Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sáng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sáng

I.Mục tiêu

 1.Về năng lực

 Bài học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sau:

 a.Năng lực chung:

 -Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị các đồ dùng học tập phục vụ cho thực hành, tự tìm họa tiết, chép họa tiết.

 -Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong học tập, thực hành, trưng bày, nhận xét sản phẩm.

 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng các đường nét để chép họa tiết đạt được các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên.

 b.Năng lực đặc thù:

 -Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:

 +Biết phân biệt được họa tiết khác với họa tiết trang trí dân tộc.

 +Biết được hình dạng, hình dáng chung của họa tiết trang trí dân tộc.

 +Biết được mảng hình chính, mảng hình phụ của họa tiết trang trí dân tộc.

 -Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:

 +Sắp xếp mảng hình phù hợp với tỉ lệ khung hình của họa tiết.

 +Biết sử dụng nét đậm, nét nhạt của đường nét để làm điểm nhấn cho họa tiết trang trí dân tộc.

 +Biết sử dụng độ đậm nhạt của bút chì, sắc độ của màu để làm sinh động cho họa tiết trang trí dân tộc.

 -Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:

 +Biết trưng bày, giới thiệu và phân tích các yếu tố thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân/ nhóm đã chép.

 2.Về phẩm chất

 Bài học góp phần bồi dưỡng đặc tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể ở một số biểu hiện sau:

 -Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra, trân trọng, giữ gìn những sản phẩm có vẻ đẹp trong cuộc sống.

 -Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo.

 -Thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm thực hành.

 

