguyên liệu, chủ để, tác dụng.
- HS theo dõi, cổ vũ và động viên.
- Mời HS trả lời câu hỏi, chia sẻ thu hoạch, cảm xúc của bản thân sau hoạt động sáng tạo sản phẩm từ vật liệu tái chế theo gợi ý sau:
+ Em đã học hỏi được những điều gì qua các hoạt động đã tham gia?
+ Hoạt động sáng tạo làm sản phẩm từ vật liệu tái chế có tác dụng gì trong việc giáo dục bảo vệ môi trường?
+ Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế mang đến cho mọi người thông điệp gì?
+ Cảm nhận của em về ngày hội STEM: Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế.
- BGK công bố kết quả thi biểu diễn thời trang môi trường.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Đánh giá được sản phẩm của học sinh.
b. Nội dung: GV TPT và BGH.
c. Sản phẩm: Cảm của em về ngày hội STEM làm các sản phẩm sang tạo từ vật liệu tái chế.
 d. Tổ chức thực hiện: HS tham quan phòng trưng bày sản phẩm trong giờ ra chơi
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: HS biết tự sáng tạo các sản phẩm phục vụ sinh hoạt.
b. Nội dung: HS tham quan phòng trưng bày sản phẩm và về nhà tự sáng tạo các sản phẩm phục vụ sinh hoạt
c. Sản phẩm: Sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình như: Thùng rác, xẻng hót rác, chậu cây cảnh, bình cắm hoa, .
d. Tổ chức thực hiện.
- HS tham quan phòng trưng bày sản phẩm trong giờ ra chơi. Các lớp cử đại diện trực khu vực trưng bày để thuyết trình sản phẩm khi các bạn tham quan.
- BGK công bố kết quả vào tuần kế tiếp.
- HS về nhà tự sáng tạo các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình như: thùng rác, xẻng hót rác, chậu cây cảnh, bình cắm hoa, đổ chơi cho em bé, đồ dùng học tập,...
* Kế hoạch đánh giá: Giáo viên căn cứ vào kết quả tham gia hoạt động của HS đánh giá phù hợp.
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Đánh giá đồng đẳng
- GV đánh giá
- Quan sát.
- Bảng kiểm.
- Thang đo.
- Bảng thực hiện kỹ thuật KWL.
 * Bảng kiểm hoạt động nhóm mục 2.
Mỗi bảng kiểm đánh giá cho 1 lớp/ nhóm
Tiêu chí
Xuất hiện
Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân
2. Số thành viên làm hoàn thành phiếu cá nhân
3. Số thành viên làm hoạt thành phiếu cá nhân chính xác
Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm
 * Thang đo mục 2
Tiêu chí
Mức độ
1
2
3
4
1. Nội dung trình bày
2. Cách trình bày
2a. Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp.
2b. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (tư thế, cử chỉ, điệu bộ )
3. Tương tác với người nghe (nhìn, lắng nghe, đặt câu hỏi, gây chú ý, khuyến khích người nghe )
4. Quản lí thời gian.
5. Điều chỉnh hợp lí, kịp thời (Nội dung, cách trình bày, tương tác, thời gian)
Mức đạt: Học sinh thực hiện được 3 từ tiêu chí trở nên.
Chưa đạt: Học sinh thực hiện dưới 3 tiêu chí.
* Bảng thực hiện kỹ thuật KWL mục 3.
Bảng KWL
K
W
L
Liệt kê những điều em đã biết về vị trí khu vực Đông Nam Á
Liệt kê những điều em muốn biết về vị trí khu vực Đông Nam Á
Liệt kê những điều em đã học được về vị trí khu vực Đông Nam Á
- Câu hỏi:
+ Em đã học hỏi được những điều gì qua các hoạt động đã tham gia?
+ Hoạt động sáng tạo làm sản phẩm từ vật liệu tái chế có tác dụng gì trong việc giáo dục bảo vệ môi trường?
+ Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế mang đến cho mọi người thông điệp gì?
+ Cảm nhận của em về ngày hội STEM: Làm sản phẩm sáng tạo từ vật liệu tái chế?
CHỦ ĐỀ 7 : EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG.
TUẦN 26 : SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
TIẾT 26: BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Xác định và nêu được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
- Thực hiện được những việc làm cụ thể đã xác định để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;
- Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm;
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
- Rèn luyện ý thức bảo tổn cảnh quan thiên nhiên, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, thích ứng với sự thay đổi
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, phẩm chất yêu nước
II. Thiết bị dạy và học liệu
1. Đối với GV:
- Video hoặc tranh, ảnh một số cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có);
- Phần thưởng cho nhóm được bình chọn có tiểu phẩm xuất sắc (nếu có).
