Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 95, Bài 30: Lực đàn hồi - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 95, Bài 30: Lực đàn hồi - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.

- Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi.

- Chỉ ra cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo.

- Biết cấu tạo của lực kế.

- Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực.

2. Thái độ

-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.

3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Máy chiếu

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

III. Tổ chức dạy học:

1. Ổn định

2. Khởi động

Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.

Câu hỏi:

- Hãy cho biết trọng lực tương ứng của vật có khối lượng 500 g.

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

 

docx 3 trang huongdt93 06/06/2022 1790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 95, Bài 30: Lực đàn hồi - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/4/2021
Ngày giảng: 24/4/2021
Tiết 95. Bài 30: Lực đàn hồi (t1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng 
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.
- Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi.
- Chỉ ra cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo.
- Biết cấu tạo của lực kế.
- Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực.
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định 
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.
Câu hỏi: 
- Hãy cho biết trọng lực tương ứng của vật có khối lượng 500 g.
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1-Mục tiêu: 
- Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
- Nhận biết được thế nào là biến dạng đàn hồi của lò xo.
- Nhận biết được sự xuất hiện lực đàn hồi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu hs các nhân
Thực hiện hoạt động điền từ mục A.2 -trang 72
Hs: làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
GV: Quan sát và giúp đỡ hs
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
1/ Lực đàn hồi
a/ Lực đàn hồi xuất hiện: ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng
Dự kiến sản phẩm học sinh
 2. Thảo luận nhóm để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống dưới đây
Khi bị các quả nặng kéo thì lò xò ...(1)..., chiều dài của nó ...(2)... Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo ...(3)... chiều dài tự nhiên của nó và lò xo lại có hình dạng ...(4)... Nếu móc nhiều quả nặng quá, lò xo ...(5)... hình dạng tự nhiên khi bỏ các quả nặng.
(1) dãn ra/ biến dạng	(2) tăng lên	(3) trở về
(4) ban đầu/ tự nhiên	(5) không còn
Hoạt động 2-Mục tiêu: Chỉ ra cách xác định phương, chiều của lực mà lò xo tác dụng lại vật, gây ra biến dạng cho nó và nhận xét được sự phụ thuộc của lực này vào độ biến dạng của lò xo.
Gv: yc hs hoạt động cặp cho biết
- Trong thí nghiệm hình 30.1-trang 71, lực đàn hồi có phương, chiều thế nào?
Hs làm bài.
Gv: Quan sát và giúp đỡ hs
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
b/ Phương, chiều lực đàn hồi:
b1/ VD: 
- Khi lò xo bị dãn lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong:
- Khi lò xo bị nén lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài:
B2/ Phương, chiều (hướng)
+ Phương: trùng với phương của trục lò xo
+ Chiều: của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
Dự kiến sản phẩm học sinh
+ Phương trùng với phương của trục lò xo
+ Chiều ngược với chiều biến dáng của lò xo
Hoạt động 3-Mục tiêu: 
- Biết cấu tạo của lực kế.
- Biết cách đo độ biến dạng của lò xo và sử dụng được lực kế lò xo để đo lực.
Gv: hs hoạt động cá nhân đọc thông tin mục 3- trang 73 và cho biết:
- Khái niệm lực kế
- Cấu tạo của lực kế.
- Cách sử dụng lực kế.
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
3/ Lực kế:
a. KN: Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
b/ Cấu tạo (HDH- trang 73)
c. Sử dụng lực kế
- Ước lượng cường độ lực cần đo.
- Chọn lực kế có GHD và ĐCNN thích hợp.
- Thực hiện đo:
+ Chỉnh số 0 
+ Cho lực cần đo vào lò xo của một lực kế. 
+ Phải cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương thẳng đứng.
4. Củng cố:
Cho biết phương chiều của lực đàn hồi, cách sử dụng lực kế
5. Hướng dẫn học bài
BTVN: 1,2,3,4 (trang 73)
Chuẩn bị bài mới: chuẩn bị ôn tập các nội dung thi học kì gồm:
+ công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
+ Công thức tính trọng lực, khối lượng khi biết trọng lực.
+ Chuyển động cơ học là gì? Đặc điểm chuyển động cơ.
+ Đặc điểm sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?
 (Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối)
- Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_95_bai_30_luc_dan_hoi_nam_hoc_2020.docx