Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 22: Hưởng ứng chương trình nhân đạo “Lá lành đùm lá rách” - Đào Thị Phương Anh

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 22: Hưởng ứng chương trình nhân đạo “Lá lành đùm lá rách” - Đào Thị Phương Anh

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

*Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Hiểu được quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, hình thành phẩm chất nhân ái.

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

 - Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với TPT, BGH và GV

 - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

 - Trước khoảng ba tuần, TPT phát động phong trào thi đua quyên góp “Lá lành đùm lá rách” và phổ biến cho HS biết được mục đích, ý nghĩa của buổi lễ;

 - Phân công HS chuẩn bị tham luận cho diễn đàn “Lá lành đùm lá rách” (gợi ý nội dung: có rất nhiều người gặp khó khăn cần sự giúp đỡ ở quanh ta; giúp người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình là truyền thống của dân tộc Việt Nam;.).

2. Đối với HS:

 - HS chuẩn bị các món quà để mang đến lễ phát động phù họp với khả năng như: sách vở, quần áo cũ, tiền mừng tuổi,. (có thể vận động người thân cùng tham gia);

 - Đóng gói quà của cá nhân hoặc lớp;

 - HS được phân công tham luận viết bài và tập thuyết trình.

 

docx 12 trang Hà Thu 16851
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 22: Hưởng ứng chương trình nhân đạo “Lá lành đùm lá rách” - Đào Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV: Đào Thị Phương Anh – THCS Đồng Qúy
Ngày giảng: 6 
CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG
TUẦN 22: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 22: HƯỞNG ỨNG CHƯƠNG TRÌNH NHÂN ĐẠO
“LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH”
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
*Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Hiểu được quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực:
 - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
 - Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với TPT, BGH và GV
 - Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
 - Trước khoảng ba tuần, TPT phát động phong trào thi đua quyên góp “Lá lành đùm lá rách” và phổ biến cho HS biết được mục đích, ý nghĩa của buổi lễ;
 - Phân công HS chuẩn bị tham luận cho diễn đàn “Lá lành đùm lá rách” (gợi ý nội dung: có rất nhiều người gặp khó khăn cần sự giúp đỡ ở quanh ta; giúp người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình là truyền thống của dân tộc Việt Nam;...).
2. Đối với HS:
 - HS chuẩn bị các món quà để mang đến lễ phát động phù họp với khả năng như: sách vở, quần áo cũ, tiền mừng tuổi,... (có thể vận động người thân cùng tham gia);
 - Đóng gói quà của cá nhân hoặc lớp;
 - HS được phân công tham luận viết bài và tập thuyết trình.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
 - GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Chào cờ (15 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiến lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Diễn đàn “ lá lành đùm lá rách” (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Biết được hành động quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta;
- Biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn;
- Tích cực hưởng ứng tham gia phong trào “Lá lành đùm lá rách”
b. Nội dung: HS phát biểu tham luận về chủ đề “lá lành, đùm lá rách”
c. Sản phẩm: bài phát biểu của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- HS được phân công lên phát biểu tham luận về chủ để “Lá lành đùm lá rách”
- HS các khối lớp kể về những gì đã chuẩn bị cho lễ phát động hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “Lá lành đùm lá rách”.
Hoạt động 3: Quyên góp ủng hộ (10 phút)
a. Mục tiêu:
- Tích cực tham gia quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn;
- Thể hiện được tấm lòng nhân ái với bạn bè và những người có hoàn cảnh khó khăn.
b. Nội dung: HS các lớp quyên góp ủng hộ HS có hoàn cảnh khó khăn
c. Sản phẩm:Kết quả hoạt động của học sinh
d. Tồ chức thực hiện:
- Đại diện từng lớp lên trao quà quyên góp, ủng hộ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn cho BTC.
