Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 6: Trang trí ứng dụng - Trường THCS Tiên Thắng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 6: Trang trí ứng dụng - Trường THCS Tiên Thắng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.

-Học sinh tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và ứng dụng của chữ trong trang trí.

-Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đó học, biết cách trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa

2. Năng lực:

– Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống.

– Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.

– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật

– Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ.

– Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

– Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống

– Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ.

– Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.

– Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo.

– Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập.

– Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống.

– Phân tích, chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ.

3. Phẩm chất:

- Thấy được vẻ đẹp của chữ in hoa nét đều, chữ in hoa nét thanh nét đậm

-HS trang trí được một hoặc vài chiếc khăn để đặt lọ hoa

 

doc 10 trang Hà Thu 30/05/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chủ đề 6: Trang trí ứng dụng - Trường THCS Tiên Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tiên Thắng - TL - HP
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Duy
TÊN BÀI DẠY: Chủ đề 6 :TRANG TRÍ ỨNG DỤNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ Thuật ; lớp: 6A, 6B, 6C
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
Tiết: 23 - Kẻ chữ in hoa nét đều
Tiết: 24 - Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
Tiết: 25 - Trang trí chiếc khăn để lọ hoa
I. Mục tiêu: 	
1. Kiến thức:
- Học sinh tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí. 
-Học sinh tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và ứng dụng của chữ trong trang trí.
-Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đó học, biết cách trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa 
2. Năng lực:
– Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống. 
– Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. 
– Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
– Cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. 
– Nhận biết được ý tưởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
– Nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống
– Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ. 
– Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. 
– Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo. 
– Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập. 
– Vận dụng được sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. 
– Phân tích, chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ. 
3. Phẩm chất:
- Thấy được vẻ đẹp của chữ in hoa nét đều, chữ in hoa nét thanh nét đậm
-HS trang trí được một hoặc vài chiếc khăn để đặt lọ hoa
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phương tiện, thiết bị sử dụng:
- Máy chiếu
- Phóng to bảng mẫu chữ in hoa nét đều. chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Một số dòng chữ được sắp xếp đúng và chưa đúng.
- Một số bài mẫu về trang trí chiếc khăn, mẫu khăn thật
III. Tiến trình dạy học:
Tiết: 23
Kẻ chữ in hoa nét đều
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3’)
*Mục tiêu Học sinh tìm hiểu về chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí
 -GV cho HS xem tranh các kiểu chữ
 -GV : Trong các kiểu chữ trên, chữ cái nào là chữ nét đều? 
-HS trả lời, nhận xét.
-GV: Em thường thấy chữ in hoa nét đều được sử dụng ở đâu?
-HS trả lời, nhận xét.
-GV cho HS xem 1 số hình ảnh về các đồ vật có sử dụng chữ in hoa nét đều
- GV cũng cố 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan sát- Nhận xét(5’)
*Mục tiêu Học sinh nắm bắt được đặc điểm chữ in hoa nét đều 
*Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được đặc điểm chữ in hoa nét đều 
GV Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV: treo bảng mẫu chữ.
HS: quan sát 
GV: đặt một số câu hỏi cho học sinh nhận ra đặc điểm của kiểu chữ.
? Em có nhận xét gì về các nét chữ sau?