docx 6 trang haiyen789 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1: Vẽ trang trí Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 17/8/2020
Tiết PPCT: 01 Ngày dạy:
Bài 1: Vẽ trang trí
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I.Mục tiêu
 1.Về năng lực
 Bài học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sau:
 a.Năng lực chung:
 -Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị các đồ dùng học tập phục vụ cho thực hành, tự tìm họa tiết, chép họa tiết.
 -Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong học tập, thực hành, trưng bày, nhận xét sản phẩm.
 -Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng các đường nét để chép họa tiết đạt được các yêu cầu theo hướng dẫn của giáo viên.
 b.Năng lực đặc thù:
 -Quan sát và nhận thức thẩm mĩ:
 +Biết phân biệt được họa tiết khác với họa tiết trang trí dân tộc.
 +Biết được hình dạng, hình dáng chung của họa tiết trang trí dân tộc.
 +Biết được mảng hình chính, mảng hình phụ của họa tiết trang trí dân tộc.
 -Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ:
 +Sắp xếp mảng hình phù hợp với tỉ lệ khung hình của họa tiết.
 +Biết sử dụng nét đậm, nét nhạt của đường nét để làm điểm nhấn cho họa tiết trang trí dân tộc.
 +Biết sử dụng độ đậm nhạt của bút chì, sắc độ của màu để làm sinh động cho họa tiết trang trí dân tộc.
 -Phân tích và đánh giá thẩm mĩ:
 +Biết trưng bày, giới thiệu và phân tích các yếu tố thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân/ nhóm đã chép.
 2.Về phẩm chất
 Bài học góp phần bồi dưỡng đặc tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở học sinh, cụ thể ở một số biểu hiện sau:
 -Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên đưa ra, trân trọng, giữ gìn những sản phẩm có vẻ đẹp trong cuộc sống.
 -Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo.
 -Thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét các tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm thực hành.
II.Chuẩn bị đồ dùng dạy học
 1.Học sinh:
 -Sưu tầm một số họa tiết trang trí dân tộc.
 -Giấy vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ, 
 2.Giáo viên:
 -Hình ảnh chụp các họa tiết trang trí dân tộc.
 -Tranh chép họa tiết trang trí dân tộc của họa sĩ, sinh viên, học sinh các khóa trước.
 -Bài giảng PowerPoint, tivi, máy tính, tranh - ảnh minh họa.
III.Phương pháp và hình thức dạy học
 -Phương pháp chủ yếu: trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành.
 -Hình thức dạy học chủ yếu: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm nhỏ.
IV.Nội dung minh họa
 -Họa tiết trên Trống Đông Đông Sơn:
 -Họa tiết cơ bản:
 -Họa tiết trang trí dân tộc:
V.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực
1.Hoạt động khởi động
Giới thiệu bài học và đưa ra yêu cầu của bài học.
Họa tiết trang trí của các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng, có sắc thái riêng.
-GV cho HS quan sát những họa tiết: hoa, lá, mây, sóng nước, chim muông, họa tiết trên mặt trống đồng, họa tiết cổ dân tộc.
-GV đặt câu hỏi: Em thích họa tiết nào, tại sao?
-GV giới thiệu nội dung học tập và yêu cầu của bài học.
-HS quan sát.
-HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
-HS lắng nghe.
-Quan sát.
-Phát hiện vấn đề.
2.Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ
-Nội dung: Họa tiết thường là các hình hoa lá, mây, sóng nước, chim muông được khắc trên gỗ, đá, thêu dệt trên vải, đan bằng mây tre, vẽ trên gốm sứ,..do các nghệ nhân xưa sáng tạo có tính “đơn giản” và “cách điệu” cao.
-Đường nét: uyển chuyển, phong phú (người Kinh), giản dị, chắc, khỏe (miền núi).
-Bố cục: cân đối, hài hòa.
-Màu sắc: rực rỡ hoặc tương phản.
-GV chia lớp ra làm 4 nhóm nhỏ, cho mỗi nhóm quan sát một số họa tiết trang trí dân tộc.
-Gợi ý cho HS thảo luận thông qua kỷ thuật “khăn trải bàn”, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu họa tiết trang trí dân tộc về tên, xuất sứ, hình dáng chung, đường nét, nội dung, bố cục, màu sắc của họa tiết trang trí dân tộc.
-GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả quan sát được từ họa tiết trang trí dân tộc.
-GV nhận xét kết quả thảo luận, trao đổi thông tin về họa tiết trang trí dân tộc với HS, tóm tắt đặc điểm của họa tiết trang trí dân tộc.
-HS chia nhóm thông qua kỷ thuật “khăn trải bàn”, thảo luận các vấn đề:
+Tên họa tiết, họa tiết được trang trí ở đâu.
+Hình dáng chung của các họa tiết.
+Bố cục họa tiết.
+Hình vẽ họa tiết.
+Đường nét họa tiết.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung kết quả thảo luận.
-Lắng nghe, nêu ý kiến (nếu có).
-Quan sát và nhận biết.
-Phân tích.
-Giao tiếp và hợp tác.
Giới thiệu sơ lược một số phần mềm, ứng dụng vẽ và tô màu các hình ảnh, họa tiết trang trí.
-GV giới thiệu và gợi mở cho HS một vài thông tin về thiết kế đồ họa – thiết kế, tạo họa tiết qua một số phần mềm máy tính, ứng dụng vẽ và tô màu trên điện thoại thông minh, máy tính bảng.