- Thay mặt BTC, TPT cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của các em HS, BTC tiếp nhận những món quà này và chuyến đến cho các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.
*Đánh giá:
-TPT đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia phong trào “Lá lành đùm lá rách”, khen ngợi các lớp đà tích cực tham gia hưởng ứng.
- Công bố số tiền và quà toàn trường quyên góp sẽ dành tặng cho các HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường hoặc ở các vùng khó khăn.
C. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: quyên góp ủng hộ những bạn khó khăn trong và ngoài trường.
b. Nội dung: HS quyên góp và tặng quà cho các bạn HS nghèo khó.
c. Sản phẩm: kểt quả thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện:
- Xác định thêm nhu cầu của các bạn gặp khó khăn trong lớp để giúp đỡ, ủng hộ bằng các hình thức phù hợp.
- Tặng quà các bạn khó khăn ngoài trường. Những địa chỉ tặng quà: trường bạn, làng trẻ em SOS, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em bị chất độc da cam, nhà chùa nuôi dạy trẻ em không nơi nương tựa,...
- Chi hội Chữ Thập đỏ, TPT liên hệ địa điểm tặng quà, số HS khó khăn của trường bạn, đặc điểm tình hình của trường bạn, lên kế hoạch tặng quà, BGH duyệt kế hoạch, triển khai.
- Thành lập đội tình nguyện đi tặng quà (đối tượng tuỳ trường chọn).
IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ 
đánh giá
Ghi
Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành
cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- ý thức, thái độ của HS
V. Hồ sơ dạy học
 Bảng kiểm
Tiêu chí
Xuất hiện
Tham gia rất tích cực, sôi nổi
Tham gia tích cực, sôi nổi
Tham gia chưa thật tích cực, sôi nổi
 O
 O
 O
Giáo viên: Đỗ Hoài Quyên - THCS Sơn Nam
TUẦN 22 - TIẾT 2
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
EM THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
	- Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng thông qua việc sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn;
	- Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.
	2. Năng lực:
	- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
	- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
	3. Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
	II. Thiết bị dạy học
	1. Đối với GV:
	- Thiết bị phát nhạc và các bài hát có nội dung về hoạt động thiện nguyện;
	- Câu chuyện, tấm gương về hoạt động thiện nguyện.
	2. Đối với HS: 
	- Những trải nghiệm của bản thân về hoạt động thiện nguyện;
	- Tìm hiểu về những người có hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh.
	III. Tiến trình tổ chức hoạt động
	A. Hoạt động khởi động. (5’)
	a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
	b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
	- GV cho HS hát 1 bài hat.
	c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
	- Em có cảm xúc gì khi nghe bài hát này?
	- Vì sao phải có những hoạt động thiện nguyện?
	d. Tổ chức thực hiện: 
	GV cho HS hát hoặc nghe các bài hát về hoạt động thiện nguyện, yêu cầu HS lắng nghe và trả lời câu hỏi:
	- Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
	- Vì sao cần có những hoạt động thiện nguyện?
	B. Hoạt động hình thành kiến thức (15’)
	Hoạt động 1: Xác định những đối tượng cần được giúp đỡ và các hoạt động thiện nguyện
	a. Mục tiêu: 
	- Biết được ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện và những người cần được giúp đỡ
trong cộng đồng;
	- Xác định được những hoạt động thiện nguyện phù hợp với lứa tuổi.
	b. Nội dung: HS thảo luận về những đối tượng cần giúp đỡ và quyên góp
	c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận.
	d. Tổ chức thực hiện: 
	1. Xác định những đối tượng cần được giúp đỡ và các hoạt động thiện nguyện
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh theo các câu hỏi sau:
	+ Những đối tượng nào trong xã hội cần sự giúp đỡ từ cộng đồng?
	+ Hoạt động thiện nguyện mang lại điều gì cho họ? 
	 Xác định những hoạt động thiện nguyện phù hợp em có thể tham gia. 
	Trong cuộc sống không phải ai cũng có được sự no đủ và sung túc, mà còn có rất nhiều người nghèo khổ, khó khăn, kém may mắn.
	Hoạt động thiện nguyện là hành động thể hiện được tình cảm cao đẹp giữa người với người trong những hoàn cảnh khó khăn. 
	Hoạt động thiện nguyện sẽ giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn tự tin hơn vào cuộc sống, giúp họ đứng đậy và vượt qua thách thức của số phận.
