Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian - Năm học 2022-2023 -Hồ Tống Phương Quế

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian - Năm học 2022-2023 -Hồ Tống Phương Quế

- GV yêu cầu HS:

+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

 

doc 15 trang Mạnh Quân 26/06/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian - Năm học 2022-2023 -Hồ Tống Phương Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ II: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Môn: KHTN; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 06 tiết
 TUẦN 2-3 -4 -Ngày soạn:13/9/2022
Tiết
Nội dung dạy
Ngày dạy
8
Mục I. Sự cảm nhận hiện tượng.
Mục II. Đo chiều dài.
1.Đơn vị đo chiều dài
16/9/22
9
Mục II. 2.Cách đo chiều dài
19/9/22
10
Mục III.Đo khối lượng
1.Đơn vị đo khối lượng
2.Cách đo khối lượng
-Dụng cụ đo khối lượng.
20/9/22
11
Mục III.Đo khối lượng
2.Cách đo khối lượng
-Cách cân một vật vật bằng cân đồng hồ
-Thực hành
23/9/22
12
 Mục IV. Đo thời gian
1.Đơn vị đo thời gian
2.Cách đo thời gian
-Dụng cụ đo thời gian
 -Cách đo thời gian
26/9/22
13
Mục IV. Đo thời gian
2.Cách đo thời gian
-Cách dùng đồng hồ đo thời gian.
-Thực hành.
27/9/22
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian thường dùng trong thực tế và trong phòng thực hành.
Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian.
Nêu được cách đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian bằng những dụng cụ thường dùng.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài, cân để đo khối lượng của vật và đồng hồ để đo thời gian.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành:
+ Đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
+ Đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
+ Đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.
+ GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
+ GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian trong một số trường hợp đơn giản trước khi đo.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, đồng hồ đo thời gian thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Thực hiện đo được chiều dài, khối lượng của vật, thời gian của một hoạt động nào đó.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1.Giáo viên:
Giáo án
Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
Phiếu học tập. 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 
	+ Thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
	+ Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
	+ Một đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
Phiếu học tập học tập Chủ đề II: ĐO CHIỀU DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (đính kèm).
2.Học sinh: Chuẩn bị nội dung bài học
III. Tiến trình dạy học 
A. Hoạt động 1: Mở đầu ( Khởi động)
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?
- HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,...
- GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:
Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng... là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,...là những hiện tượng do con người tạo ra.
Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng các hiện tượng đó hay không? Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.
CHỦ ĐỀ II: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra 
	Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng
	a) Mục tiêu: 
	+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng
	+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo
	+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.
	b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
	c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.
	d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi: 
+ Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ (hình a) và hình (b) to bằng nhau không?
+ Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả.
+ Muốn biết chính xác phải làm thế nào?
- GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện trả lời câu hỏi và kiểm chứng.
- HS đưa ra một số minh chứng con người có thể cảm nhận sai hiện tượng đang xảy ra nếu chỉ dựa vào cảm giác.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy trình bày quả thực hiện
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
+ Ở hình 3.1: Hình tròn màu đỏ ở hình b to hơn.
 Ở hình 3.2a: Thứ tự các đoạn thẳng từ ngắn đến dài: 1-3-2
+Ở hình 3.2b: Thứ tự các đoạn thẳng từ ngắn đến dài: 2-3-1
+Muốn biết chính xác ta dùng thước kẻ để đo.
- Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy ống hút bị gấp khúc.- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.
I. Sự cảm nhận hiện tượng
- Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
- Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
a) Mục tiêu: 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo chiều dài
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo chiều dài
b) Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi, tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ đo.
c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo chiều dài.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS: 
+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống? 
*Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu Hs đổi đơn vị 
a.1,25m = .....dm 
b. 0,1dm = ....mm
c. ......mm = 0,1m 
 d. ......cm = 0,5dm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
*Nhiệm vụ 1:
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân trả lời:
+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết :km,m,dm, cm .
+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết :thước dây, thước cuộn .
* Nhiệm vụ 2:
Cá nhân Hs trả lời:Đổi đơn vị:
a. 1,25m = 12,5 dm 
b. 0,1dm = 10mm
c. 100mm = 0,1m 
 d. 5cm = 0,5dm
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
-GV thông báo đơn vị chuẩn là mét (m). Ngoài đơn vị là mét, người ta còn dùng đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn của mét.
- GV giới thiệu thêm một số đơn vị đo độ dài khác như in (inch), dặm (mile).
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo chiều dài như bảng 3.1sgk.
II. Đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài
- Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là m. 
