Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quí tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.

2. Năng lực:

 a.Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực chuyên biệt:

Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Nhận biết được ngôi kể. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

3. Phẩm chất: Có ý thức trân trọng, yêu quí tiếng nói dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, chân dung nhà văn An-phông-xơ Đô-đê, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

2.Học sinh:

- Soạn bài.

- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản

- Đọc tài liệu về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.

2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

? Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về nhân vật chú bé Phrăng, vậy em hãy nêu lên một vài suy nghĩ của em về nhân vật này?

 

docx 114 trang tuelam477 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 
Tiết 92 
 Văn bản
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG.
(An- phông-xơ Đô- đê)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quí tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực chuyên biệt:
Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Nhận biết được ngôi kể. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra. 
3. Phẩm chất:Có ý thức trân trọng, yêu quí tiếng nói dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, chân dung nhà văn An-phông-xơ Đô-đê, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2.Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức chốt
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.
2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động:- Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
GV: Cho Hs quan sát đoạn thơ:
 Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
 Óng tre ngà và mềm mại như tơ
 Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
 Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
 Như gió nước không thể nào nắm bắt
 Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
 Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
 Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
 Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
 Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
 (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
? Qua đoạn thơ tác giả muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì? 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Tiếng Việt mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn nhưng cũng rất mềm mại, uyển chuyển.
+ Tiếng Việt đặc sắc về thanh điệu, có tính biểu cảm cao.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Chốt: Việc trân trọng, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê đã thể hiện điều gì về tiếng nói của dân tộc qua văn bản “Buổi học cuối cùng”?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, văn bản
*Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả An-phông-xơ Đô- đê và văn bản Buổi học cuối cùng
* Phương thức thực hiện: Trình bày dự án, hoạt động nhóm
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
?Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày những thông tin cơ bản về tác giả, văn bản.
- GV: quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất
- Dự kiến sản phẩm:
+Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
2/Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây.
3. Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá
=> GV chốt kiến thức
? Đề xuất cách đọc văn bản
Chú ý giọng điệu và nhịp điệu biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Ph răng..
Đoạn cuối truyện đọc nhanh, dồn dập, giọng xúc động.
Đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp.
GV gọi 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 đoạn
HS nhận xét, GV nhận xét sửa chữa cách đọc cho HS.
GV hướng dẫn HS tự đọc phần giải thích từ khó trong SGK.
Hoạt động nhóm cặp đôi
1. GV chuyển giao nhiệm vụ
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm cặp đôi, thống nhất ý kiến 
- GV quan sát, hỗ trợ
- Dự kiến sản phẩm
* Văn bản chia 3 đoạn:
* Truyện kể theo ngôi thứ nhất
- Tác dụng : Tạo ấn tượng về một câu chuyện có thật, lần lượt hiện ra qua sự tái hiện của một người chứng kiến và tham gia vào sự kiện ấy
3. Báo cáo kết quả: 
HS lên bảng trình bày KQ của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả 
- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: Giúp HS thấy được tâm trạng của nhân vật chú bé Ph răng.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm bàn.
* Yêu cầu sản phẩm: Phiếu học tập, trả lời miệng
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ 
?Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Nhận xét về quang cảnh đó?
? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
? Ý nghĩ tâm trạng (thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? 
? Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật chú bé Phrăng 
2. Thực hiện nhiệm vụ
*HS đọc SGK, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