2. Đối với HS: 
Tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương; những việc làm,
những hành vi nên và không nên thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức cho HS xem video hoặc tranh, ảnh về một số cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương. Sau khi HS xem xong, GV nêu câu hỏi:
- Em có cảm nhận như thế nào sau khi xem các hình ảnh về một số cảnh quan thiên nhiên?
- Em thấy bản thân cần có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn, bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên? 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
2.1. Chia sẻ hiểu biết về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
a. Mục tiêu: 
- Xác định được những việc làm cụ thể để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên,
bảo vệ động vật quý hiếm;
- Nêu được những hành động bản thân đã thực hiện trong việc bảo tổn cảnh quan
thiên nhiên.
b. Nội dung: Chia sẻ hiểu biết về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Mỗi người đều có thể góp phần bảo tôn cảnh quan thiên nhiên bằng các việc làm cụ thể.
d. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
+ Em hãy đọc các hành động được ghi trong Hoạt động 2 và dựa vào những hiểu biết
của bản thân để xác định những hành động nào có tác dụng duy trì, bảo vệ sự đa
đạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên.
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên được thực hiện bởi những hành động, việc làm của con người nhằm duy trì và bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên. Mỗi người đều có thể góp phần bảo tôn cảnh quan thiên nhiên bằng các việc làm cụ thể.
+ Nêu những việc làm cụ thể em đã thực hiện để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
- GV có thể giải thích để HS hiểu thế nào là bảo tổn cảnh quan thiên nhiên: Bảo tổn cảnh quan thiên nhiên được hiểu là những việc làm được thực hiện nhằm duy trì, bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên.
- Yêu cầu lần lượt từng thành viên trong nhóm chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Các thành viên khác trong nhóm chú ý lắng nghe và nhận xét. Thư kí nhóm ghi tổng hợp ý kiến của nhóm để chia sẻ trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhắc HS ghi kết quả làm việc của mình vào vở.
+ GV đến theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV mời đại diện hs trình bày kết quả làm việc của mình. Nhắc HS
trong lớp chú ý lắng nghe để nhận xét . Kết thúc phần trình bày của một cá nhân, GV có thể yêu cầu HS thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của các nhóm đã trình bày và giải thích lí do vì sao đồng tình hoặc không đồng tình.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
2.2. Những việc nên làm và không nên làm để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên
a. Mục tiêu: 
- Xác định được những việc cụ thể nên làm và không nên làm để góp phần duy trì và bảo vệ sự đa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên;
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tổn cảnh quan thiên nhiên
b. Nội dung: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ
c. Sản phẩm: kết quả thảo luận, phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thực hiện hai nhiệm vụ sau:
- Xác định những việc nên làm và không nên làm nhằm bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
Sau đó tập hợp kết quả làm việc của nhóm vào bảng ở Hoạt động 2.
- Xác định những việc em cần làm để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người nhằm duy trì, bảo vệ sự ẳa dạng, phong phú, nguyên sơ của cảnh quan thiên nhiên. 
- Các em cần thường xuyên thực hiện những việc nên làm phù hợp với lúa tuổi HS như:
không xả rác bừa bãi xuống sông, hồ, bãi biển, nhất là những tác thải không phân huỷ được (túi nilon, vỏ chai nhựa,...) và tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện; tích cực tham gia bảo vệ và chăm sóc cây; không chặt, phá rừng bừa bãi; tham gia làm tuyên truyễn viên nhỏ
tuổi về bảo vệ môi trường và động vật hoang đã; gương mẫu trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch, đẹp,...
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10’)
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc xây dựng và thể hiện tiểu phẩm “Bảo tổn cảnh quan thiên nhiên”;
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào những điều đã thu nhận được về những hành động nên làm và hành động không nên làm để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên, các thành viên trong nhóm bàn bạc để xác định tên tiểu phẩm, nội dung tiểu phẩm và cách thể hiện tiểu phẩm. Sau đó, phân công các bạn chuẩn bị thể hiện tiểu phẩm trước lớp.
GV có thể nêu ví dụ về tiểu phẩm: Một nhóm HS được nhà trường tổ chức cho đi tham quan rừng Cúc Phương. Cảnh trong rừng hoang sơ với nhiều loại thực vật và tiếng chim hót. Một bạn trong nhóm nhìn thấy một cây đang ra hoa rất đẹp, rủ bạn cùng đến ngắt cành hoa về để làm kỉ niệm,...
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
- GV mời lần lượt các nhóm lên thể hiện tiểu phẩm của nhóm mình trước lớp. HS
trong lớp quan sát, theo dõi tiểu phẩm.
- Sau mỗi tiểu phẩm, GV hỏi trong lớp có nhóm nào có nội dung tiểu phẩm giống với nhóm vừa thể hiện không. Nếu có, GV có thể mời nhóm đó thể hiện tiểu phẩm của nhóm mình. Sau đó, yêu cầu so sánh cách thể hiện cùng một nội dung của hai nhóm.