- Một số đơn vị đo chiều dài khác:
Đơn vị
Kí hiệu
Đổi ra mét
Kilomét
km
1000m
Mét
m
1m
Decimét
dm
0,1m
Centimét
cm
0,01m
Milimét
mm
0,001m
Micromét
um
0,000001m
- Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét 
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu cách đo chiều dài
a) Mục tiêu: Biết cách đo chiều dài, vai trò của của ước lượng, tập ước lượng chiều dài.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo chiều dài, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: HS biết cách đo chiều dài
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1: 
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
? Hãy kể tên các dụng cụ đo chiều dài mà em biết?
? Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào?
*Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
-GV yếu cầu Hs quan sát H3.3 sgk trang 21 trả lời câu hỏi: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước?
* Nhiệm vụ 3:
- GV đặt câu hỏi: Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo? 
- GV cho HS dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của mình. 
*Nhiệm vụ 4:
- GV yêu cầu Hs thực hành bài luyện tập trang 22 sgk (ước lượng và đo chiều dài ngòn tay, chiều cao chiếc ghế, khách cách vị trí của em đến lớp)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
*Nhiệm vụ 1: 
-Cá nhân HS trả lời câu hỏi sau:
+Các dụng cụ đo chiều dài mà em biết: thước mét, thước cuộn, thước dây, thước kẻ .
+ Thước dây: người thợ may dùng thước dây đo kích thước để may quần áo 
+ Thước cuộc: người thợ mộc dùng thước cuộn đo chiều dài miếng gỗ 
*Nhiệm vụ 2:
- Cá nhân Hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi:+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Thảo luận nhóm trả lời:
H3.3: Giới hạn đo là 20cm, độ chia nhỏ nhất là 0,1cm.
* Nhiệm vụ 3:
- Cách đặt mắt:
+ Nếu đặt mắt như hình 3.6a sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy trừ đi một vạch.
+ Ở hình 3.6b sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy cộng thêm một vạch.
- GV cho HS dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của mình. 
- GV cho HS quan sát hình 3.4 sgk và hướng dẫn cho HS cách đo độ dài:
+ ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
*Nhiệm vụ 4:
- Hs thực hành
-Gv theo dõi, uốn nắn nếu Hs thực hành sai
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
II. Đo chiều dài
- Để cho chiều dài, người ta dùng thước.
+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- Khi đo chiều dài bằng thước, cần:
+ ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
a) Mục tiêu: 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo khối lượng
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo khối lượng
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo khối lượng
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Hãy kể tên một số đơn vị đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
- GV yêu cầu HS đổi đơn vị:
a.5 tấn= ..... tạ = yến = ..kg 
b. 1500kg = ......yến = ..tạ = .tấn
c. 3kg = ..g= .mg
 d. 2400mg = ..g = .kg
*Nhiệm vụ 2:
-GV yêu cầu Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên một số dụng cụ đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?
Hình 1
+ Hãy sắp xếp tên gọi tương ứng của các loại cân ở hình1 a,b,c,d?
+Với mỗi loại cân khác nhau cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất giống hay khác nhau?
+Trong thực tế người ta thường dùng loại cân nào?
+ Nêu cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhấtcủa cân đồng hồ?
*Nhiệm vụ 3:
Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhấtcủa một số loại cân sau đây:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
*
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
*Nhiệm vụ 1:
- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi: 
Một số đơn vị đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống: Tấn, tạ, yến, kg,g,mg .
- HS đổi đơn vị:
a.5 tấn= 50tạ = 500yến = 5000kg 
b. 1500kg = 150yến = 15tạ = 1,5tấn
c. 3kg = 3000g=3000000mg
 d. 240000mg = 240g = 0,24kg
*Nhiệm vụ 2:
-HS thảo luận trả lời:
+ Một số dụng cụ đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống:cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế...
+ Ha: Cân y tế; Hb: Cân tạ; Hc: Cân đòn; Hd: Cân đồng hồ.
+Với mỗi loại cân khác nhau cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất khác nhau.
+Trong thực tế người ta thường dùng cân đồng hồ
+ Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân đồng hồ:
.GHĐ của cân là số lớn nhất ghi trên cân.
.ĐCNN của cân khối lượng giữa hai vạch chia liên tiếp trên cân.
*Nhiệm vụ 3:
-HS thảo luận trả lời GHĐ và ĐCNN của các cân ở hình :
 H1: GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 5 g
 H2: GHĐ: 15 kg; ĐCNN: 0,05 kg
 H3: GHĐ: 130 kg; ĐCNN: 1 kg
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
-GV thông báo đơn vị chuẩn đo khối lượng là kilogam Ngoài đơn vị là kilogam, người ta còn dùng đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn của kilogam.