*GV quan sát, lựa chọn SP tốt nhất
* Dự kiến sản phẩm:
- Trước buổi học: định trốn học vì đã trễ giờ và sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc, cưỡng lại ý định=> đến trường.
- Trên đường đến trường, quang cảnh ở trường
+ Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
+ Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật
- Những điều đó báo hiệu:
+ Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức.
+Việc học tập sẽ không còn được dạy
Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng:
+ Choáng váng, sững sờ khi biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
+Tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi lâu nay.
+ Xấu hổ, tự giận mình khi không thuộc quy tắc phân từ.
+ Khi nghe thấy Ha men giảng ngữ pháp cậu thấy rõ ràng và dễ hiểu “Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế”
+ Cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Pháp, tha thiết muốn trau dồi học tập nhưng không còn cơ hội nữa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
? Viết đoạn văn nêu lên tâm trạng của nhân vật chú bé Ph răng trong buổi học cuối cùng?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Choáng váng, sững sờ.
+Tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi lâu nay.
+ Xấu hổ, tự giận mình khi không thuộc quy tắc phân từ.
+ Khi nghe thấy Ha men giảng ngữ pháp cậu thấy rõ ràng và dễ hiểu “Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế”
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Qua nhân vật Phrăng em rút ra cho mình điều gì?
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
+ Nghe yêu cầu.
+ Trình bày cá nhân
+ Dự kiến sản phẩm: Phải chăm chỉ học tập, không ham chơi, yêu quý tiếng nói dân tộc, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Sưu tầm những tác phẩm có cùng nội dung
- 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời
I/ Giới thiệu chung
1. Tác giả
An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp. 
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến tranh Pháp-Phổ(1870-1871)nước Pháp thua trận, hai vùng Andát và Loren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.
* Đọc- Chú thích- Bố cục
- Bố cục:
+ Đoạn 1: Từ đầu -> mà vắng mặt con
( Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường)
+ Đoạn 2: Tôi bước -> cuối cùng này
( Diễn biến buổi học cuối cùng)
+Đoạn 3: Từ “ Bỗng đồng hồ -> hết” 
(Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng)
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Phrăng:
a. Quang cảnh chung
- Yên tĩnh, trang nghiêm khác thường
b. Tâm trạng nhân vật Phrăng:
-Trước buổi học : Định trốn học đi chơi.
-Khi biết đây là buổi học cuối cùng : choáng váng, sững sờ, tiếc nuối, ân hận, xấu hổ về sự lười nhác học tập=> Yêu tiếng Pháp.
=>Phrăng: Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải.
IV/ Luyện tập
Tuần 24
 Tiết 93
 Văn bản
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG(Tiếp)
(An-phông-xơ Đô-đê)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: phải biết giữ gìn và yêu quí tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.
2. Năng lực:
 a.Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực chuyên biệt:
Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn.Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. Nhận biết được ngôi kể. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra. 
3. Phẩm chất: Có ý thức trân trọng, yêu quí tiếng nói dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, chân dung nhà văn An-phông-xơ Đô-đê, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.
2.Học sinh:
- Soạn bài.
- Dự án tìm hiểu về tác giả, văn bản
- Đọc tài liệu về nhà văn An-phông-xơ Đô-đê 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về tác giả, văn bản.
2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
? Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về nhân vật chú bé Phrăng, vậy em hãy nêu lên một vài suy nghĩ của em về nhân vật này?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Trước buổi học cuối cùng : Định trốn học đi chơi.
+ Khi biết đây là buổi học cuối cùng : choáng váng, sững sờ, tiếc nuối, ân hận, xấu hổ về sự lười nhác học tập. Yêu tiếng Pháp.
=>Phrăng: Hồn nhiên, chân thật biết lẽ phải, yêu tiếng Pháp.
 *Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
 Chốt: Việc trân trọng, yêu quý, giữ gìn tiếng mẹ đẻ là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Và người đã truyền cho chú bé Phrăng tình yêu tiếng nói dân tộc thiết tha chính là thầy giáo Ha-men, hình ảnh người thầy vĩ đại này hiện lên ra sao? Câu hỏi đó cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học
*Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về nhân vật thầy giáo Ha-men
* Phương thức thực hiện: Trình bày dự án, hoạt động nhóm
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS .
* Cách tiến hành:
 Hoạt động nhóm lớn – kỹ thuật khăn phủ bàn
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
?Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men về các phương diện:Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói đối với việc học tiếng Pháp, hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
? Qua đó em có nhận xét gì về thầy giáo Ha-men?
2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm và làm vào sản phẩm.
- GV: quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất
- Dự kiến sản phẩm:
+ Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn.
+Thái độ đối với HS: không trách mắng khi Ph răng đến lớp muộn và không học bài
+ Những lời nói: Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước.
3. Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá
=> GV chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tổng kết
? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
I. Giới thiệu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Phrăng:
2.Nhân vật thầy giáo Hamen:
-Trang phục: trang trọng.
-Thái độ: lời lẽ dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn.
-Điều tâm niêm: Yêu quý, giữ gìn, trau dồi tiếng nói của dân tộc.
àThầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
-Cách kể từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học cuối cùng.
- Chân thật, tự nhiên.
-Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình, lời nói, hành động.
-Nghĩa tự nhiên, sử dụng nhiều kiểu câu, biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh ( Sử dụng linh hoạt các kiểu câu )
2. Nội dung: 
- Nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc.
* Ghi nhớ/SGK
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
? Viết đoạn văn miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp? 
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.
- Dự kiến sản phẩm:
+Miêu tả về trang phục, cử chỉ, lời nói, ánh mắt của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
* Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Sản phẩm: Câu trả lời của HS
* Cách tiến hành: 
 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Qua văn bản em thấy được điều gì về tiếng nói dân tộc? Bản thân em cần làm gì đối với tiếng mẹ đẻ?
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Nghe yêu cầu.
- Trình bày cá nhân
- Dự kiến sản phẩm: 
+Tiếng nói dân tộc có giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn .
+ Bản thân phải biết giữ gìn, yêu quý và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Sưu tầm những tác phẩm có cùng nội dung với văn bản.
- 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời 
Tuần 24 
Tiết 94 Tiếng Việt
NHÂN HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. Hiểu được tác dụng của nhân hóa.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
3. Phẩm chất:Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.
* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời
* Cách tiến hành:
GV chuyển giao nhiệm vụ
Đọc đoạn văn sau: 
Sau cơn mưa, bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa. Ông mặt trời ló rạng ném những tia nắng vàng như mật xuống vạn vật. Những chị cúc, chị hồng cười toe toét, rung rinh khoe chiếc áo rực rỡ sắc màu,....	
? Nhận xét cái hay về nghệ thuật của đv trên?
HS: Sử dụng phép tu từ ss, tính từ chọn lọc.
GV: Còn một bp NT độc đáo nữa 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân hóa là gì
*Mục tiêu: được các kiểu nhân hóa, phân tích được tác dụng của phép nhân hóa đó.
*Nhiệm vụ HS: HS tìm hiểu ở nhà
*Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm.
*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
*Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI(5 phút)
1.Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
GV. hd HS đọc đoạn thơ VD – SGK trang56. 
HS. Đọc ví dụ.
? Em hãy kể tên các sự vật được nói đến trong đoạn thơ trên?
HS: Trời , cây mía , kiến .
? Trời được nhà thơ gọi bằng từ nào ? Từ đó thường dùng để gọi ai?
HS: Ông - đại từ thường dùng để gọi người.
? Dùng từ “ông” để gọi trời có tác dụng gì?
HS. Trời trở nên gần gũi với con người hơn.
?. Các sự vật trời, cây mía, kiến được tác giả gán cho những hành động nào ? Của ai?
2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ
- HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
 - Mặc áo giáp, ra trận 	->
 - Múa gươm
 - Hành quân
-> Là hành động của con người chuẩn bị chiến đấu.
? Như vậy các sự vật trên đã được nhà thơ gọi tả bằng các từ ngữ vốn được dùng để gọi , tả người.
? Qua cách nhà thơ dùng từ ngữ vốn gọi, tả người để gọi, tả bầu trời, cây mía, đàn kiến em thấy các sự vật đó hiện nên như thế nào? 
HS. Giống như con người.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
1 HS đọc to phần ghi nhớ
?Lấy VD về NH?
Gv kết luận: Những cách dùng từ ngữ vốn gọi, tả người để gọi tả trời, cây mía, kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa được gọi là nhân hoá (nhân: người, hoá : biến thành , trở thành. Nhân hoá tức là biến các sự vật không phải là người trở nên có đặc điểm, tính chất, hoạt động,.. như người).
?Vậy em hiểu nhân hoá là gì?
 Các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ trên có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh vật trước cơn mưa?
-. Làm cho cảnh vật trước cơn mưa vô cùng hấp dẫn, sống động mỗi sư vật hiện lên như có một đời sống riêng và rất gần gũi với con người.