? Dáng chữ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về độ rộng hẹp của chữ?
-HS quan sát trả lời, nhận xét.
-GV củng cố
?Dựa vào đặc điểm chữ,trong bảng chữ cái ta có thể phân ra mấy loại?
-HS quan sát trả lời, nhận xét.
-GV củng cố
1. Quan sát - nhận xét.
- Đặc điểm của chữ in hoa nét đều:
 + Là kiểu chữ có các nét đều nhau.
 + Có dáng chắc khỏe.
 + Có sự khác nhau về sự rộng hẹp.
 + Hình dạng của chữ in hoa nét đều.
-Loại chữ chỉ có nét thẳng: (H,M,N ...)
-Loại chữ chỉ có nét cong: (O,C ...)
-Loại chữ có nét thẳng và nét cong: (B,U ...
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp dòng chữ(10’)
* Mục tiêu: -Hướng dẫn HS biết cách sắp xếp dòng chữ.
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa
* Sản phẩm: -HS nắm bắt được cách sắp xếp dòng chữ..
GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
GV: vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
HS: quan sát.
GVgợi ý cho học sinh:
+Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
 -GVcho học sinh xem một số bài đúng và chưa đúng để học sinh so sánh
2. Cách sắp xếp chữ.
a. Sắp xếp dòng chữ cân đối
Ngắt dòng cho rỏ ý và trình bày sao cho cân đối thuận mắt.
b. Chia khoảng giữa các con chữ, các chữ giữa các dòng chữ.
- Phân khoảng cách giữa các chữ cho đúng, hợp lý, dễ đọc.
Chú ý: Chiều ngang, chiều cao của chữ phụ thuộc vào diện tích trình bày.
- Khoảng cách giữa các con chữ không bằng nhau, tùy thuộc vào hình dáng của chúng khi đứng cạnh nhau.
- Không nên để khoảng cách giữa các con chữ 
c. Kẻ chữ - Phác chữ bằng chì hình dáng, nét của từng chữ.
d. Tô màu
Chọn màu theo cách đã học.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(25’)
* Mục tiêu: - HS biết cách sắp xếp và kẻ chữ 
* Phương pháp: PP thực hành
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Tranh ảnh
* Sản phẩm: HS hoàn thành được bài vẽ 
-GV: Hướng dẫn học sinh thực hành
-HS: làm bài.
-GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về +Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
-GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS 
-HS hoàn thành bài vẽ
3. Bài tập.
- Kẻ dòng chữ: ĐOÀN KẾT TỐT , HỌC TẬP TỐT
Hoạt động 4: Củng cố - Đánh giá (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn mình.
-GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố:
+Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
-HS nhận xét
-GV cũng cố vàcho điểm một số bài tốt để động viên.
- HS lắng nghe
- Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp
Dặn dò:(2’)
-Về nhà hoàn thành bài vẽ hình.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Tiết: 24
Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3’)
*Mục tiêu Học sinh tìm hiểu về chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của chữ trong trang trí
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của chữ trong trang trí
 -GV cho HS xem tranh các kiểu chữ
 -GV : Trong các kiểu chữ trên, chữ cái nào là chữ nét thanh nét đậm? 
-HS trả lời, nhận xét.
-GV: Em thường thấy chữ in hoa nét thanh nét đậm được sử dụng ở đâu?
-HS trả lời, nhận xét.
-GV cho HS xem 1 số hình ảnh về các đồ vật có sử dụng chữ in hoa nét thanh nét đậm
- GV cũng cố 
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan sát- Nhận xét(5’)
*Mục tiêu Học sinh nắm bắt được đặc điểm chữ in hoa nét thanh nét đậm
*Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được đặc điểm chữ in hoa nét thanh nét đậm
GV Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV: treo bảng mẫu chữ.
HS: quan sát 
GV: đặt một số câu hỏi cho học sinh nhận ra
1. Quan sát - nhận xét.
- Đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm
 + Là kiểu chữ có các nét thanh nét đậm
đặc điểm của kiểu chữ.
? Em có nhận xét gì về các nét chữ sau?
? Em có nhận xét gì về độ rộng hẹp của chữ?
-HS quan sát trả lời, nhận xét.
-GV củng cố
 + Có sự khác nhau về sự rộng hẹp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp dòng chữ(10’)
* Mục tiêu: -Hướng dẫn HS biết cách sắp xếp dòng chữ.
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa
* Sản phẩm: -HS nắm bắt được cách sắp xếp dòng chữ..
GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
GV yêu cầu HS đọc tìm hiểu nội dung
GV: vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
HS: quan sát.
GVgợi ý cho học sinh:
+Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
 -GVcho học sinh xem một số bài đúng và chưa đúng để học sinh so sánh
2. Cách sắp xếp chữ.