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
	+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
	- Ở lứa tuổi các em có thể tham gia các hoạt động sau:
	+ Quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
	+ Giúp các cụ già neo đơn làm việc nhà
	+ Quyên cóp tiền tặng các bạn ở vùng bị lũ lụt
	+ Ủng hộ lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng lũ lụt
	+ Làm tuyên truyền viên về sự cần thiết phải tham gia các hoạt động thiện nguyện
	+ Mua vé xem nghệ thuật do người khuyết tật biểu diễn.....
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	- GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
	- GV khích lệ HS xung phong chia sẻ kết quả thảo luận
	- Hs quan lắng nghe kết quả của bạn và nhận xét, bổ sung
	- Gv và HS cùng tổng hợp các ý kiến và kết luận.
	Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
	+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
	+ HS ghi bài.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu và chia sẻ về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần sự giúp đỡ.
	a. Mục tiêu: Tìm hiểu và chia sẻ được về một người khó khăn cần được giúp đỡ.
	b. Nội dung:
	c. Sản phẩm: 
	d. Tổ chức thực hiện:
	2. Tìm hiểu và chia sẻ về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần sự giúp đỡ. 
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 HS.
	- HS chia sẻ với các bạn trong nhóm theo các gợi ý:
	+ Kể về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần được giúp đỡ?
	+ Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn đó?
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	+ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
	+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
	+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
	Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
	+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
	+ HS ghi bài. 
	Xung quanh chúng ta có một số bạn thực sự khó khăn. Mỗi bạn có hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Hiếu được hoàn cảnh khó khăn của các bạn, chúng ta hãy chung tay giúp đỡ bạn để tạo cho bạn động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Đây chính là sự biểu hiện của lòng nhân ái, sự chia sẻ, cảm thông thiết thực của mỗi chúng ta đối với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
	C. Hoạt động luyện tập (15’)
	a. Mục tiêu: Lập được kế hoạch thiện nguyện phù hợp với khả năng của bản thân.
	b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
	c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
	d. Tổ chức thực hiện: 
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thiện nguyện theo mẫu trong SGK.
	- HS thảo luận cùng các bạn trong nhóm để xác định: Tên hoạt động thiện nguyện của nhóm; mục tiêu của hoạt động; nội dung hoạt động; cách thức thực hiện; phân công nhiệm vụ; các thành viên tham gia; thời gian thực hiện; địa điểm tặng quà; tổng kết, đánh giá hoạt động.
	- Đại diện các nhóm chia sẻ kế hoạch thiện nguyện của nhóm mình.
	- Các nhóm khác lắng nghe, góp ý cho kế hoạch của nhóm bạn.
	- Nhận xét và kết luận hoạt động dựa vào kết quả thực hiện của HS.
	D. Hoạt động vận dụng (10’)
	a. Mục tiêu: Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.
	b. Nội dung: HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.
	c. Sản phẩm: Kết quả của HS
	d. Tổ chức thực hiện: 
	GV yêu cầu, hướng dẫn HS tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú bằng các việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng, đồng thời vận động người thân và bạn bè cùng tham gia.
	Tổng kết
	- Yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.
	- Kết luận chung: Tham gia hoạt động thiện nguyện nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là truyền thống tốt đẹp của nhân đân ta. Ai cũng có thể tham gia hoạt động thiện nguyện.
	Mỗi chúng ta hãy tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện theo khả năng của mình để thể hiện trách nhiệm, lòng nhân ái của mình với cộng đông, đồng thời chung tay góp sức để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
	- GV nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS; tuyên dương, khen ngợi những cá nhân, nhóm tích cực và có nhiều đóng góp cho các hoạt động.
	IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
	V. Hồ sơ dạy học.
	Bảng kiểm tra kỹ năng tham gia các hoạt động học tập
STT
Yêu cầu cần thực hiện
Xác 
nhận
Có
Không
1
Em có tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm cùng các bạn không
2
Em có sẵn sàng giúp đỡ khi gặp người có hoàn cảnh khó khăn không
3
Em có thể lập được kế hoạch thiện nguyện tại địa phương mình hay không
4
Em có thể vận động người thân và bạn bè cùng tham gia hoạt động thiện nguyện hay không
 Giáo viên : Đỗ Thị Thùy Ly - THCS Tân Trào
 Trần Thị Thu Hương - THCS Kỳ Lâm
TUẦN 22 : SINH HOẠT LỚP
 EM THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN
Mục tiêu 
1. Kiến thúc
 - Sơ kết tuần học và xây dựng đươc kế hoạch tuần mới.
- Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng thông qua việc sắn sang giúp đỡ , chia sẻ với những hoàn cảnh khó khắn.
- Lập và thực hiện kế hoạch thiện nguyện tại địa phương , biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đồ
- Năng lực riêng: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô
- Trung thực: Có thái độ tôn trọng bạn bè, lễ phép với thầy cô
- Trách nhiệm: Rèn luyện để phát huy truyền thống văn hóa nhà trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
Kế hoạch tuần mới
2. Đối vói học sinh
Bản sơ kết tuần
Kế hoạch tuần mới.
Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
Nội dung: HS ổn định vị trí ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
Sản phẩm: Thái độ của HS, kết quả sơ kết tuần
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ôn định vị trí, chuân bị sinh hoạt lớp
2. Hoạt động sinh hoạt lớp (10’)
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp
- BCS lớp tổng hợp đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới
- Các tổ tổng hợp, đánh giá hoạt động của tổ trong tuần. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV định hướng và bổ sung những nội dung còn thiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- Đại diện các tổ báo cáo 
- Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung
- Nêu kế hoạch tuần tiếp theo
- Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, khen thưởng (Đối với học sinh đạt thành tích hoặc có sự tiến bộ, ); Rút kinh nghiệm (Đối với học sinh còn chậm tiến bộ, có hành vi chưa chuẩn mực, )
- GV bổ sung vào kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
a.Mục tiêu:
Tích cực tham gia đóng góp cho hoạt động thiện nguyện theo kế hoạch đã lập;
Đánh giá được kết quả cùa hoạt động thiện nguyện.
Nội dung: HS cả lớp thực hiện hoạt động thiện nguyện theo kế hoạch đã lập
Sản phẩm: Kết quả của học sinh
Tồ chức thực hiện: Sinh hoạt theo chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra nội dung báo cáo
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cả lóp thực hiện hoạt động thiện nguyện theo kế hoạch đã lập. 
GV hướng dần, hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động thiện nguyện của nhóm mình
Tổng kết, đánh giá hoạt động:
+ Tổng kết chi phí và báo cáo công khai.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Đánh giá những thành công, những điểm cần cải thiện để rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện tiếp theo.
Lưu ý: Tuỳ địa điểm thực hiện thiện nguyện mà GV bổ trí, sắp xếp thời gian cho HS tham gia hoạt động hợp lí, an toàn.
4. Hoạt động 3: Luyện tập (5’)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những nội dung đã học.
- Thế hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học.
- Đại diện các tổ chia sẻ về hoạt động thiện nguyện của nhóm mình với bạn bè có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường, gia đình chính sách tại địa phương
5. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS thực hiện hoạt động thiện nguyện do trường, địa phương tổ chức
Nội dung: HS tham gia các hoạt động thiện nguyện
Sản phẩm: Kết quả của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động thiện nguyện do trường, địa phương tổ chức.
* Kế hoạch đánh giá:
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Học sinh tự đánh giá
Quan sát
Bảng kiểm
* Hồ sơ dạy học (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 Bảng kiểm
Tiêu chí
Xuất hiện
Tham gia rất tích cực, sôi nổi
Tham gia tích cực, sôi nổi
Tham gia chưa thật tích cực, sôi nổi
 O
 O
 O

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_22_huong_ung.docx