- GV giới thiệu thêm mẫu chuẩn kilogam( em có biết sgk trang 23)
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.2 sgk.
II. Đo khối lượng
1. Đơn vị đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng là kg, kí hiệu là kg. 
- Một số đơn vị đo khối lượng khác:
Đơn vị
Kí hiệu
Đổi ra kilogam
Tấn
t
1000kg
Kilogam
kg
1kg
Gam
g
0,001kg
Miligam
mg
0,000 001kg
2.Cách đo khối lượng
- Dụng cụ đo khối lượng là cân
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu cách cân khối lượng một vật bằng cân đồng hồ
a) Mục tiêu: Biết cách đo chiều dài, biết cách ước lượng, tập ước lượng khối lượng.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các loại cân mà em biết?
- GV dùng cân đồng hồ hướng dẫn HS cách đo khối lượng một vật bằng cân đồng hồ.
- GV yêu cầu Hs quan sát H3.8 sgk trang 24, cả lớp cùng nghiên cứu và trả lời câu hỏi luyện tập trang 24sgk:
+ Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (thì kết quả thay đổi như thế nào).
+ Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng bà đọc đúng chỉ số của cân?
Nhiệm vụ 2: Thực hành ước lượng và đo khối lượng.
- GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một đồ vật khác nhau. GV yêu cầu các nhóm trước khi thực hiện đo hãy ước lượng khối lượng của chiếc cặp sách rồi dùng cân để kiểm tra lại kết quả, sau đó thực hành đo và kiểm tra xem liệu nhóm đã ước lượng đúng hay chưa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Nhiệm vụ 1: 
- HS lấy ví dụ về các loại cân : :cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế...
- GV dùng cân đồng hồ hướng dẫn HS cách đo khối lượng :
Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
+ ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp
+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân.
+ Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả đúng quy định.
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi luyện tập trang 24sgk:
- Cách đặt mắt:
+ Bạn B đặt mắt đúng vị trí
+ Số mà bạn A nhìn thấy bé hơn chỉ số của kim cân.
+ Số mà bạn C nhìn thấy lớn hơn chỉ số của kim cân.
Nhiệm vụ 2:
-Hs thực hành theo nhóm, báo cáo kết quả.
-GV theo dõi, quan sát sửa sai.
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
2. Cách đo khối lượng
Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
+ ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp
+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân.
+ Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả đúng quy định.
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo thời gian
a) Mục tiêu: 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo thời gian
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo thời gian
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo thời gian
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số đơn vị đo thời gian mà em biết?
- GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống:
	1h = ..... phút = .......giây
	2,5h = .... phút = .......giây
	1 ngày = .....giờ = ....... phút
	40 giây = ......phút 
*Nhiệm vụ 2:
-GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
+Hãy gọi tên dụng cụ dùng đo thời gian?
+ Hãy kể tên một số dụng cụ đo thời gian mà em biết? 
*Nhiệm vụ 3:
-GV yêu cầu HS quan sát H1,H2, H3 tìm ĐCNN của đồng hồ sau:
-Gv yêu cầu Hs quan sát hình trả lời câu hỏi: Hãy nêu những ưu điểm, hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian 
4
5
6
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
*Nhiệm vụ 1:
- HS thảo luận trả lời câu hỏi: Một số đơn vị đo thời gian mà em biết: ngày, giờ, phút, giây .
- HS thảo luận điền số thích hợp vào chỗ trống:
	1h = 60 phút = 3600 giây
	2,5h = 150 phút = 9000 giây
	1 ngày = 24 giờ = 1440 phút
	40 giây = 2/3 phút 
*Nhiệm vụ 2:
-Hs thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+Dụng cụ dùng đo thời gian là đồng hồ
+ Một số dụng cụ đo thời gian mà em biết: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ điện tử, đồng hồ quả lắc, đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát 
*Nhiệm vụ 3:
-HS quan sát H1,H2, H3 : ĐCNN của đồng hồ treo tường (1): 1s; của đồng hồ bấm giờ cơ học (2): 0,2s; của đồng hồ bấm giờ điện tử (3): 0,01s.
-Hs quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi: 
H4.Đồng hồ Mặt trời đo thời gian dựa vào bóng của vật dưới ánh nắng Mặt trời : 
- Ưu điểm: + Không tiêu hao năng lượng, bền, tiện lợi, dễ chế tạo.
- Hạn chế: + ĐCNN lớn, thiếu chính xác.
	 + Cồng kềnh, thiếu thẩm mỹ.
	 + Chỉ sử dụng khi có nắng (chỉ dùng được vào ban ngày và phụ thuộc vào thời tiết). 
