Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học (Bản hay)

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại

của chúng.

- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực phát hiện vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,

Năng lực tự học

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng

lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,

nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

pdf 7 trang Hà Thu 2630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại 
của chúng. 
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. 
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực phát hiện vấn đề, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, 
Năng lực tự học 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực thực nghiệm, Năng 
lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất 
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, 
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 
2. Học sinh 
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm 
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. 
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. 
d. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu bài học: 
Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại 
sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm 
hiểu về nhiệm vụ của sinh học. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ 
sung. 
 * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn 
dắt HS vào bài học mới. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên 
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, 
hại của chúng. 
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. 
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt 
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS làm BT mục tr.7 SGK. 
- Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về 
thế giới sinh vật? (Gợi ý: Nhận xét về nơi 
sống, kích thước? Vai trò đối với con 
người ?...) 
- Sự phong phú về môi trường sống, kích 
thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói 
lên điều gì? 
- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể 
chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm? 
1. Sinh vật trong tự nhiên: 
a/Sự đa dạng của thế giới sinh vật: 
Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng, và 
phong phú 
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên : 
 Chia thành 4 nhóm: 
+ Vi khuẩn 
+ Nấm 
- HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, 
GV cho HS nghiên cứu thông tin tr.8 SGK 
kết hợp với quan sát hình 2.1 (tr.8 SGK). 
- GV hỏi: 
1. Thông tin đó cho em biết điều gì ? 
2. Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, 
người ta dựa vào những đặc điểm nào? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoàn thành bảng thống kê tr.7 SGK 
(ghi tiếp một số cây, con khác). 
- Nhận xét theo cột dọc, và HS khác bổ 
sung phần nhận xét. 
- HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc 
động vật hay thực vật. 
- HS nghiên cứu độc lập nội dung trong 
thông tin. 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: 
Thế giới sinh vật đa dạng (Thể hiện ở các 
mặt trên). 
1. Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 
4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật, động 
vật. 
2. Dựa vào hình dạng, cấu tạo, hoạt động 
sống, . 
+ Động vật: di chuyển. 
+ Thực vật: có màu xanh. 
+ Nấm: không có màu xanh (lá). 
+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé 
+ Thực vật 
+ Động vật 
- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp 
cùng ghi nhớ. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm 
 nhóm khác bổ sung chọn ý kiến 
đúng. 
- HS nêu 1 vài ví dụ khác. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc 
lại kiến thức. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhiệm vụ của sinh học 
a) Mục đích: Nêu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học. 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của 
GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc mục  tr.8 SGK. 
- GV hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì? 
- GV gọi 1 3 HS trả lời. 
- GV cho một HS đọc to nội dung Nhiệm vụ của 
thực vật học cho cả lớp nghe. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc thông tin 1 2 lần, tóm tắt nội dung chính 
để trả lời câu hỏi đạt: Nhiệm vụ của sinh học là 
nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động 
sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như 
các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với 
môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục 
vụ đời sống con người. 
2. Nhiệm vụ của sinh học: 
- Nhiệm vụ của sinh học là: 
nghiên cứu các đặc điểm cấu 
tạo và hoạt động sống, các 
điều kiện sống của sinh vật 
cũng như các mối quan hệ 
giữa các sinh vật với nhau và 
với môi trường, tìm cách sử 
dụng hợp lí chúng, phục vụ 
đời sống con người. 
- Nhiệm vụ của thực vật học ( 
SGK tr.8) 
- HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của 
bạn. 
- HS nhắc lại nội dung vừa nghe ghi nhớ 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm 
nhóm khác bổ sung chọn ý kiến đúng. 
- HS nêu 1 vài ví dụ khác. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại 
kiến thức. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. 
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1. Sinh vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển ? 
A. Cây chuối B. Con cá C. Con thằn lằn D. Con báo 
Câu 2. Sinh học không có nhiệm vụ nào dưới đây ? 
A. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loài với nhau và với môi trường sống 
B. Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của sinh vật 
C. Nghiên cứu về điều kiện sống của sinh vật 
D. Nghiên cứu về sự di chuyển của các hành tinh của hệ Mặt Trời. 
Câu 3. Sinh vật nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho 
con người ? 
A. Ruồi nhà B. Muỗi vằn C. Ong mật D. Chuột chũi 
Câu 4. Lá của loại cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ? 
A. Lá ngón B. Lá trúc đào C. Lá gai D. Lá xà cừ 
Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm những loài động vật có ích đối với con người ? 
A. Cóc, thạch sùng, mèo, ngan, cú mèo. B. Ruồi nhà, vịt, lợn, sóc, báo. 
C. Ong, ve sầu, muỗi, rắn, bọ ngựa. D. Châu chấu, chuột, bò, ngỗng, nai. 
Câu 6. Sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật ? 
A. Con bọ cạp B. Con hươu C. Cây con khỉ D. Con chồn 
Câu 7. Theo phân loại học, “cây” nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với 
những cây còn lại ? 
A. Cây nấm B. Cây táu C. Cây roi D. Cây gấc 
Câu 8. Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động 
vật ? 
A. Cây xương rồng B. Vi khuẩn lam 
C. Con thiêu thân D. Con tò vò 
Câu 9. Cặp nào dưới đây gồm hai loài thực vật có môi trường sống tương tự nhau? 
A. Rau dừa nước và rau mác B. Rong đuôi chó và rau sam 
C. Bèo tây và hoa đá D. Bèo cái và lúa nương 
Câu 10. Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở không tìm hiểu về vấn đề 
lớn nào sau đây ? 
A. Thực vật B. Di truyền và biến dị 
C. Địa lý sinh vật D. Cơ thể người và vệ sinh 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực 
tiễn. 
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. 
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học 
sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. 
GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi 
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người? 
Gv tổ chức trò chơi cho hs: Ai nhanh hơn (Hãy nêu tên các sinh vật có ích và các 
sinh vật có hại cho người) 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Học bài và trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK; 
- Chuẩn bị bài 3 và bài 4. Kẻ bảng phần 2 bài 3 và bảng phần 1 bài 4 vào vở bài 
tập, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bai_2_nhiem_vu_cua_sinh_hoc_ban_hay.pdf