Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 28 - Nguyễn Bích Thục

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 28 - Nguyễn Bích Thục

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Lập được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu; qua đó, củng cố, kiểm nghiệm kiến thức về biến đồi khí hậu;

- Rèn luyện năng lực lập kế hoạch, phấm chất trách nhiệm với cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phấm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Kế hoạch tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường

- Các tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu

2. Đối với học sinh:

- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV

 

docx 4 trang Hà Thu 28/05/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 28 - Nguyễn Bích Thục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN MÔN HĐTN – HN LỚP 6
Người thực hiện: Nguyễn Bích Thục
Trường TH&THCS Lê Văn Hiến- Sơn Dương- Tuyên Quang
Gmail: nguyenbichthuc1982@gmail.com
CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
Tiết 28: Sinh hoạt theo chủ đề
ÚNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU 
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Lập được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu; qua đó, củng cố, kiểm nghiệm kiến thức về biến đồi khí hậu;
Rèn luyện năng lực lập kế hoạch, phấm chất trách nhiệm với cộng đồng.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phấm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
Kế hoạch tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường
Các tài liệu liên quan đến biến đổi khí hậu
2. Đối với học sinh:
Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (4’) 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI + LUYỆN TẬP (35’)
2.1. Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những hành động, việc làm góp phần giám thiểu biến đổi khí hậu.
a. Mục tiêu:
Lập được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giám thiểu biến đối khí hậu; qua đó, cũng cố, kiếm nghiệm kiến thức về biến đổi khí hậu;
Rèn luyện năng lực lập kế hoạch, phàm chất trách nhiệm với cộng đồng.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 HS.
Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận để lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những hành động, việc làm góp phần giám thiểu biến đổi khí hậu theo mẫu trong SGK.
GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương để xác định mục tiêu, nội dung tuyên truyền cho phù hợp. 
Ví dụ: Địa phương em đang sống thuộc địa bàn tỉnh miền núi, có nhiều khu rừng tự nhiên. Ở địa phương vẫn xảy ra tình trạng người dân chặt, đốt, phá rừng làm nương rẫy. Do đó, mục tiêu cụ thể sẽ là: Tuyên truyền, vận động đế mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, không chặt, đốt, phá rừng làm nương rầy. Nội dung tuyên truyền: Vai trò, tầm quan trọng của rừng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu; Chung tay bảo vệ rừng, lên án những hành động phá hoại rừng. GV nên lấy ví dụ gần gũi với địa bàn HS đang sống.
+ Cách thức tuyên truyền phải hấp dẫn, đơn giản, dễ hiểu và thu hút được sự quan tâm của mọi người.
+ Phân công nhiệm vụ, thời gian, địa điểm thực hiện phải cụ thế, phù hợp với khả năng của mồi thành viên trong nhóm.
Các nhóm HS cùng nhau thảo luận, lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay giảm thiểu biến đổi khí hậu.
GV mời một nhóm trình bày kế hoạch của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch của nhóm cho phù hợp.
2.2. Tuyên truyền, vận động mọi người thay đối những việc làm tác động tới biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu
Vận dụng được kiến thức về biến đổi khí hậu để tuyên truyền, vận động mọi người thay đổi những việc làm tác động tới biến đổi khí hậu; qua đó củng cố, kiểm nghiệm kiến thức về biến đổi khí hậu;
Rèn luyện năng lực giao tiếp, phẩm chất trách nhiệm với cộng đồng.
b. Nội dung
Mỗi nhóm thảo luận, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm mới đã thu nhận được về biến đổi khí hậu để để xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối tượng trong mỗi trường hợp xảy ra.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tồ chức thực hiện:
Chia HS trong lớp thành các nhóm: 4 nhóm; thời gian: 5 phút
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm mới đã thu nhận được về biến đổi khí hậu để đề xuất nội dung, cách thức tuyên truyền, vận động đối tượng trong mỗi trường hợp sau:
1/ Hàng năm, cứ đến mùa gặt, người dân thường đốt rơm rạ ngoài đồng.
2/ Ở khu vực miền núi vẫn còn hiện tượng chặt, đốt cây rừng để làm nương rẫy.
3/ Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khó chịu.
GV gợi ý:
+ Khi đốt rơm rạ ngoài đồng sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường không khí và môi trường đất? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào đe họ không đốt rơm rạ ngoài đồng?
+ Chặt, đốt cây rừng sẽ gây ra những tác hại gì cho môi trường và con người? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào đe họ không chặt, đốt cây rừng để làm nương rẫy?
+ Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí không chỉ làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc mà còn tác động như thế nào đến môi trường không khí? Em sẽ tuyên truyền, vận động người dân như thế nào để họ thấy được sự cần thiết phải xử lí chất thải từ hệ thong chuồng trại chăn nuôi?
HS thảo luận trong nhóm đế thực hiện nhiệm vụ được giao. Thư kí nhóm ghi lại kết quả hoạt động của nhóm.
Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Những nhóm
khác lắng nghe, nhận xét và bố sung ý kiến.
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG (6')
a. Mục tiêu:
Thực hiện được kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện
nhưng hành động, việc làm góp phần giảm thiểu biến đồi khí hậu
Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.
b. Nội dung:
Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện một số việc ở gia đình, cộng đồng
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tồ chức thực hiện
Hướng dẫn và yêu cầu HS thực hiện một số việc sau ở gia đình, cộng đồng:
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Thường xuyên thực hiện những việc làm góp phần giảm thiếu biến đổi khí hậu.
Lưu ý:
Các nhóm thực hiện quay video về hoạt động tuyên tuyên truyền, vận động mọi người chung tay thực hiện những việc làm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu
Thời gian nộp: sau 1 tuần (tiết 31)
* KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 
Hình thức đánh
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Gv đánh giá học sinh.
Học sinh tự đánh giá 
Quan sát
Trao đổi với các bên liên quan. 
Bảng ghi chép.
Phẩn tích sản phẩm của học sinh
Đánh giá hồ sơ. 
	* HÔ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
	- Phiếu đánh giá học sinh tham gia hoạt động nhóm. 
STT 
Yêu cầu cần thực hiện được 
Xác nhận 
Có 
Không 
1
Bản thân em có thể góp phần ngăn chặn thiên tai biến đổi khí hâu không?
2
Địa phương em còn những hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi không?
3
Chất thải từ hệ thống chuồng trại của người dân không được xử lí làm mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, khó chịu.
4
Em có thường xuyên thực hiện những việc làm góp phần giảm thiếu biến đôi khí hậu không?
5
Ở địa phương em có tuyên truyền, vận động người dân để họ thấy được sự cần thiết phải xử lí chất thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi không?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_chu_de_7_em_voi_th.docx