4.. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc tham gia các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và bảo vệ động vật quý hiếm;
- Rèn luyện phẩm chất yêu quê hương, đất nước; thái độ trách nhiệm với cộng đồng.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu và hướng dẫn HS sau giờ học tiếp tục thực hiện những việc dưới đây:
- Tham gia các hoạt động bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở nơi em sống.
- Tuyên truyền, vận động những người sống quanh em thực hiện những việc nên làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
*Kế hoạch đánh giá: Giáo viên căn cứ vào kết quả tham gia hoạt động của học sinh đánh giá phù hợp.
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Giáo viên đánh giá học sinh
- Quan sát
- Bảng kiểm
* Bảng kiểm cho hoạt động nhóm mục 2
Mỗi bảng kiểm đánh giá cho một nhóm.
Tiêu chí
Xuất hiện
1. Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân
2. Số thành viên hoàn thành phiếu cá nhân
3. Số thành viên hoàn thành phiếu cá nhân chính xác
4. Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm
___________________________________________________________
Ngày giảng: 6 
CHỦ ĐỀ 7 : EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG.
TUẦN 26: SINH HOẠT LỚP
TIẾT 26: TRIỀN LÃM VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần học và xây dựng đươc kế hoạch tuần mới.
- Trình bày được những việc bản thân đà làm đê bảo vệ cảnh quan thiên nhiên;
- Giới thiệu được những sản phẩm sáng tạo làm từ vật liệu tái chế được triển lãm ở lớp.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu thương con người, yêu đất nước và cảnh quan thiên nhiên.
- Trung thực: Có thái độ tích cực trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Trách nhiệm: Rèn luyện ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tận dụng những vật liệu tái chế làm những vật dụng hữu ích trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Đối với giáo viên
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới.
2. Đối với học sinh
- Nội dung sơ kết tuần
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả sơ kết tuần.
d. Tổ chức thực hiện
* Hoạt động sinh hoạt lớp (10 phút)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp
- BCS lớp tổng hợp đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới
- Các tổ tổng hợp, đánh giá hoạt động của tổ trong tuần. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV định hướng và bổ sung những nội dung còn thiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- Đại diện các tổ báo cáo 
- Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung
- Nêu kế hoạch tuần tiếp theo
- Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, khen thưởng (Đối với học sinh đạt thành tích hoặc có sự tiến bộ, ); Rút kinh nghiệm (Đối với học sinh còn chậm tiến bộ, có hành vi chưa chuẩn mực, )
- GV bổ sung vào kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
a. Mục tiêu: 
- Trình bày được những việc bản thân đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên;
- Giới thiệu được những sản phẩm sáng tạo làm từ vật liệu tái chế được triển lãm ở lớp.
b. Nội dung: 
GV tổ chức cho HS chia sẻ về: Những việc em đã làm để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở nơi em sống
c. Sản phẩm: kết quả HS chia sẻ
d. Tổ chức thực hiện: 
* Hoạt động sinh hoạt theo chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV tổ chức cho HS chia sẻ về:
Những việc em đã làm để góp phần bảo tổn cảnh quan thiên nhiên ở nơi em sống, trong đó có hoạt động tuyên truyền, vận động những người sống quanh em thực hiện những việc nên làm để bảo tổn cảnh quan thiên nhiên.
* GV tổ chức cho HS triển lãm và giới thiệu sản phẩm sáng tạo làm từ vật liệu tái chế
- HS trong lớp trưng bày sản phẩm tái chế đã làm được.
- Tham quan triển lãm. Những HS có sản phẩm giới thiệu về sản phẩm khi các bạn
tham quan.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các tổ báo cáo, giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
- Bình chọn sản phẩm sáng tạo đoạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.
4. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những nội dung đã học.
- Thế hiện được tình cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên, đất nước
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học.
5. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
b. Nội dung: GV chủ nhiệm; Ban cán sự lớp; cá nhân HS
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Học sinh hoàn thiện và nộp 01 sản phẩm làm từ những vật liệu tái chế
- Trưng bày sản phẩm và sử dụng sản phẩm theo mục đích sử dụng.
- Chụp hoặc quay video về sản phẩm đã làm khi sử dụng tại nhà.
IV. HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ:
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí:
 Mức độ
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
- Giá trị sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
- Ý nghĩa về mặt môi trường (Giảm phát sinh rác, tiết kiệm tài nguyên )
- Thẩm mĩ
- Tính sáng tạo, mới lạ
Tổng điểm
 Hướng dẫn đánh giá: 
- Mức 1: 1 điểm
- Mức 2: 2 điểm
- Mức 3: 3 điểm
- Mức 4: 4 điểm
- Đạt: Từ 8 điểm trở lên
- Chưa đạt: Dưới 8 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_chu_de_7_em_voi_th.docx