H5.Đồng hồ cát:
 - Ưu điểm: 
+ Không tiêu hao năng lượng.
+ Giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, tính thẩm mỹ cao. 
- Hạn chế: + Độ chính xác chưa cao, ĐCNN lớn
+ Không đo được các khoảng thời gian dài.
+ Không đo được thời gian trong ngày.
+ Phạm vi sử dụng hẹp.
H6.Đồng hồ điện tử :
- Ưu điểm: 
+ Hoạt động liên tục, hiển thị thông số giờ, phút, giây cụ thể.
+ Giá thành rẻ, được sử dụng rộng rãi, 
- Hạn chế: + Tiêu tốn năng lượng, 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
-GV thông báo đơn vị chuẩn đo thời gian là giây. Ngoài đơn vị là giây, người ta còn dùng đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn của giây.
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.3 sgk.
III. Đo thời gian
Đơn vị đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là s. 
- Một số đơn vị đo thời gian khác:
Đơn vị
Kí hiệu
Đổi ra giây
Ngày
d
86 400s
Giờ
d
3 600s
Phút
min
60s
Giây
s
1s
Miligiay
ms
0,001s
- Dụng cụ đo khối lượng: Đồng hồ bấm giờ điện tử.
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian
a) Mục tiêu: Biết cách đo thời gian, biết cách ước lượng, tập ước lượng thời gian.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo thời gian.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.
- GV dùng đồng hồ điện tử hướng dẫn HS cách đo thời gian.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả ời câu hỏi luyện tập trang 25sgk:
+ Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng như thế nào?
+ Nếu không điều chỉnh về đúng số O trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào?
Nhiệm vụ 2: Thực hành ước lượng và đo thời gian.
- GV gọi 3 HS có tinh thần xung phong lên bảng, thực hành ước lượng và đo thời gian:
+ Bạn 1: ước lượng và đo thời gian một nhịp tim của mình.
+ Bạn 2: ước lượng và đo thời gian GV đi từ cuối lớp lên bục giảng.
+ Bạn 3: ước lượng và đo thời gian thời gian bạn viết xong dòng chữ “khoa học tự nhiên 6”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Nhiệm vụ 1: 
- GV hướng dẫn Hs cách đo thời gian bằng đồng hồ điện tử:
Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giấy, cần:
+ Chọn chức năng phù hợp
+ Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0
+ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo.
+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
- HS nghiên cứu và thảo luận trả lời câu hỏi luyện tập trang 25sgk:
+Nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo không còn chính xác. Nếu vậy cần phải trừ đi hoặc cộng thêm khoảng thời gian từ lúc bấm đến số 0 của đồng hồ. 
+Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 như hình 3.9 skg trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo phải trừ đi số chỉ này.
Nhiệm vụ 2:
- HS xung phong lên bảng để thực hiện ước lượng và đo thời gian theo sự phân công của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức .
2. Cách đo thời gian
Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giấy, cần:
+ Chọn chức năng phù hợp
+ Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0
+ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo.
+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.
C. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
-GV yêu cầu Hs làm bài tập trên phiếu học tập:
Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng
thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân.
Giới hạn đo của thước là 
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.	
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. 	
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.	
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2 B. m C. kg D. l.
Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình
A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm.
C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm.
Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
Nhiệm vụ 2 : GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi :
Câu 1: Quan sát các hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là cân tiểu ly, cân điện tử, cân đồng hồ, cân xách?
Câu 2: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tạ. B. cân Roberval. C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Câu 3: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là
A. cân tạ B. cân đòn C. cân đồng hồ. D. cân tiểu li.
Câu 4: Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả đã đặt trên đĩa cân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi
-GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
*Nhiệm vụ 1: Hs trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập:
1. A	2. C 	3. B	4. C 	5. A
*Nhiệm vụ 2: Hs thảo luận trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập:
1. 
2. Cân đồng hồ.
3. Cân tiểu li.
4. GHĐ: 10kg; ĐCNN: 0,25kg; m = 2kg
Bước 4: Kết luận, nhận định
-GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của Hs
	D. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Sử dụng thước dây đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, đo chiều cao của bàn học sinh và ghi kết quả.
+ Nhóm 2: Dùng cân đo khối lượng hộp phấn, quyển sách giáo khoa, chiếc cặp sách và ghi kết quả. 
+ Nhóm 3: Dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian đi 10 bước chân, thời gian uống xong một ngụm nước, thời gian viết xong dòng chữ “ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN”. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi
-GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-HS thực hành báo cáo kết quả
Bước 4: Kết luận, nhận định
-GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của Hs

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc_2022_2023_ho_tong_ph.doc