- Tìm chiều cao, chiều dài của dòng chữ cho phù hợp với khổ giấy.
- Phân chia khoảng cách giữa các chữ cho đúng, hợp lý, dễ đọc.
- Tỉ lệ của các nét thanh với nét đậm tùy thuộc vào ý định người kẻ.
- Tô màu
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(25’)
* Mục tiêu: - HS biết cách sắp xếp và kẻ chữ 
* Phương pháp: PP thực hành
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Tranh ảnh
* Sản phẩm: HS hoàn thành được bài vẽ 
-GV: Hướng dẫn học sinh thực hành
-HS: làm bài.
-GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về +Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
-GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS 
-HS hoàn thành bài vẽ
3. Bài tập.
- Kẻ dòng chữ: PHAN BỘI CHÂU- Trang trí theo ý thích.
Hoạt động 4: Củng cố - Đánh giá (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn mình.
-GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố:
+Sắp xếp dòng chữ
+Chia khoảng cách chữ và con chữ
+Kẻ chữ
+Tô màu
-HS nhận xét
-GV cũng cố vàcho điểm một số bài tốt để động viên.
- HS lắng nghe
- Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp
Dặn dò:
-Về nhà hoàn thành bài vẽ.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Tiết: 25
Trang trí chiếc khăn để lọ hoa
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3’)
*Mục tiêu: Học sinh quan sát và n Nhận biết được chiếc khăn để đặt lọ hoa
 *Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được chiếc khăn để đặt lọ hoa
 -GV cho HS xem tranh các trang trí đồ vật
 -GV : Yêu cầu hs nêu tên các đồ vật trong tranh? 
-HS trả lời, nhận xét.
-GV: Em có thấy mẹ mình trang trí khăn này trên bàn để đặt lọ hoa lên không?
? Đặt như vậy nhằm mục đích gì?
-HS trả lời, nhận xét.
- GV cũng cố : Những đồ vật trong gia đình có những công dụng khác nhau, ngoài mục đích sử dụng còn có mục đích trang trí. ( Gv cho ví dụ cơ bản về chiếc khăn để đặt lo hoa ) 
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan sát- Nhận xét(5’)
*Mục tiêu Học sinh quan sát nhận xét về đặc điểm của chiếc khăn 
*Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
*Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
*Phương tiện dạy học: Tranh minh họa
*Sản phẩm: Nhận biết được đặc điểm của chiếc khăn 
GV cho HS xem tranh ảnh về một số loại khăn, một số khăn mẫu
? Em hãy cho biết những hoạ tiết được trang trí trong khăn. 
? Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào
? Nhận xét về màu sắc của khăn 
-HS quan sát trả lời, nhận xét.
-GV củng cố
I/ Quan sát và nhận xét
+ Những hoạ tiết hoa lá, chim thú 
+ Các hoạ tiết được sắp xếp hài hoà hợp lý.
+ Màu sắc : hài hoà, tươi sáng
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (10’)
* Mục tiêu: -Hướng dẫn HS biết cách trang trí khăn.
* Phương pháp: PP quan sát, PP vấn đáp, PP gợi mở.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Vẽ minh họa
* Sản phẩm: -HS nắm bắt được cách trang trí khăn..
GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm các bước
- GV phác hình lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước và cách vẽ màu cho hs quan sát
- GV chỉ ra bố cục đẹp và chưa đẹp cho hs vẽ đúng
- Cho hs tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước
II/ Cách vẽ
 + Chọn hình dáng khăn.
 + Phác mảng hình.
 + Tìm hoạ tiết.
 + Vẽ màu.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(25’)
* Mục tiêu: - HS biết cách trang trí khăn
* Phương pháp: PP thực hành
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân
* Phương tiện dạy học: Tranh ảnh
* Sản phẩm: HS hoàn thành được bài trang trí
-GV: Hướng dẫn học sinh thực hành
-HS: làm bài.
-GV: hướng dẫn, gợi ý đến từng học sinh về về bố cụ, họa tiết, màu sắc
-GV bao quát lớp, hướng dẫn cho HS 
-HS hoàn thành bài vẽ
3. Bài tập.
- Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa.
Hoạt động 4: Củng cố - Đánh giá (3'):
*Mục tiêu: giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
* Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở
*Hình thức tổ chức: HS hoạt động cá nhân
*Phương tiện dạy học: tranh HS
*Sản phẩm: HS nhận xét được tác phẩm của bạn mình.
-GV: chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố:
+ Bố cục
+ Họa tiết
+ Màu sắc
-HS nhận xét
-GV cũng cố vàcho điểm một số bài tốt để động viên.
- HS lắng nghe
- Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp
Dặn dò:(2’)
-Về nhà hoàn thành bài vẽ hình.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_chu_de_6_trang_tri_ung_dung_truong_thc.doc