Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virus (Tiếp theo)

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virus (Tiếp theo)

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus. Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.

- Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn.

- Trình bày một số bệnh do virus gây ra và nêu được biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tìm hiểu về virus.

+ Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về virus, các bệnh do virus gây ra và cách phòng chống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được một số bệnh do virus gây ra trong thực tiễn dựa trên kiến thức đã học.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào; Nêu được một số vai trò của virus trong thực tiễn và một số bệnh do virus gây ra; Trình bày một số biện pháp phòng chống bệnh do virus;

+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virus gây nên; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh do virus gây nên và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến bệnh do virus;

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng kiến thức đã học để phòng chống các bệnh do virus gây ra.

 3. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng thong qua hiểu biết về bệnh do virus.

 

docx 8 trang Hà Thu 30/05/2022 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virus (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24: VIRUS
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus. Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.
- Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn.
- Trình bày một số bệnh do virus gây ra và nêu được biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ của bản thân và của nhóm khi tìm hiểu về virus.
+ Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về virus, các bệnh do virus gây ra và cách phòng chống.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được một số bệnh do virus gây ra trong thực tiễn dựa trên kiến thức đã học.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào; Nêu được một số vai trò của virus trong thực tiễn và một số bệnh do virus gây ra; Trình bày một số biện pháp phòng chống bệnh do virus;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virus gây nên; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh do virus gây nên và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến bệnh do virus;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng kiến thức đã học để phòng chống các bệnh do virus gây ra.
 3. Phẩm chất
Có ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng thong qua hiểu biết về bệnh do virus.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Clip(ghép ảnh) cung cấp thông tin về virus.
- Tranh: Cấu tạo của virus, Các dạng virus.
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: 
Nhóm em đã biết
Nhóm em muốn biết
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: 
HÌNH DẠNG CỦA VIRUS
Hình dạng
Đại diện
Dạng xoắn
Virus khảm thuốc lá, virus dại.
Dạng hình khối
Virus cúm, virus viêm kết mạc.
Dạng hỗn hợp
Thực khuẩn thể (phage).
CẤU TẠO CỦA VIRUS
Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM: ..
Tên bệnh
Tác nhân gây bệnh
Biểu hiện bệnh
Bệnh cúm ở người
Virus cúm
Sốt, đau đầu, đau họng, sổ mũi
Bệnh sốt xuất huyết
Virus Dengue
Đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máu cam, nôn.
Bệnh cúm ở gà 
Virus cúm gia cầm
Xù lông, mắt ướt kèm nhèm, cơ thể mệt mỏi, ủ rủ, chậm chạp.
Bệnh khảm ở cây cà chua
Virus khảm cà chua
Khảm loang lổ trên lá, nặng thì làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Tiết 1: Hoạt động 1: chơi trò chơi “Chia sẻ để thấu hiểu”
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú, sự tò mò, muốn khám phá, muốn có hiểu biết về tác nhân gây ra các đại dịch Covid – 19, Ebola , cúm lợn H1N1 và cách phòng chống đại dịch.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh xem clip giới thiệu về các đại dịch toàn cầu, Hs xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát clip để hoàn thành PHT: Chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết về đại dịch? Nhóm nào có nhiều chia sẻ nhất (trong thời gian 2 phút) sẽ dành chiến thắng.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh trong clip để chia sẻ thông tin cần biết và muốn biết về đại dịch? 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 2 phút sau khi kết thúc clip
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
- Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Thể giới đã trải qua sự bùng phát nhiều đại dịch lớn, dịch Ebola năm 2014 ở Tây Phi, đại dịch cúm H1N1 năm 2009. Năm 2019 là đại dịch Covid -19 gây nguy hiểm cho cộng đồng. Vậy đối tượng gây nên đại dịch đó là gì? Chúng ta cần phải làm gì để phòng chống đại dịch đó? Bài học hôm nay sẽ làm rõ vấn đề trên.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1: Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc điểm virus.
a. Mục tiêu: nhận biết được sự tồn tại của virus xung quanh chúng ta; nêu được các đại diện, mô tả được hình dạng và các thành phần cấu tạo nên virus.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 24.1 đến hình 24.2 SGK hoạt động cặp đôi hoàn thành câu hỏi thảo luận trong SGK.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành câu hỏi trang 128. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm khoa học tự nhiên. 
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về hình dạng và cấu tạo virus.
à Virus có ba hình dạng đặc trưng:
-Dạng xoắn: Virus khảm thuốc lá, virus dại.
-Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc.
-Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage).
Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.
- Kết luận về hình dạng và cấu tạo virus .
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 2: Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích của virus.
a. Mục tiêu: học sinh nêu được các vai trò của virus trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu vai trò của virus trong thực tiễn. 
c. Sản phẩm: Bảng nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
3
33
- Giao nhiệm vụ: 
+ Một tờ giấy A3 được chia như hình vẽ.
à Từng cá nhân ghi kết quả của mình trên bảng nhóm theo các ô hình thang à Sau đó nhóm thống nhất ý kiến chung, nhóm trưởng ghi kết quả vào ô hình chữ nhật ở trung tâm.
+ Mỗi nhóm mỗi bạn tìm hiểu và ghi nhận định của mình về vai trò của virus vào ô qui định. Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho nhóm thống nhất ý kiến ghi vào ô trung tâm.
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3 phút. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích , chọn lợi ích của virus phù hợp.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi nhóm trình bày được vai trò phù hợp sẽ được cộng điểm.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về lợi ích của virus.
à Virus có vai trò trong:
- Nghiên cứu khoa học
- Sản xuất các chế phẩm sinh học( interferon, thuốc kháng sinh, vaccine...)
- Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu.
- Kết luận về lợi ích của virus.
- Ghi kết luận vào vở
Tiết 2: Hoạt động 4: Tìm hiểu bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng tránh.
a. Mục tiêu: học sinh biết được một số bệnh phổ biến, biểu hiện và cách phòng chống bệnh do virus gây ra.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, yêu cầu HS tìm hiểu bệnh trong do virus gây ra.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
3
33
- Giao nhiệm vụ: 
Quan sát hình ảnh 24.3 đến hình 24.6 SGK hoạt động hợp tác theo nhóm hoàn thành PHT số 3
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích một số bệnh do virus gây ra
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi nhóm trình bày được bệnh phù hợp sẽ được cộng điểm.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết: Yêu cầu học sinh cho biết bệnh do virus có thể lây truyền qua các con đường nào? 
-Nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra?
à Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau : từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp, truyền máu, tiêu hóa, hô hấp, vết cắn động vật 
- Để phòng chống bệnh do virus gây ra, chúng ta phải ngăn chặn các con đường truyền bệnh, tiêm vaccin phòng bệnh, 
- Virus xâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp hoặc qua đường truyền máu, từ mẹ sang con, tiêm chích ma túy, dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục 
- Để phòng chống bệnh do virus gây ra, chúng ta phải ngăn chặn các con đường truyền bệnh, tiêm vaccin phòng bệnh, 
 -Kết luận về bệnh do virus gây ra và biện pháp phòng chống.
- Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 5: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Hs làm poster để thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai một tuyên truyền viên, em hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do virus gây ra.
c. Sản phẩm: Bảng poster
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm 4 bạn, vẽ poster trả lời câu hỏi: Đóng vai một tuyên truyền viên, em hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do virus gây ra.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm poster
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 1 số nhóm
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào nêu được nhiều hoạt động có thể hiện biện pháp phòng chống bệnh. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi về virus trong sách giáo khoa
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: 
1.Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của virus, theo em virus có phải là một cơ thể sống không? Vì sao?
2.Có bạn nói rằng: “Virus chỉ có hại mà không có lợi ích gì cho con người”. Theo em, quan điểm của bạn ấy có đúng không? Vì sao?
3. Nêu một số biện pháp phòng chống bệnh cúm do virus cúm gây ra ở người ?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được đặc điểm của virus
Nêu được vai trò của virus, các bệnh do virus gây ra và cách phòng bệnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_24_vir.docx