GV. Để hiểu rõ thêm về tác dụng của nhân hoá, các em hãy quan sát và thảo luận câu hỏi sau.
G. Đưa ra câu hỏi thảo luận .
Câu hỏi thảo luận: So sánh hai cách diễn đạt sau, cách diễn đạt nào hay hơn? Tại sao?	
Cách 1:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đườn
 ( Mưa-Trần Đăng Khoa )
Cách 2:
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đầy đường
GV: Phân lớp thành hai nhóm để thảo luận .
H. Các nhóm thảo luận 3 phút .Đại diện các nhóm trình bày, phát biểu ,nhận xét.
G. chốt :
- Cách 1: hay hơn vì các hình ảnh nhân hoá có tính hình ảnh làm tăng tính biểu cảm cho câu thơ, làm cho các sự vật trước cơn mưa hiện lên rất sinh động hấp dẫn và gần gũi hơn với con người.
- Cách 2: miêu tả cảnh vật khách quan như nó vẫn diễn ra.
G. Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả như ở cách 2 rất quen thuộc với chúng ta, ai cũng có thể cảm nhận và miêu tả như nó vẫn diễn ra.Thế nhưng để cho mỗi sự vật ấy có đời sống riêng , tâm hồn riêng rất sinh động hấp dẫn và gần gũi với con người thì chỉ có nhà thơ Trần Đăng Khoa mới biết cách miêu tả bằng những hình ảnh nhân hoá rất độc đáo, gợi cảm
? Qua cách diễn đạt 1 , em hiểu gì về tình cảm của tácgiả với thiên nhiên ,cảnh vật?
G. Đó là tác dung thứ 2 của phép nhân hoá trong đoạn thơ.
- Đó là sự cảm nhận rất hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ và tình cảm yêu mến thiên nhiên, cảnh vật của nhà thơ khi làm bài thơ này còn rất nhỏ tuổi.
G. Từ ví dụ , em hãy cho biết phép nhân hoá nói chung có tác dụng gì?
H. Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
G. Em hãy khái quát lại nhân hoá là gì? Nhân hoá có tác dụng gì? 
H . Phát biểu, nhận xét, bổ sung.
G. Chốt lại khái niệm phần ghi nhớ SGK.
H. Đọc ghi nhớ .
Gv chuyển ý: Như vậy chúng ta đã biết nhân hoá là gì . Để có được phép nhân hoá người ta phải thực hiện bằng nhiêù cách khác nhau. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá.Vậy có các kiểu nhân hoá nào? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh
*Mục tiêu: Giúp HS có những phương pháp cơ bản về cấ tạo phép so sánh.
*Nhiệm vụ HS: HS thực hiện yêu cầu của GV
*Phương thức thực hiện: trình bày hoạt động chung, hoạt động cặp đôi.
*Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách thức thực hiện:
1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: THẢO LUẬN NHÓM BẰNG KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN(5 phút )
Chia nhóm thảo luận:
 + Nhóm 1: 
? ở ví dụ a có những sự vật nào được nhân hoá? Các sự vật đó được nhân hoá bằng các từ ngữ nào?
? Các từ lão, bác,cô, cậu vốn dùng để gọi gì? 
G. ở ví dụ a thực hiện nhân hoá bằng cách nào? 
+ Nhóm 2: Hãy theo dõi vào ví dụ b có sự vật nào được nhân hoá ở ví dụ b? Nhân hoá bằng từ ngữ nào?
2.Hs tiếp nhận nhiệm vụ
 - HS: Làm việc cá nhân, sau đó thống nhất kết quả trong nhóm
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.	
- Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1:
+ Các sự vật đó được nhân hoá bằng các từ ngữ: Miệng, tai, mũi, chân ,tay : lão, bác,cô, cậu.
+Các từ lão, bác,cô, cậu vốn dùng để gọi: gọi người.
Nhóm 2:
H. Tre : chống lại, xung phong, giữ.
G. Các từ “ chống, xung phong, giữ ” thuộc kiểu từ loại nào mà em đã được học?
H. Động từ .
G. Các động từ này vốn được dùng để chỉ hoạt động của người hay vật?
H. chỉ hoạt động của người .
G. Tác giả dùng các động từ chỉ hoạt động của người để miêu tả tre có tác dụng gì? 
H. Ca ngợi cây tre, tre hiện lên như những người chiến sĩ sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giữ nước.
G. Như vậy ở ví dụ b đã dùng cách nào để thực hiện nhân hoá 
H. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
Gv nói : đây là cách thực hiện nhân hoá phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất. 
+ Nhóm 3: Hãy theo dõi vào ví dụ c, có sự vật nào được nhân hoá ở ví dụ c ? Nhân hoá bằng từ ngữ nào?
H. Trâu : ơi
G. Từ ơi vốn được dùng làm gì ? 
H. Trò chuyện xưng hô giữa người với người.
G. Như vậy ở ví dụ c tác giả dân gian đã thực hiện nhân hoá bằng cách nào?
H. Trò chuyện xưng hô với vật như với người. 
G. Nhìn lên bảng phân tích các ví dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu nhân hoá? Là những kiểu nào?
H. phát biểu, nhận xét.
G. Các kiểu nhân hoá này được trình bày cụ thể trong phần ghi nhớ SGK. 
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
 Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc 
I. Nhân hoá là gì?
1)Ví dụ.
2) Nhận xét.
Các sự vật: trời, cây mía, kiến( vô tri vô giác) 
+ được gọi, tả bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả người 
+ Có hành động giống như con người 
-> nhân hoá.
Tác dụng của nhân hoá:
+ Làm cho cảnh vật trước cơn mưa sinh động, hấp dẫn.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên , cảnh vật của nhà thơ.
* Ghi nhớ :(SGK trang 57).
II. Các kiểu nhân hoá.
1) Ví dụ.
2) Nhận xét.
-Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
- Trò chuyện xưng hô với vật như với người
- Có 3 kiểu nhân hoá.
3) Ghi nhớ : (SGK trang 58)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Bài 1: Nhận diện nhân hóa, nêu tác dụng của nhân hóa
*Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phép nhân hóa để đặt câu có sử dụng phép nhân hóa theo yêu cầu.
*Nhiệm vụ HS: HS suy nghĩ, trình bày
*Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.
*Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS.
* Cách thực hiện
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ
? Đặt câu có sd phép n.h theo từng loại.
2. Hs tiếp nhận nhiệm vụ
+ HS đọc yc bt
+ Đặt câu
- Dự kiến sản phẩm:
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
1) Bài 1: - Các phép nhân hoá:
+ Bến cảng... đông vui
+ Tàu mẹ, tàu con
+ Xe anh, xe em
+ Tất cả đều bận rộn
- Tác dụng: Gợi không khí LĐ khẩn chương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Bài 2: So sánh 2 cách diễn đạt
* Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của nhân hóa trong câu văn
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ Tìm thành ngữ có sử dụng phép ss
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm
- Có dùng nhân hoá ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc.
- Không dùng nhân hoá ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc.
Bài 3: So sánh 2 cách viết
* Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của nhân hóa trong câu văn
* Nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi trả lời.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ Tìm thành ngữ có sử dụng phép ss
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
3. Dự kiến sản phẩm
So sánh hai cách viết
* Giống nhau: đều tả cái chổi rơm
* Khác nhau: - Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. đây là văn bản biểu cảm.
- Cách 2: không dùng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh.
4) Bài 4: 
a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với ngưòi
tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.
Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.
c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, ti nhs chất của cây cối và sự vật.
d. Tương tự như mục c
- Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.
* Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
* Hình thức: Nhóm cặp
* Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếu
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập.
Viết một đv ngắn có sử dụng phép tu từ nhận hóa và so sánh.
Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, đứng tại chỗ trả lời
Dự kiến: 2 học sinh trả lời
Bước 3: GV nhận xét, mở rộng theo hình ảnh trên máy chiếu.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
* Mục tiêu: Mở rộng vốn kiến thức ngoài văn bản, tìm hiểu về nhân hóa
* Phương pháp /Kĩ thuật dạy học: Bài tập dự án.
* Hình thức: Nhóm lớn tìm hiểu ngoài giờ học
* Phương tiện dạy học: Bài tập, máy chiếu
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV cho học sinh nghe một đoạn ngâm Kiều
- Sưu tầm thêm những câu văn, câu thơ có sd phép tu từ nhân hóa trong các văn bản đã học.
Bước 2: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập
 - HS tìm hiểu, trao đổi, thống nhất, trình bày ra vở, USB, phiếu học tập 
Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: vào giờ học ngoại khóa, hoặc ôn tập 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, góp ý, chấm điểm 
 - Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thiện bài tập.
 - Soạn bài: Phương pháp tả người
************************************************************
Tuần 24
 Tiết 95, 96 TLV
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Nắm được cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả;cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Biết viết văn tả người bảo đảm bảo các bước chuẩn bị trước khi viết(xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
3. Phẩm chất:Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS muốn tìm được câu trả lời trong nội dung bài học.
* Nhiệm vụ: HS nghiên cứu bài học.
* Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, hđ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ	
? Muốn tả người ta cần phải làm gì?
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: Xác định đối tượng cần tả...
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV dẫn vào bài: 
1.Hoạt động khởi động: Bên cạnh các bài tả cảnh thiên nhiên, loài vật, chúng ta còn gặp trong sách báo, trong thực tế, không ít đoạn, bài văn tả người. nhưng làm thế nào để tả người cho đúng, cho hay? Cần luyện tập những kĩ năng gì?
GV: Cho HS đọc đv tả cảnh DHT vượt thác
? Đv giúp em hình dung cảnh TN ntn?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
* Mục tiêu:
Giúp HS nắm được cách tả người và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả người
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày kết quả thảo luận, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm(5 phút)
1.Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV: gọi HS đọc VD
- GV chia 3 nhóm trình bày sự chuẩn bị của các nhóm theo câu hỏi:
? Mỗi đoạn văn tả ai?
? Người đó có đặc điểm gì n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx