Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 5: Trò chơi trong dân gian - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 5: Trò chơi trong dân gian - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy

- Làm quen với một trong những sản phẩm tiêu biểu của thể loại Thiết kế đồ hoạ, qua đó có hiểu biết ban đầu về thể loại này;

- Khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng;

- Các bước cơ bản để thực hiện một dạng thiệp chúc mừng;

- Ý thức về mối quan hệ giữa giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 5: Trò chơi trong dân gian - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:TH &THCS CAM HIẾU
Tổ: TIẾNG ANH- NĂNG KHIẾU
Họ và tên giáo viên:
Trần Thị Thúy
Chủ đề 5: TRÒ CHƠI DÂN GIAN (4 TIẾT)
BÀI 10: THIẾT KẾ THIỆP CHÚC MỪNG 
MÔN : NGHỆ THUẬT LỚP : 6
Thời gian thực hiện: Tuần 21 ngày 25/01/2021;Tuần 23 ngày 08/02/ 2021
Số tiết : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Làm quen với một trong những sản phẩm tiêu biểu của thể loại Thiết kế đồ hoạ, qua đó có hiểu biết ban đầu về thể loại này;
- Khai thác hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng;
- Các bước cơ bản để thực hiện một dạng thiệp chúc mừng;
- Ý thức về mối quan hệ giữa giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế.
2. Năng lực
2.1.Năng lực chung: 
- Học sinh tự giác tìm kiếm tài liệu, chủ động tìm hiểu khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT
- Biết trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm trong đánh giá,nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
2.2. Năng lực đặc thù
+Biết và có ý thức khai thác giá trị di sản văn hoá dân tộc trong SPMT thiệp chúc mừng,qua đó làm quen với Thiết kế đồ hoa;
+Sử dụng tạo hình hoạt động trong trò chơi dân gian để trang trí thiệp chúc mừng;
+Có hiểu biết bước đầu về mối quan hệ giữa công năng sử dụng và giá trị thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế.
3.Phẩm chất
-chăm chỉ, chịu khó tìm tòi và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân
-có trách nhiệm trong hoạt động nhóm
Trung thực đưa ra những ý kiến nhận xét sản phẩm của mình, của bạn
-Thêm yêu thích môn học thông qua những hữu ích mà môn học đem lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến thiết kế, trang trí thiệp chúc mừng trình chiếu
trên PowerPoint cho HS quan sát;
- Những SPMT ứng dụng liên quan đến hình ảnh trò chơi dân gian làm minh hoa,
phân tích cách thiết kế, trang trí giúp HS quan sát trực tiếp.
2. Đối với học sinh
SGK.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG(5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu một số hình ảnh về thiệp chúc mừng các dịp lễ khác nhau và yêu cầu HS kể tên các loại thiệp chúc mừng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi : thiệp chúc mừng 8/3, thiệp chúc mừng 20/11, 
- GV đặt vấn đề : Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn về các loại hiệp chúc mừng cũng như cách thiết kế thiệp, chúng ta cùng tìm hiểu - Bài 10: Thiết kế thiệp chúc mừng.
2. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 PHÚT)
a. Mục tiêu: 
- HS có được nhận thức cần thiết về việc khai thác, sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng.
- HS có ý thức ban đầu về mối quan hệ hình và chữ trong sản phẩm thiết kế đồ hoạ.
b. Nội dung: 
- HS tìm hiểu về việc sử dụng hình ảnh, chữ trong hai sản phẩm thiệp chúc mừng,
trong SGK Mĩ thuật 6, trang 42.
- HS thảo luận và trao đổi về những ứng dụng của ngành Thiết kế đồ hoạ ở phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 42.
c. Sản phẩm học tập:
Biết và có ý thức sắp xếp hình và chữ trong sản phẩm thiệp chúc mừng.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 42, quan sát một số thiệp chúc mừng
với các hình thức thiết kế và các nội dung thể hiện khác nhau.
- GV giới thiệu thêm một số sản phẩm thiệp chúc mừng khác (hình ảnh, sản phẩm thật
nếu có) đã chuẩn bị trước.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời theo các gợi ý sau:
+ Vật liệu nào thường được sử dụng làm thiệp?
+ Hình thức thiết kế thiệp chúc mừng là gì? 
+ Hình ảnh nào được thể hiện trên thiệp? 
- GV cũng chú ý giới thiệu thêm công năng sử dụng của thiệp (treo hay thiệp gập để bàn) để HS hình dung được kiểu dáng và hình thức thể hiện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm đứng dậy trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
1. Quan sát
- Vật liệu thường được sử dụng làm thiệp bằng giấy.
- Hình ảnh thế hiện trên thiệp cả hình vẽ sự vật và chữ, vì chữ cũng là một thành tố quan trọng trong thiết kế thiệp chúc mừng.
- Sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian.
3.HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP (50 PHÚT)
a. Mục tiêu: 
- HS biết được các bước cơ bản để thiết kế một thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian, qua đó lưu ý đến tính thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm.
- HS thực hiện được việc thiết kế một tấm thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò
chơi dân gian.
- HS thực hiện được việc thiết kế một tấm thiệp chúc mừng, có sử dụng hình ảnh trò
chơi dân gian.
b. Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước thực hiện thiệp chúc mừng trong SGK Mĩ thuật 6,trang 43.
- HS thực hiện làm một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật bạn, có sử dụng hình ảnh trò
chơi dân gian.
- HS thảo luận và trao đổi về mối quan hệ giữa tính thẩm mĩ và công năng sử dụng
trong sản phẩm, thông qua tìm hiểu thiệp chúc mừng (lưu ý đến yếu tố quan trọng trong mĩ thuật ứng dụng: đẹp nhưng phải dùng được).
c. Sản phẩm học tập: 
Thiệp chúc mừng sinh nhật có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 43, cho HS tìm hiểu, trao đổi về ý tưởng
và cách thức thiết kế thiệp chúc mừng theo chủ đề Trò chơi dân gian.
- Trước khi mỗi cá nhân/ nhóm thiết kế và trang trí một sản phẩm thiệp chúc mừng
sinh nhật bạn trong đó có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian, GV cho HS bàn bạc trong
nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- GV yêu cầu HS trưng bày các sản phẩm đã thực hiện và trả lời các câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 45.
- HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV.
+ Bạn đã sử dụng hình thức thể hiện nào để thiết kế thiệp chúc mừng?
+ Mối quan hệ giữa hình và chữ trong thiết kế thiệp chúc mừng như thế nào?
+ Bạn đã sử dụng nguyên lí tạo hình nào để thể hiện thiệp chúc mừng?
2. Thể hiện
- Sản phẩm mĩ thuật của HS.
+ Về chất liệu: HS nên lựa chọn các vật liệu dễ tìm kiếm, dễ thể hiện như: giấy bìa,
giấy màu, đất nặn,...
+ Về hình thức: có thể thiết kế thiệp dạng 2D hoặc 3D (cắt, dán, gập nổi).
+ Về cách thể hiện: Lựa chọn chất liệu và hình thức thể hiện trước; sau đó tiến hành các bước như: phác hình/ chữ, vẽ/ cắt/ đắp nổi,... các chỉ tiết; cuối cùng tô màu hoặc lắp ghép hoàn thiện
- Cách sử dụng trò chơi dân gian trong thiết kế thiệp chúc mừng :
+ Gấp đôi tờ bìa và xẻ hai rãnh để tạo hình tấm thiệp
+ Trang trí mặ trong tấm thiệp
+ Vẽ phác họa
+ Vẽ màu vào hình trang trí và cắt rời
+ Dán hình đã cắt vào phần gấp của tấm thiệp
+ Trang trí mặt ngời tấm thiệp 
3.Thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm về Sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện ở phần Thể hiện.
- Em sử dụng hình thức thiết kế thiệp dạng 2D , cắt, dán
+ Về cách thể hiện: Lựa chọn chất liệu và hình thức thể hiện trước; sau đó tiến hành các bước như: phác hình/ chữ, vẽ/ cắt/ đắp nổi,... 
4.HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG(15 phút)
a. Mục tiêu: Làm rõ hơn tính ứng dụng và liên môn qua việc viết lời chúc mừng năm mới cho người thân vào tấm thiệp đã thực hiện
-Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
b. Nội dung: 
- HS suy nghĩ về nội dung và cách diễn đạt cô đọng, súc tích.
- HS thảo luận và tập viết ra giấy.
c. Sản phẩm học tập:
Thể hiện lời chúc mừng năm mới với người thân vào tấm thiệp đã thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện: 
*- GV chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: GV gợi ý một số nội dung thường viết vào thiệp chúc mừng năm mới như: sức khoẻ,may mắn, hạnh phúc,...
- GV cho HS suy nghĩ và viết lời chúc ra giấy nháp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
+ Đối với thiệp đơn: vào mặt sau.
+ Đối với thiệp đôi: vào mặt thứ ba.
- GV gợi ý cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích,... thể hiện tình cảm và sự trân trọng của người gửi tới người nhận.
*Trưng bày và đánh giá sản phẩm
-Các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá sản phẩm của nhóm.....
*Hướng dẫn về nhà
-chuẩn bị chủ đề 6, bài 11 :Hòa sắc trong tranh chủ đề Lễ Hội
-giấy, chì, màu, tẩy, keo, giây màu
IV. PHỤ LỤC
1.Các công cụ tiêu chí đánh giá 
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Phiếu 1: Đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được GV giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau
3.Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
Mọi thành viên trong nhóm tương đối cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân hỗ trợ nhau đẻ hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung:
 Thực hiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên và mọi thành viên có ý thức trách nhiệm về sản phẩm chung của cả nhóm.
Thang đánh giá:
Mức Đạt : Đạt được 4 tiêu chí
Sử dụng phiếu số 1 cho hoạt động 2 và 3
Phiếu 2: Đánh giá hoạt động luyện tập của học sinh (thang điểm : 6)
Tiêu chí 
Mức độ : Đạt
1.Thiết kế được thiệp chúc mừng có sử dụng trò chơi dân gian trên các chất liệu đa dạng, màu sắc phong phú
Làm được, biết cách thể hiện(4đ)
2. Sản phẩm có mang tính ứng dụng ( trang trí góc học tập hoặc tặng, biếu cho người thân, bạn bè)
-sản phẩm có tính ứng dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc mục đích khác (2đ)
2. Một số hình ảnh sử dụng trong bài dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chu_de_5_tro_choi_trong_dan_gian_nam.docx