Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài - Trường THCS Nguyễn Tất Thành

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

-Học sinh lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

- Biết được cách đo, đơn vị, dụng cụ đo chiều dài.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

2.2. Năng lực riêng:

- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài.

-Đo được chiều dài của một số vật thường gặp.

- Biết ước lượng gần đúng một số chiều dài cần đo, đo chiều dài trong một số tình huống thông thường.

- Củng cố các mục ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước thích hợp, xác định GHĐ và ĐCNN.

- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.

3. Về phẩm chất:

-Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

 

docx 5 trang huongdt93 06/06/2022 2240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài - Trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Tất Thành
Tổ: Toán – Lí – Tin.
Họ và tên giáo viên: 
Ngày soạn: 26/07/2021
Ngày dạy: / / 
BÀI: ĐO CHIỀU DÀI
Môn học KHTN; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
-Học sinh lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
- Biết được cách đo, đơn vị, dụng cụ đo chiều dài.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
2.2. Năng lực riêng:
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài. 
-Đo được chiều dài của một số vật thường gặp.
- Biết ước lượng gần đúng một số chiều dài cần đo, đo chiều dài trong một số tình huống thông thường. 
- Củng cố các mục ước lượng chiều dài cần đo, chọn thước thích hợp, xác định GHĐ và ĐCNN.
- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
3. Về phẩm chất:
-Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
- Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Cho mỗi nhóm học sinh: Thước kẻ có ĐCNN: 1mm. Thước dây hoặc thước mét ĐCNN: 0,5cm GHĐ 10m. Tranh ảnh về một số hiện tượng mà giác quan cảm nhận sai. Bảng kiểm hoạt động nhóm. 
2. Học sinh:
	Mỗi nhóm: Thước đo chiều dài GHĐ 20cm, ĐCNN 1mm.
 Báo cáo	
III. Tiến trình dạy học
KHỞI ĐỘNG (15 phút)
a. Mục tiêu: 
-Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
-Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung:
+ Người ta thường đo chiều dài bằng cách nào?
+ Hãy dùng gang tay của em đo chiều dài của bàn hs lớp em?
c. Sản phẩm:
- Dùng thước, dùng gang tay, dùng sải tay.
-Độ dài bàn hs bằng bao nhiêu gang 
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
 Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+Trả lời câu hỏi: Người ta thường đo chiều dài bằng cách nào?
+ Hãy dùng gang tay của em đo chiều dài của bàn hs lớp em?
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Trả lời câu hỏi; Tiến hành đo và báo cáo kết quả.
- Giáo viên: Như vậy các cách đo trên cách nào chính xác hơn và tại sao kết quả đo chiều dài chiều dài của bàn lại khác nhau qua bài học này sẽ giúp các em giải quyết vấn đề đó.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Lập bảng đơn vị đo độ dài. (15 phút)
a. Mục tiêu: 
- Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo chiều dài
-Biết đổi các đơn vị đo chiều dài ra m.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học.
b. Nội dung:
-Kể một số đơn vị đo chiều dài mà em biết.
-Đổi một số đơn vị đo chiều dài ra m như km, dm,cm,mm.
-Tìm hiểu các đơn vị khác như in, dặm.
c. Sản phẩm:
+ Đơn vị đo độ dài thường dùng là: Mét ( kí hiệu : m) 
+ Ngoài ra: dm, cm, mm, km, in, dặm 
+ Đổi đơn vị: Bảng 3.1 sgk
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: 
+ Em hãy cho biết đơn vị đo độ dài hợp pháp là gì? Kí hiệu là gì? Ngoài ra còn có đơn vị nào khác? 
+ Đổi các đơn vị km, dm, cm, mm ra m? 
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK Trả lời.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời: 
- Giáo viên: Điều khiển thảo luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo chiều dài: (15 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết dụng cụ đo chiều dài là thước.
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ) độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
