Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
2. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, trung thực thông qua thực hành và báo cáo kết quả thực hành.
- Đức tính chăm học, chăm làm, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: BÀI 24: THỰC HÀNH CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH (Thời gian thực hiện: 2 tiết) I. Mục tiêu 1. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được giáo viên yêu cầu trong giờ thực hành. + Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ thực hành. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. 2. Phẩm chất - Yêu thiên nhiên, trung thực thông qua thực hành và báo cáo kết quả thực hành. - Đức tính chăm học, chăm làm, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung. II. Thiết bị dạy học và học liệu -Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh 500 ml, hộp diêm, đĩa petri, băng giấy đen, phễu, ống hút, panh. -Hoá chất: Cồn 90o, dung dịch iodine, nước cất. -Mẫu vật: Chậu cây xanh (ví dụ: cây rau lang, cây trầu bà, cây hoa giấy, ), một số cây rong đuôi chó. -Thí nghiệm ảo chứng minh quang hợp ở cây xanh. III. Tiến trình dạy học Khởi động Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Sút luân lưu” a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú, tập trung học tập. b. Nội dung: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. c. Sản phẩm: Kết quả hoạt động của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Chia lớp thành 4 nhóm. - Thông báo luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội chơi, dãy bên trái lá đội A, bên phải là đội B + Mỗi nhóm cử 1 chọn 1 quả bóng để “sút”, trả lời đúng là “ sút vào” tương ứng với 1 bàn thắng và ngược lại. Trải qua 3 lượt “sút” đội nào có nhiều bàn thắng nhất là đội chiến thắng. - Đánh giá kết quả, thông báo nhóm chiến thắng và khen thưởng. -Nhận nhóm. - Ghi nhớ luật chơi - Tham gia chơi - Lắng nghe. - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Quá trình quang hợp ở cây xanh được chứng minh như thế nào?Đó là nội dung của tiết thực hành hôm nay. - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Tiết 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1: Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh. a. Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm “Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh”. b. Nội dung: Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm “Xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh”. c. Sản phẩm: Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây, phần lá nhận được ánh sáng có màu xanh tím đặc trưng, phần là bịt băng keo đen có màu khác. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên: Nêu nội quy phòng thực hành và một số lưu khi học tại phòng học bộ môn. Lắng nghe, ghi nhớ -Giáo viên: Hướng dẫn học các bước làm thí nghiệm Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày (Hình 24.1). Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 – 8 giờ. CHÚ Ý 1. Cồn là chất dễ cháy, hãy thật cẩn thận khi thao tác. 2. Dùng panh gắp lá cây sau khi đun sôi lá; đun cách thuỷ cẩn thận, tránh bị bỏng. Bước 3: Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thuỷ tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây (Hình 24.2a). Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o đun cách thuỷ trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục) (Hình 24.2b). Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm(Hình 24.2c). Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thuỷ tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng (Hình 24.2d). Nhận xét về màu sắc của lá cây. - Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ + Bước 1,2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà +Phân phát dụng cụ, tiến hành làm thí nghiệm ở bước 3,4,5,6 + Cung cấp thêm thí nghiệm ảo. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận -Nhóm được chọn trình bày kết quả -Nhóm khác nhận xét - Tổng kết: Lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. Tiết 2: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2: Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp. a. Mục tiêu: Giúp học sinh có kỹ năng làm thí nghiệm “Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp” b. Nội dung: Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm “Phát hiện có sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp” c. Sản phẩm: Đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm, que diêm bùng cháy. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Giáo viên: Hướng dẫn học các bước làm thí nghiệm Bước 1: Đổ khoảng 400 ml nước vào hai cốc thuỷ tinh (đánh dấu A, B). Bước 2: Lấy vài cây rong đuôi chó cho vào phễu thuỷ tinh, sau đó nhẹ nhàng đặt vào các cốc thuỷ tinh (Hình 24.3a). Bước 3: Đổ đầy nước vào ống nghiệm, dùng tay bịt chặt miệng ống, sau đó cẩn thận úp ống nghiệm vào phễu sao cho không có bọt khí lọt vào (Hình 24.3b). Bước 4: Đặt cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh nắng trực tiếp hoặc để dưới ánh đèn 4 – 8 giờ (Hình 24.3c). Bước 5: Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai cốc thí nghiệm. Bước 6: Dùng tay bịt kín miệng ống nghiệm, lấy ra khỏi cốc. Sau đó, đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm (Hình 24.3d, e, g). Quan sát và giải thích hiện tượng. - Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Cung cấp thêm thí nghiệm ảo. - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận -Nhóm được chọn trình bày kết quả -Nhóm khác nhận xét - Tổng kết: Khi chế tạo tinh bột, lá cây nhả ra khí oxygen Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi. b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời học sinh. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giao nhiệm vụ: Cá nhân hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu vào giấy BÁO CÁO THỰC HÀNH Nội dung thực hành: .. Họ và tên: .. Học sinh lớp: Trường: .. 1. Câu hỏi nghiên cứu: .. 2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán): 3. Kế hoạch thực hiện: .. 4. Kết quả thực hiện 4.1. Thí nghiệm 1: - Giải thích tác dụng của các bước sau: + Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt. + Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất. + Đun cách thuỷ lá cây thí nghiệm bằng cồn 90o. + Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây sau khi đã đun sôi cách thuỷ và rửa bằng nước ấm. - Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây thu được sau khi thử với iodine. 4.2. Thí nghiệm 2: - Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì? - Hiện tượng nào giúp em xác định có khí tạo ra? - Giải thích hiện tượng khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cốc B. 5. Kết luận: Nhận nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi Học sinh trả lời các câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu nộp bài thu hoạch vào tiết học sau Nộp bài thu hoạch * Kết luận, nhận định: Đánh giá tinh thần hoạt động của cả lớp, nhắc nhở những tồn tại Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế. b. Nội dung: Tại sao khi trồng hoa cúc hoặc thanh long, người ta thường hay thắp điện vào ban đêm? c. Sản phẩm: Thực hiện biện pháp trên để hoa cúc nhanh ra hoa, thanh long nhanh ra hoa, đậu quả. d. Tổ chức thực hiện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giao nhiệm vụ Tại sao khi trồng hoa cúc hoặc thanh long, người ta thường hay thắp điện vào ban đêm? Nhận nhiệm vụ và hoàn thành. * Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết Thực hiện nhiệm vụ ở nhà * Báo cáo kết quả, thảo luận. Tiết học tiếp theo nộp sản phẩm cho GV Theo dõi đánh giá của giáo viên * Kết luận, nhận định: Đánh giá tinh thần hoạt động của học sinh. Học sinh chú lắng nghe. C. Dặn dò Học sinh hoàn thành bài thu hoạch, trả lời câu hỏi vận dụng. Chuẩn bị bài 25 “ Hô hấp” trước khi lên lớp. D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh: . Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Kết quả thực hiện thí nghiệm 1 Kết quả thực hiện thí nghiệm 2
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_24_thuc_hanh_chung_minh.doc