-Kích thích trí tò mò của HS trong tìm hiểu cách chép – vẽ họa tiết trang trí.
-HS có thể nêu điều biết được về thiết kế đồ họa.
-HS quan sát, lắng nghe, chia sẻ hiểu biết về chép – vẽ họa tiết trên máy tính, điện thoại thông minh, đặt câu hỏi (nếu có).
-Quan sát, nhận biết.
3.Hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
Giới thiệu cách chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
Các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc:
+Bước 1: Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của họa tiết.
+Bước 2: Nhìn mẫu, vẽ phác khung hình và đường trục.
+Bước 3: Nhìn mẫu, vẽ phác các mảng hình chính.
+Bước 4: Vẽ phác các nét chi tiết.
+Bước 5: Vẽ màu họa tiết và màu nền theo ý thích.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc:
+Cho HS quan sát và thảo luận cách chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
+Cho HS quan sát một số video clip hướng dẫn kỷ thuật chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
-GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét phần trình bày của HS, minh họa, giải thích một số thao tác cơ bản trong chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
-GV tóm tắt lại các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
-HS quan sát, phân tích, thảo luận tìm ra các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc:
+Nêu các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
+Nêu những kỷ thuật chép –vẽ họa tiết trang trí dân tộc trong video clip.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Nghe, trao đổi giữa các nhóm.
-Lắng nghe, nêu ý kiến, câu hỏi (nếu có).
-Quan sát và nhận biết, phân tích, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn để, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
Giới thiệu một số bài chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc của sinh viên, học sinh các khóa trước.
-GV giới thiệu một số bài chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc của sinh viên, học sinh các khóa trước để HS quan sát và phân tích giá trị thẩm mĩ, giá trị sử dụng của sản phẩm.
-GV nhận xét phần trình bài của HS.
-Kích thích HS sẵn sàng thực hành và sáng tạo.
-HS quan sát phân tích, nhận xét sản phẩm chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc của sinh viên, học sinh khóa trước về nội dung, đường nét, bố cục, màu sắc,..
-HS lắng nghe, nếu ý kiến (nếu có).
-Nhận biết, phân tích hình ảnh.
4.Hoạt động phân tích và đánh giá thẫm mĩ
Trưng bày sản phẩm, đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm, phân tích, đánh giá nhận xét sản phẩm.
-GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
-GV khích lệ HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm cá nhân, sản phẩm của bạn bè.
-GV hướng dẫn HS đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
-GV hướng dẫn, khuyến khích HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình, của bạn, chia sẻ điều thích thú trong thực hành.
-GV nhận xét kết quả và quá trình thực hành, thảo luận của HS. Gợi mở HS liên hệ kiến thức mĩ thuật để quan sát một số họa tiết có ở chùa, đình, trang phục của các dân tộc,..
-GV tổng kết, nhận xét, đánh giá quá trình học tập của toàn lớp và cá nhân HS.
-GV đánh giá kết quả học tập.
-HS trưng bày, quan sát, trao đổi về sản phẩm theo hướng dẫn của GV.
+Giới thiệu về sản phẩm của mình.
+Chia sẻ ý tưởng cá nhân.
+Trình bày phương pháp thực hành.
+Tự đánh giá quá trình thực hành, thảo luận.
+Nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn.
+Tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
+Lắng nghe, nêu ý kiến (nếu có).
-Quan sát và nhận biết, phân tích, đánh giá, giao tiếp.
5.Hoạt động đánh giá kết quả học tập
Mức độ
Nhận biết
Làm được
Làm tốt
Sáng tạo
25%
25%
25%
25%
Điểm %: .
Điểm %: .
Điểm %: .
Điểm %: .
-Nhận biết được đặc điểm của họa tiết: tên, xuất sứ, hình dạng, bố cục, đường nét và màu sắc.
-Hiểu các bước chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
-Đưa ra được ý tưởng và cách chép – vẽ họa tiết trang trí dân tộc.
-Biết vận dụng các kiến thức về họa tiết: tên, xuất sứ, hình dạng, bố cục, đường nét và màu sắc vào bài chép – vẽ họa tiết.
-Biết chia sẻ ý tưởng, phương pháp, kĩ năng thực hành sáng tạo.
-Biết phân tích những yếu tố thẩm mĩ trên sản phẩm của chính mình và bạn bè.
-Biết lựa chọn những họa tiết trang trí dân tộc theo từng vùng miền có tính thẩm mĩ.
-Vận dụng trí tưởng tượng, tư duy độc lập vào sáng tạo tác phẩm.
-Biết truyền thông, giới thiệu về sản phẩm của mình.
KẾT QUẢ HỌC TẬP: 
;(HS có kết quả học tập từ 50% trở lên là Đạt, dưới 50% là Chưa đạt)
Rút kinh nghiệm:
Long Hòa, ngày ..tháng .năm ..
KÝ DUYỆT CỦA TỔ
TT. Nguyễn Thị Sáng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_1_ve_trang_tri_chep_hoa_tiet_tra.docx