b. Nội dung:
- Dụng cụ đo chiều dài là thước.
-Tìm hiểu các loại thước về GHĐ, ĐCNN.
c. Sản phẩm:
+ Dụng cụ đo chiều dài là: Thước kẻ, thước cuộn (thước dây), thước mét.
+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước: là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 + Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là: độ dài giữa hai vạch liên tiếp ghi trên thước. 
+ Thước Hình 3.3. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 mm.
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: 
+ Để đo chiều dài của một vật nào đó cần phải dùng dụng cụ gì? 
+ Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào? 
+ Khi sử dụng thước cần phải biết được đặc điểm gì của thước? 
+ Giới hạn đo là gì? độ chia nhỏ nhất là gì? 
? Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của chiếc thước ở hình 3.3? 
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: + Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các sai sót khi đo chiều dài và cách khắc phục và rút ra cách đo chiều dài. (15 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết ước lượng chiều dài của vật để chọn thước có giới hạn đo phù hợp.
- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Biết các bước đo chiều dài.
b. Nội dung:
Rút ra các sai sót khi đo và cách khắc phục và các bước đo chiều dài.
c. Sản phẩm:
a, Các sai sót khi đo chiều dài. 
-Chọn thước không phù hợp.
-Đặt thước sai vị trí.
-Cách đặt mắt đọc kết quả.
b, Các bước đo.
- Bước 1. Ước lượng và chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.	
- Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo của vật sao cho đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
-Bước 3. Khi đọc kết quả càn đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước đầu còn lại.
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: 
+ Trả lời lần lượt từ câu hỏi SGK trang 21,22. 
Nêu một số sai sót khi đo chiều dài? Và cách khắc phục các sai sót đó?
Nêu các bước đo chiều dài của một vật?
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: 
+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
+ Rút ra kết luận đầy đủ.
LUYỆN TẬP: Thực hành đo chiều dài: (30 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết đặt thước đúng, biết đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Báo cáo kết quả đo. 
b. Nội dung:
- Đo chiều dài gang tay em, trả lời câu hỏi phần khởi động.
- Đo chiều rộng chiều dài sách KHTN 6.
-Đo chiều dài, chiều rộng lớp học .
c. Sản phẩm:
- Phiếu học tập cá nhân: Để đo chính xác chiều dài ta phải dùng thước đo chiều dài; Kết quả đo chiều dài của bàn khác nhau là do chiều dài gang tay mỗi ngời khác nhau và dùng gang tay để đo chiều dài bàn trong trường hợp này là không hợp lí.
- Phiếu học tập của nhóm: Kết quả đo chiều dài, chiều rộng phòng học.
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: 
+ Đo chiều dài gang tay em và trả lời câu hỏi phần khởi động.
+ Đo chiều rộng và chiều dài của cuốn sách KHTN 6.
+Đo chiều dài và chiều rộng bàn học lớp em.
+Đo chiều dài chiều rộng của lớp học. 
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Cá nhân tiến hành đo: chiều dài gang tay em và trả lời câu hỏi phần khởi động. Đo chiều rộng và chiều dài của cuốn sách KHTN 6. Báo cáo kết quả.
Các nhóm: +Đo chiều dài và chiều rộng bàn học lớp em.
+Đo chiều dài chiều rộng của lớp học. 
Báo cáo kết quả
- Giáo viên: 
+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
-GV xử lí bảng kết quả đo tuyên dương những nhóm có kết quả đo chính xác.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
b. Nội dung:
-Tìm hiểu thêm các đơn vị đo chiều dài khác.
-Đo chiều dài các vật gặp trong cuộc sống.
c. Sản phẩm:
-Đơn vị đo chiều dài khác: 1in = 2,54 cm, 1 dặm =1609,344 m.
-Chiều dài sân nhà em, chiều dài nhà em, 
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Về nhà đo chiều dài các vật xung quanh em.
- Học sinh tiếp nhận: 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Tìm hiểu sgk. Thực hành đo tại nhà.
- Giáo viên: 
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx