Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 23: Thực hành khóa lưỡng phân

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 23: Thực hành khóa lưỡng phân

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

- Nêu được khái niệm khóa lưỡng phân.

- Nhận biết được nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân.

- Nhận biết được các bước xây dựng khóa lưỡng phân.

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm về xây dựng khoá lưỡng phân phân loại sinh vật;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong xây dựng khoá lưỡng phân, thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng khoá lưỡng phân phân loại một số sinh vật xung quanh em.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Sơ đồ khóa lưỡng phân định loại bảy bộ côn trùng trang 107. Tranh phóng to H 23.1:23.2 SGK, Tranh hình một số loại sinh vật dùng trong bài học. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)

- Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà.

 

docx 11 trang Hà Thu 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - Bài 23: Thực hành khóa lưỡng phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
 Phân loại thế giới sống
 Tiết - BÀI 23 : THỰC HÀNH KHÓA LƯỠNG PHÂN
I.Mục tiêu
1.Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm khóa lưỡng phân. 
- Nhận biết được nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân.
- Nhận biết được các bước xây dựng khóa lưỡng phân.
1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm về xây dựng khoá lưỡng phân phân loại sinh vật;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phát hiện các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong xây dựng khoá lưỡng phân, thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng khoá lưỡng phân phân loại một số sinh vật xung quanh em.
3. Phẩm chất
- Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Sơ đồ khóa lưỡng phân định loại bảy bộ côn trùng trang 107. Tranh phóng to H 23.1:23.2 SGK, Tranh hình một số loại sinh vật dùng trong bài học. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop(nếu có)
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
Kiểm tra bài cũ:	không kiểm tra
GV thu bài thu hoạch bài 22	
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG(5 phút)
1.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các loài sinh vật gần gũi trong cuộc sống, câu hỏi được đặt ra là: “Em hãy kể tên một số sinh vật mà em đã gặp khi đến trường? Làm thế nào để phân biệt được các sinh vật đó?”, từ đó kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới của học sinh.
2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
3. Nội dung: Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các loài sinh vật gần gũi trong cuộc sống, câu hỏi được đặt ra là: “Em hãy kể tên một số sinh vật mà em đã gặp khi đến trường? Làm thế nào để phân biệt được các sinh vật đó?”, từ đó kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới của học sinh.
4.Tổ chức thực hiện:
Giáo viên: Đưa ra câu hỏi định hướng: Em hãy kể tên một số loài sinh vật mà em gặp trên đường đi học?
Học sinh: Suy nghĩ và đưa ra các câu trả lời khác nhau.
Giáo viên: Làm thế nào để em phân biệt được các sinh vật đó?
Học sinh: Suy nghĩ và đưa ra các phương án khác nhau.
Giáo viên dẫn dắt để đặt vấn đề vào bài mới: 
Có nhiều cách để phân biệt các loài sinh vật, nhưng cách phân biệt đơn giản nhất thường được sử dụng là khóa lưỡng phân.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1.Tìm hiểu sơ đồ khóa lưỡng phân bảy bộ côn trùng (15 phút)
a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh nêu được khái niệm khóa lưỡng phân. Nhận biết được nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân. Đưa ra được đặc điểm khác nhau đối lập của một số sinh vật gần gũi trong đời sống.
b. Nội dung: Học sinh quan sát hình chiếu các loại động vật của giáo viên, hình 23.1 và 23.2, bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng. Phiếu học tập: 
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của các sinh vật : 
Râu 
Cánh
Càng
Chân
Vảy
Đuôi
Con tôm
Con cá
Con mèo
Con bọ ngựa
Con chim
Câu 2:
Một số loài sinh vật
Có râu
Không có râu
Có cánh
Không có cánh
)
Có cánh
Không có cánh
con mèo)
Có càng
Không có càng
 Râu
 Cánh Cánh
 Càng
 Câu 3: Điền tên các loại côn trùng từ a đến h 
 Cánh	
 Không Có 
 Miệng nhai kiểu nghiền
 Không Có
 Có hai đôi cánh
 Không Có
 Cánh trước dạng màng 
 Không Có
 Mặt cánh trước không có vảy
 Không Có 
 Kim chích ở cuối bụng con cái
 Không Có
 a b c d e f g
 c. Sản phẩm: Là phiếu học tập của học sinh được hoàn thành
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
Nhiệm vụ 1: Giáo viên chiếu hình ảnh một số sinh vật đã chuẩn bị: con tôm, con cá, con mèo, con bọ ngựa, con chim. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi phiếu học tập.
Nhiệm vụ 2: Giáo viên chiếu hình 23.1 23.2 bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng và phiếu học tập. 
Học sinh quan sát tranh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hoàn thành bảng đặc điểm cấu tạo. 
- Em hãy chia các sinh vật trên thành 2 nhóm dựa vào đặc điểm khác nhau đối lập. Từ 2 nhóm đó, em hãy nêu đặc điểm khác nhau và phân ra thành 2 nhóm nhỏ hơn.
(Lưu ý. Mỗi lần phân chia chỉ chia 1 nhóm lớn thành 2 nhóm nhỏ hơn tới khi mỗi đặc điểm chỉ còn một loài sinh vật)
- Dựa vào hình 23.1,23.2 và bảng đặc điểm,em hãy gọi tên các bộ côn trùng từ a đến h và điền vào phiếu học tập.
- Học sinh: lắng nghe nhiệm vụ, thảo luận theo nhóm, ghi câu trả lời ra giấy a2, bảng phụ và trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Qua phiếu học tập, em có thể cho biết Khóa lưỡng phân là gì?
- GV chốt lại : Khóa lưỡng phân dùng để phân biệt các loài sinh vật.Ta phân biệt chúng dựa vào đặc điểm về hình dáng, kích thước của các loài.
- Bài tập : Điều quan trọng nhất khi xây dựng khóa lưỡng phân là gì ?
+ Em hãy nêu các đặc điểm dùng để phân loại bảy bộ côn trùng.
- Giáo viên giảng giải thêm cho học sinh về khóa định loại bảy bộ côn trùng.
HS trả lời:
- Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. 
- Quan trọng là phải tìm được các đặc điểm đối lập nhau.
- Các đặc điểm : đặc điểm của cánh, đặc điểm cấu tạo miệng,đặc điểm đốt cuối bụng con cái.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN I:
- Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. 
+ Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. 
 + Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
2. Xây dựng khóa lưỡng phân (15 phút)
a. Mục tiêu: Nhận biết được các bước xây dựng khóa lưỡng phân.
b. Nội dung: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân đại diện năm giới sinh vật.
Phiếu học tập:
GIỚI
ĐẠI DIỆN
MÔI TRƯỜNG SỐNG
KHỞI SINH
VI KHUẨN
NƯỚC
CẠN
SINH VẬT
NGUYÊN SINH
NẤM
THỰC VẬT
ĐỘNG VẬT
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Cho biết các đặc điểm được sử dụng trong hình.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Cho biết cách xây dựng khóa lưỡng phân
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
c. Sản phẩm: Là phiếu học tập và sơ đồ của học sinh được hoàn thành.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng khóa lưỡng phân đại diện năm giới sinh vật.
Học sinh nhớ lại kiến thức bài trước để hoàn thành. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đưa ra các câu hỏi thảo luận trong phiếu học tập và sơ đồ.
Học sinh trả lời bằng cách điền phiếu và xây dựng khóa lưỡng phân đại diện năm giới sinh vật.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên: Chiếu hình 1 sơ đồ phân loại khóa lưỡng phân để cả lớp quan sát. Giới thiệu với học sinh về sơ đồ phân loại sinh vật theo khóa lưỡng phân. Hỏi học sinh: “ Dựa vào sơ đồ vừa quan sát, em hãy cho đề xuất các bước thực hiện để xây dựng được sơ đồ phân loại trên?”
- Giáo viên: Đưa ra các bước để xây dựng một khóa lưỡng phân:
+ Bước 1: Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới.
+ Bước 2: Lựa chọn đặc điểm để phân chia các loài cần phân loại thành 2 nhóm. Tiếp tục cách làm như vậy ở các nhóm tiếp theo cho đến khi xác định được từng loài.
+ Bước 3: Lập sơ đồ phân loại. 
 - Dự kiến phần trả lời của hs: Học sinh có thể đưa ra các bước xây dựng khác nhau. Chỉ cần hướng xây dựng của các em đi đúng theo trình tự đều có thể chấp nhận.
- Học sinh: Quan sát sơ đồ và suy nghĩ độc lập để tìm câu trả lời, phát biểu. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe và thảo luận nhóm để xây dựng khóa lưỡng phân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT PHẦN II:
- Sinh vật đại diện các giới
+ Giới khởi sinh: vi khuẩn E.coli + Giới thực vật: Lúa nước
+ Giới Nguyên sinh: Trùng roi + Giới động vật: Gà lôi
+ Giới Nấm: Nấm mốc
3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm
NỘI DUNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
Cách di 
chuyển
Cơ thể phủ vảy
 Có đuôi
Chi
Cơthể phủ lông
Quan sát sơ đồ khoá lưỡng phân sau và hoàn thành các bài tập từ 23.1 - 23.4.
Vây
Cá
Thằnlằn 
Hổ
Khỉ đột
 Không có đuôi
 Hãỵ cho biết có mấỵ cặp đặc điểm được dùng để phân loại bốn loài sinh vật: cá, thằn lằn, hổ, khỉ đột
 Hãy lập bảng liệt kê các đặc điểm để phân loại các sinh vật trên.
 Nhà phân loại học nào đề xuất phân loại sinh vật theo khoá lưỡng phân?
Linnaeus.	B.	Haeckel.
c. Whittaker.	D.	Aristotle.
 Khi xâỵ dựng khoá lưỡng phân để phân loại các đối tượng sinh vật, điều quan trọng nhất trong các bước xâỵ dựng là gì?
4. Vận dụng (10 phút)
a. Mục tiêu: Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xây dựng khóa lưỡng phân theo yêu cầu. Dựa vào kiến thức khóa lưỡng phân để giải quyết thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: 
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm hoàn thành phiếu học tập: xây dựng khóa lưỡng phân các loài sinh vật: heo, gà, cá rô, vịt, cây cam, bắp cải, cà rốt, hoa hồng,hoa lan, ốc.
 - Giáo viên: giao cho các nhóm phiếu học tập
 - Học sinh: Các nhóm nhận phiếu học tập và tiến hành hoạt động giải quyết yêu cầu của bài, hoàn thành phiếu học tập, đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên: Nhận xét
c. Sản phẩm: Xây đựng được khóa lưỡng phân hợp lý.
d. Tổ chức hoạt động: Giáo viên gợi ý các đặc điểm giúp học sinh xây dựng khóa lưỡng phân. 
5.Mở rộng – Hướng dẫn về nhà
- Khóa lưỡng phân không chỉ được áp dụng để phân biệt các loài sinh phân.Nó còn có thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả các sự vật,hiện tượng trong cuộc sống.
Hướng dẫn về nhà:
-Trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập SBT
- Đọc trước bài tiếp theo
 Phụ lục: một số bảng phụ:
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của các sinh vật 
Râu 
Cánh
Càng
Chân
Vảy
Đuôi
Con tôm
Có
Không
Có
Có
Có
Có
Con cá
Không
Không
Không
Không
Có
Có
Con mèo
Có
Không
Không
Có
Không
Có
Con bọ ngựa
Có
Có
Có
Có
Không
Không
Con chim
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Câu 2 : Khóa lưỡng phân các sinh vật.
Một số loài sinh vật
Có râu
(Con tôm, con mèo, con bọ ngựa)
Không có râu
(Con cá, con chim)
Có cánh
(con chim)
Không có cánh
(con cá)
Có cánh
(con bọ ngựa)
Không có cánh
(con tôm, con mèo)
Có càng
(Con tôm)
Không có càng
(Con mèo)
 Râu
 Cánh Cánh
 Càng
Câu 3: Điền tên các loại côn trùng từ a đến h 
 Cánh	
 Không Có 
 Miệng nhai kiểu nghiền
 Không Có
 Có hai đôi cánh
 Không Có
 Cánh trước dạng màng 
 Không Có
 Mặt cánh trước không có vảy
 Không Có 
 Kim chích ở cuối bụng con cái
 Không Có
 a b c d e f g

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_chu_de_8_d.docx