Phân phối chương trình môn Mỹ thuật Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Kim Cúc

Phân phối chương trình môn Mỹ thuật Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Kim Cúc

1. Kế hoạch dạy học

 - Trong mỗi năm học, cấp Trung học cơ sở học 37 tuần/năm thực học.

 - Môn Mĩ thuật cả năm học có 35 tiết (riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết). Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6, 7, 8) và 1 tuần (đối với lớp 9) không bố trí tiết dạy.

 - Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng miền khác nhau, GV có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng).

 - Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Mĩ thuật chỉ học 1 học kì. Việc dạy và kết thúc môn học trong học kì I hoặc học kì II là do các Sở GDĐT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.

 - Thử nghiệm Dạy học theo chủ đề: Xây dựng dạy học theo chủ đề với đối tượng học sinh lớp 6 và lớp 7, riêng lớp 8, lớp 9 xây dựng ít nhất 1 chủ đề /năm học.

 

doc 22 trang haiyen789 3690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình môn Mỹ thuật Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Kim Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT THCS NĂM HỌC 2020 -2021
1. Kế hoạch dạy học
	- Trong mỗi năm học, cấp Trung học cơ sở học 37 tuần/năm thực học.
	- Môn Mĩ thuật cả năm học có 35 tiết (riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết). Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6, 7, 8) và 1 tuần (đối với lớp 9) không bố trí tiết dạy.
	- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng miền khác nhau, GV có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng).
	- Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Mĩ thuật chỉ học 1 học kì. Việc dạy và kết thúc môn học trong học kì I hoặc học kì II là do các Sở GDĐT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.
	- Thử nghiệm Dạy học theo chủ đề: Xây dựng dạy học theo chủ đề với đối tượng học sinh lớp 6 và lớp 7, riêng lớp 8, lớp 9 xây dựng ít nhất 1 chủ đề /năm học.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình Giáo dục phổ thông quy định:“ Mĩ thuật là một môn văn hóa bắt buộc. Tất cả học sinh đều được học để có một trình độ văn hóa Mĩ thuật phổ thông trong nền học vấn chung ở Tiểu học và Trung học cơ sở”.
Dạy học môn Mĩ thuật ở giáo dục phổ thông là dạy cho tất cả học sinh với mục tiêu giáo dục thẩm mĩ, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo hoạ sĩ hoặc người làm Mĩ thuật chyên nghiệp. Cùng với các môn học khác, môn Mĩ thuật góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mặt thẩm mĩ, trang bị một số kiến thức Mĩ thuật cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông với môc tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em phát triển. GV cần kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học cùng với việc sử dụng trang thiết bị dạy học đảm bảo vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện của từng trường.
Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Tăng cường rèn luyện thực hành mĩ thuật theo các hình thức khác nhau như: học nhóm, cá nhân, học trên lớp và trong thực tế ... Đặc biệt chú trọng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập cho học sinh.
Ngoài học tập trên lớp, GV cần tổ chức cho học sinh học tập, thực hành ở ngoài lớp hoặc tham quan, tìm hiểu các công trình văn hóa của địa phương, Khuyến khích, động viên học sinh tự tin, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hóa ở trong và ngoài nhà trường.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá:
	Thực hiện Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011của bộ trưởng Bộ giáo dục. Hình thức đánh giá:
	Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với môn Mĩ thuật: Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Trong các trường hợp còn lại.
Nhận xét môn học sau mỗi kì học, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và chưa đạt yêu cầu (CĐ).
B. MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG PPCT MĨ THUẬT NĂM HỌC 2019- 2020.
1. Căn cứ công văn hướng dẫn số: 2249 /SGDĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Quảng Ninh ngày 12/9/2016 V/v Kết luận lớp tập huấn giáo viên Mỹ thuật THCS năm 2016.
 + Rà soát lại phân phối chương trình để xây dựng chủ đề nhằm định hướng phát triển năng lực học sinh sao cho phù hợp nhất với địa phương và nhà trường.
 + Triển khai thực hiện dạy học theo chủ đề với lớp 6 và lớp 7, riêng lớp 8 và lớp 9 mỗi khối xây dựng ít nhất 1 chủ đề / năm học.
2. Căn cứ PPCT môn Mĩ thuật năm 2011 của Bộ GD&ĐT.
3. Căn cứ tài liệu tập huấn tích hợp nội dung ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong môn Mĩ thuật của Bộ GD&ĐT tháng 8/2010.
4. Căn cứ Kế hoạch số 436 /KH-PGD&ĐT ngày 19/7/2016 của PGD&ĐT- GDTrH “Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS năm học 2016-2017.
5. Căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn Mĩ thuật.
C. Phân phối chương trình môn mĩ thuật năm học 2020 - 2021
LỚP 6: 10 chủ đề/năm học
Chủ đề 1: Tìm hiểu về kiến thức cơ bản(5 tiết)
 - Nắm được sơ lược về phối cảnh. Hiểu khái niệm và phương pháp, các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. Hiểu cách lựa chọn nội dung và nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính- phụ .
*Phát triển năng lực quan sát, khám phá (Chủ động quan sát các sự vật hiện tượng liên quan đến mĩ thuật, nêu được một số nhận xét)
Chủ đề 2: Trang trí với đời sống (5 tiết)
 - Hiểu khái niệm và đặc điểm, các bước tiến hành bài vẽ trang trí cơ bản. Hiểu được sơ lược về màu sắc, pha trộn được một số màu đơn giản. Làm được bài tập về trang trí cơ bản.
 *Phát triển năng lực thực hành, sáng tạo (Thể hiện được tính sáng tạo trên sản phẩm)
Chủ đề 3: Đồ vật trong gia đình (5 tiết)
- Nhận biết về hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ đậm nhạt, màu sắc và đặc điểm của đồ vật (mẫu). Có nhận thu hình khối cơ bản và biến thể của hình khối cơ bản (đồ vật). Rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét, so sách, đối chiếu. Cảm thụ được vẻ đẹp của đồ vật(mẫu) qua cấu trúc, hình dáng, màu sắc.
*Phát triển năng lực quan sát, khám phá (Chủ động quan sát các sự vật hiện tượng liên quan đến mĩ thuật, nêu được một số nhận xét)
Chủ đề 4: Mĩ thuật cổ đại (3 tiết)
 - Nắm được sơ lược bối cảnh xã hội thời nguyên thủy, cổ đại. Nhận biết được một số giá trị chung của di vật thời cổ đạiHiểu và nêu được vài nét khái quát về đăc điểm các nền mĩ thuật cổ đại, nâng cao hơn sự hiểu biết về nền văn minh cổ đại thế giới. 
 *Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ (Bước đầu cảm nhận được giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của các đồ vật).
Chủ đề 5: Thiên nhiên, đất nước, con người (4 tiết)
 - Hiểu được sự phong phú của nội dung đề tài trong đời sống, lao động, học tập và sinh hoạt. 
 *Phát triển năng lực biểu đạt (Thể hiện được ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật trên sản phẩm).
Chủ đề 6: Chữ ứng dụng trong cuộc sống (3 tiết)
 - Hiểu hơn vai trò của chữ trong mĩ thuật và trong cuộc sống. Bước đầu biết cách lựa chọn, bố cục chữ phù hợp với yêu cầu nội dung trang trí.
 *Phát triển năng lực thực hành, sáng tạo (Thể hiện được tính sáng tạo trên sản phẩm)
Chủ đề 7: Nghệ thuật dân gian (2 tiết)
 - Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của tranh dân gian, cách thức và chất liệu làm tranh dân gian. Biết được xuất xứ, hình thức thể hiện bố cục, hình mảng, đường nét và màu sắc của tranh dân gian. Biết yêu quý trân trọng nền văn hóa nghệ thuật dân tộc qua nội dung đề tài, hình thức thể hiện của tranh dân gian. 
 *Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ (Có thái độ đồng cảm trước vẻ đẹp của tranh dân gian).
Chủ đề 8: Mĩ thuật truyền thống (3 tiết)
 - Hiểu sơ qua quá trình phát triển của nền mĩ thuật Việt Nam thời Lý. Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử và một số đặc điểm mĩ thuật thời Lý. Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã được phát triển mạnh ở thời Lý nhờ chính sách mở rộng giao lưu văn hóa với các nước láng giềng. Biết yêu quý trân trọng và tự hào về nền nghệ thuật dân tộc độc đáo. 
 *Phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ (Có thái độ đồng cảm trước vẻ đẹp của các công trình MT). Năng lực thực hành, sáng tạo (Thể hiện được tính sáng tạo trên sản phẩm)
Chủ đề 9: Đồ vật trong gia đình (2 tiết)
- Nhận biết được các độ đậm nhạt, màu sắc cơ bản của mẫu (đồ vật). Hiểu cách phân mảng đậm nhạt hợp lý, nắm được cấu trúc chung của một số đồ vật. Biết cách vẽ phác hình vật mẫu theo các bước cơ bản, vẽ được sát đăc điểm chính tỉ lệ của mẫu, vẽ được độ đậm nhạt sáng tối chính của mẫu.
*Phát triển năng lực quan sát, khám phá (Chủ động quan sát các sự vật hiện tượng liên quan đến mĩ thuật, nêu được một số nhận xét)
Chủ đề 10: Quê hương (2 tiết)
 - HS cảm nhận và thể hiện được vẻ đẹp của quê hương.
 *Phát triển năng lực quan sát, khám phá, biểu đạt (Thể hiện được ngôn ngữ cơ bản của mĩ thuật trên sản phẩm).
Thứ tự và nội dung dạy học như sau:
LỚP 6
Cả năm: 37 tuần (35 tiết)
Học kỳ I: 19 tuần (4 chủ đề; 18 tiết)
Học kỳ II: 18 tuần (6 chủ đề; 17 tiết)
Học kỳ I
Tiết
Chủ đề
Nội dung bài học
Nội dung tích hợp
Bài/
SGK
Tiết 1 
1. Tìm hiểu về kiến thức cơ bản
 (5 tiết)
Sơ lược về Luật xa gần
3/79
Tiết 2 
Cách vẽ theo mẫu. 
4/82
Tiết 3 
Vẽ mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. 
7/93
Tiết 4 
Cách vẽ tranh. Vẽ tranh Đề tài học tập.
* Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Giáo dục HS thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy TNNĐ trong đó có học tập tốt. HS vẽ tranh thể hiện nội dung học tập tốt (thực hiện lời dạy của Bác)
 5, 9
Tiết 5 
Vẽ tranh Đề tài học tập
 9/100
Tiết 6 
2. Trang trí với đời sống (5 tiết)
Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí 
6/89
Tiết 7 
Màu sắc
Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
10/102
Tiết 8 
Màu sắc trong trang trí
11/105
Tiết 9
Trang trí đường diềm (Kiểm tra 1 tiết)
14/115
Tiết 10 
Trang trí hình vuông
18/122
Tiết 11
3. Đồ vật trong gia đình (5 tiết)
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (Tiết 1)
15/118
Tiết 12 
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (Tiết 1)
16/120
Tiết 13 
Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1- Vẽ hình)
20/128
Tiết 14 
Mẫu có hai đồ vật ( Tiết 2- Vẽ đậm nhạt)
21130
Tiết 15 
Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa (Kiểm tra HK I) 
31/154
Tiết 16
4. Mĩ thuật cổ đại 
(3 tiết)
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại 
 2/76
Tiết 17
Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kỳ cổ đại 
 29/148
Tiết 18
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hi lạp, La Mã thời kỳ cổ đại 
 32/155
 Học kỳ II
Häc kú II
Tiết 19 
5. Chủ đề thiên nhiên, đất nước,
con người
 (4 tiết)
Đề tài Bộ đội (tiết 1) 
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phân tích để HS hiểu được ý nghĩa của tên gọi “Bộ đội cụ Hồ”
13/111
Tiết 20 
Đề tài Bộ đội (tiết 2) 
13/111
Tiết 21 
Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 1)
- Phân tích để HS tưởng nhớ công ơn Bác Hồ thể hiện trong tranh về ngày Tết và mùa xuân
22/131
Tiết 22 
Đề tài Ngày tết và mùa xuân (tiết 2)
22/131
Tiết 23
6. Chữ ứng dụng trong cuộc sống 
 (3 tiết)
Kẻ chữ in hoa nét đều 
23/134
Tiết 24 
Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm 
26/142
Tiết 25 
Đề tài Mẹ của em (Kiểm tra 1 tiết)
25/140
Tiết 26 
7. Nghệ thuật dân gian (2 tiết)
Tranh dân gian Việt nam
 19/124
Tiết 27 
Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
24/137
Tiết 28 
 8. Mĩ thuật truyền thống
 (3 tiết)
Sơ lược vể Mĩ thuật Thời Lý (1010 -1225)
Bảo vệ môi trường và di tích lịch sử
8/96
Tiết 29 
Một số công trình tiêu biểu của Mĩ thuật Thời Lý
12/108
Tiết 30 
Chép họa tiết trang trí dân tộc
1/
Tiết 31
9 Đồ vật trong gia đình (2 tiết)
Mẫu có hai đồ vật (Tiết 1- Vẽ hình)
Tiết 32
Mẫu có hai đồ vật ( Tiết 2- Vẽ đậm nhạt)
Tiết 33
10. Đồ vật trong gia đình (2 tiết)
Đề tài Quê hương em (Tiết 1) Kiểm tra HK II
27/158
Tiết 34
Đề tài Quê hương em (Tiết 2) Kiểm tra HK II
Tiết 35
Trưng bày kết quả học tập trong năm 
35
LỚP 7: 10 chủ đề/năm học
Chủ đề 1: An toàn giao thông (2t)
 - Học sinh hiểu hơn về kiến thức ATGT và biểu đạt được thông qua ngôn ngữ mĩ thuật
 * Phát triển năng lực biểu đạt (Lựa chọn được ngôn ngữ đặc trưng của mĩ thuật cho sản phẩm, phù hợp với ý tưởng)
Chủ đề 2: Mĩ thuật truyền thống Việt Nam (2t)
- Biết được khái quát về quá trình xây dựng và phát triển của mĩ thuật thời Trần. Hiểu được giá trị nghệ thuật và phân tích được một số nét cơ bản của các công trình nghệ thuật thời Trần
 * Phát triển năng lực cảm thụ (Biểu lộ xúc cảm thẩm mĩ trước cái đẹp bằng cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể).
Chủ đề 3: Trang trí với cuộc sống (4t)
Vận dụng kiến thức trang trí cơ bản vào cuộc sống. Sáng tạo trong trang trí đồ vật. Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí
* Phát triển năng lực thực hành, sáng tạo(Sản phẩm có tính sáng tạo mang phong cách cá nhân)
Chủ đề 4: Đồ vật trong gia đình (4t) 
- Hiểu hơn về phương pháp tiến hành các bước vẽ theo mẫu. Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật qua kiến trúc và hình khối
* Phát triển năng lực quan sát, khám phá (Phân biệt và so sánh được các sự vật hiện tượng có liên quan đến mĩ thuật. Nêu được nhận xét cơ bản).
Chủ đề 5: Cảnh đẹp đất nước (4t)
- Học sinh biết chọn nội dung phù hợp, thêm yêu vẻ đẹp quê hương đất nước
 * Lựa chọn được ngôn ngữ đặc trưng của mĩ thuật cho sản phẩm, phù hợp với ý tưởng
Chủ đề 6: Mĩ thuật hiện đại Việt Nam (2t)
- Hiểu được sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam trong từng giai đoạn, hiểu sơ lược về một số họa sĩ và tác phẩm của họ. Biết được một số chất liệu, phân tích được một số nét về nghệ thuật xây dựng tác phẩm, phong cách sáng tác, bố cục màu sắc của trang. Cảm nhận được, biết yêu quý và giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật.
 * Phát triển năng lực cảm thụ (Biểu lộ xúc cảm thẩm mĩ trước cái đẹp bằng cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể).
Chủ đề 7: Kí họa (3t)
- Học sinh nắm được cách kí họa, các chất liệu và biết chọn nội dung để kí họa
* Phát triển năng lực quan sát, khám phá. Phân biệt và so sánh được các sự vật hiện tượng có liên quan đến mĩ thuật. Nêu được nhận xét cơ bản.
Chủ đề 8: Trang trí chữ trong đời sống (4t)
- Biết cách tạo và sử dụng chữ trang trí vào đồ vật ở mức độ đơn giản không yêu cầu cao về kĩ thuật. 
 Cảm nhận được vẻ đẹp của chữ trong trang trí
 * Phát triển năng lực thực hành, sáng tạo(Sản phẩm có tính sáng tạo mang phong cách cá nhân)
Chủ đề 9: Mĩ thuật thế giới (2t)
 - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của mĩ thuật Ý thời Phục Hưng. Nêu được một số nét về mĩ thuật thời kỳ Phục Hưng. Cảm nhận được những nét cơ bản về giá trị nghệ thuật của các tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng.
 * Biểu lộ xúc cảm thẩm mĩ trước cái đẹp bằng cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể..
Chủ đề 10: Cuộc sống quanh em (6t)
Nâng cao kiến thức về bố cục và cách chọn hình ảnh trong nội dung đề tài Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và các hoạt động của con người
 * Lựa chọn được ngôn ngữ đặc trưng của mĩ thuật cho sản phẩm, phù hợp với ý tưởng
Thứ tự và nội dung dạy học như sau:
LỚP 7
Cả năm : 37 tuần (35 tiết)
Học kỳ I : 19 tuần ( 18 tiết)- 6 chủ đề
Học kỳ II : 18 tuần ( 17 tiết) )- 4 chủ đề
Học kỳ I
Tiết
Chủ đề
Nội dung
Nội dung tích hợp
Bài/SGK
Tiết 1 
1. An toàn giao thông(2t)
Đề tài An toàn giao thông (tiết 1)
Kiến thức về An giao thông
25/152
Tiết 2 
Đề tài An toàn giao thông (tiết 2)
25/152
Tiết 3 
2. Mĩ thuật truyền thống Việt Nam (2t)
Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)
Bảo vệ môi trường và di tích lịch sử
1/79
Tiết 4 
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)
8/96
Tiết 5
3. Trang trí với cuộc sống (4t)
Tạo hoạ tiết trang trí
3/84
Tiết 6 
Tạo dáng trang trí lọ hoa
5/90
Tiết 7 
Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật 
9/100
Tiết 8 
Trang trí đĩa tròn (Kiểm tra 1tiết)
11/
Tiết 9 
4. Đồ vật trong gia đình (4t)
Lọ hoa và quả (tiết 1 - vẽ hình)
Bảo vệ môi trường xanh
6/92
Tiết 10 
Lọ hoa và quả (tiết 2 - vẽ màu) 
7/94
Tiết 11 
ấm tích và cái bát (tiết 1: Vẽ hình)
23/134
Tiết 12 
ấm tích và cái bát (tiết 2: Vẽ màu)
24/136
Tiết 13 
5. Cảnh đẹp đất nước (4t)
Tranh phong cảnh (tiết 1)
Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
4/87
Tiết 14 
Tranh phong cảnh (tiết 2)
4/87
Tiết 15 
Đề tài tự chọn (tiết 1) Kiểm tra học kỳ I
15/114
Tiết 16 
Đề tài tự chọn (tiết 2) Kiểm tra học kỳ I
16/114
Tiết 17 
6. Mĩ thuật hiện đại Việt Nam (2t)
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phân tích tác phẩm: Chân dung Bác Hồ; Bác Hồ ở Bắc Bộ phủ.
+ Bác hồ với thiếu nhi: tranh vẽ bằng máu của họa sĩ Diệp Minh Châu
14/110
 Tiết 18 
Một số tác giả tác và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
21/127
Học kỳ II
Tiết 19
7. Kí họa (3t)
Ký hoạ
Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
 18/119
Tiết 20 
Ký hoạ tĩnh vật (Cái cốc và quả)
2/82
Tiết 21 
Ký hoạ ngoài trời 
 19/123
Tiết 22
8. Trang trí chữ trong đời sống (4t)
Chữ trang trí
13/108
Tiết 23 
Trang trí bìa lịch treo tường
 17/116
Tiết 24 
Trang trí đầu báo tường
28/150
Tiết 25 
Trang trí tự do (Kiểm tra 1 tiết)
32/162
Tiết 26
9. Mĩ thuật thế giới (2t)
Vài nét về mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng
26/142
Tiết 27
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng
30/154
Tiết 28
10. Cuộc sống quanh em (6t)
Đề tài Cuộc sống xung quanh em (tiết 1)
* Tích hợp lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh
- Tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ sau trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước
* Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phân tích sự phát triển của đất nước hôm nay là nhờ có công lao to lớn của Bác Hồ thể hiện qua sự hy sinh của Bác cho đất nước. (Giáo dục lòng kính yêu biết ơn Bác Hồ)
-Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
10/102
Tiết 29
Đề tài Cuộc sống xung quanh em (tiết 2)
10/102
Tiết 30
Trò chơi dân gian (tiết 1)
25/138
Tiết 31
Trò chơi dân gian (tiết 2)
25/138
Tiết 32
Đề tài Hoạt động trong những ngày hè 
(tiết 1) Kiểm tra học kỳ II
31/158
Tiết 33
Đề tài Hoạt động trong những ngày hè
(tiết 2) Kiểm tra học kỳ II
 31/158
Tiết 34 
Ngoại khóa
-Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
Tiết 35 
 Trưng bày kết quả học tập
 35
 LỚP 8
Phân môn: Vẽ theo mẫu
Bài 7 và 8 trong sách giáo khoa là một bài Tĩnh vật màu được vẽ trong 2 tiết. Giáo viên có thể sử dụng mẫu vật có hình dạng và màu sắc gần với mẫu gợi ý trong SGK.
Tích hợp 2 bài: Giới thiệu tỷ lệ khuôn mặt người và Vẽ chân dung bạn vào bài Vẽ chân dung, thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau.
Tích hợp bài Giới thiệu tỷ lệ người vào bài thực hành Tập vẽ dáng người và được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau.
Bỏ bài 30 trong sách giáo khoa và dùng thời gian của bài này để thực hành bài xé dán lọ hoa và quả nhằm khuyến khích học sinh phát huy trí nhớ và sự sáng tạo.
Các bài Vẽ Theo mẫu được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau.
 * So sánh và chỉ ra được mối liên quan giữa các sự vật hiện tượng với mĩ thuật một cách nhanh chóng.
Phân môn: Vẽ trang trí
 Bài Tạo dáng và trang trí mặt nạ được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Trình bày bìa sách được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Với bài Vẽ tranh cổ động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh vẽ tranh theo nhóm hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm, giới thiệu về tranh cổ động để thay cho việc vẽ thực hành.
 * Sản phẩm sáng tạo phù hợp với bối cảnh thực tiễn. 
Phân môn: Vẽ tranh
 Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Gia đình, Ước mơ của em, minh họa truyện cổ tích và 1 đề tài tự chọn. Mỗi bài Vẽ tranh đề tài được thực hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. 
 * Phối hợp được nhiều ngôn ngữ mĩ thuật trên cùng một sản phẩm, tạo được cảm xúc cho người xem
Phân môn: Thường thức mỹ thuật
Các bài Thường thức mỹ thuật có nội dung liên quan được thực hiện ở các tuần kế tiếp nhau và dạy học theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông. 
 *Rung động trước cái đẹp, có thái độ và hành động tích cực vì cái đẹp phù hợp với thực tế.
Thứ tự và nội dung dạy học như sau:
LỚP 8
Cả năm : 37 tuần (35 tiết)
Học kỳ I : 19 tuần ( 18 tiết)
Học kỳ II : 18 tuần ( 17 tiết)
Học kỳ I
Tiết
Phân môn
Nội dung
Nội dung tích hợp
Bài/SGK
Tiết 1 
Vẽ trang trí
Trang trí quạt giấy
1/79
Tiết 2 
Thường thức mĩ thụât
Sơ lược về Mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
2/82
Tiết 3 
Thường thức mĩ thụât
Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê
Bảo vệ môi trường và di tích lịch sử
4/93
Tiết 4 
Vẽ trang trí
Trình bày khẩu hiệu 
6/96
Tiết 5 
Vẽ theo mẫu
Lọ và quả (tiết 1)
7/96
Tiết 6 
Vẽ theo mẫu
Lọ và quả (tiết 2)
8/100
Tiết 7 
Vẽ tranh
Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam (tiết 1)
9/102
Tiết 8 
Vẽ tranh
Đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam (tiết 2)
Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
9/102
Tiết 9 
Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh (Kiểm tra 1 tiết)
4/90
Tiết 10 
Thường thức Mĩ thụât:
CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1954-1975
* Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- phân tích công lao, vai trò của Bác Hồ trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ.
10/104
Tiết 11 
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
* Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phân tích ý nghĩa của giải thưởng Hồ Chí Minh về VH- NT và tác phẩm Két nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
14/117
Tiết 12 
Vẽ trang trí
Trình bày bìa sách (Tiết 1)
11/109
Tiết 13 
Vẽ trang trí
Trình bày bìa sách (Tiết 2)
11/109
Tiết 14 
Vẽ tranh
Đề tài Gia đình (tiết 1 )
12/111
Tiết 15 
Vẽ tranh
Đề tài Uớc mơ của em (tiết 1) Kiểm tra học kỳ I
24/`145
Tiết 16 
Vẽ tranh 
Đề tài Uớc mơ của em (tiết 2) Kiểm tra học kỳ I
24/145
Tiết 17
Vẽ tranh
Đề tài Gia đình (tiết 2)
12/111
Tiết 18 
Vẽ trang trí
Tạo dáng vẽ trang trí mặt nạ (tiết 1)
15/122
Học kỳ II
Tiết 19 
Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí mặt nạ (tiết 2)
15/122
Tiết 20 
Vẽ theo mẫu
Vẽ chân dung (tiết 1)
18/128
Tiết 21 
Vẽ theo mẫu
Vẽ chân dung (tiết 2)
18/128
Tiết 22 
Thường thức mĩ thuật 
Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
20/134
Tiết 23 
Thường thức mĩ thuật
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ ấn tượng
29/158
Tiết 24 
Vẽ trang trí
Vẽ tranh cổ động (tiết 1)
22/141
Tiết 25 
Vẽ trang trí
Vẽ tranh cổ động (tiết 2)
22/141
Tiết 26 
Vẽ trang trí
Trang trí lều trại (Kiểm ta 1 tiết)
25/148
Tiết 27 
Vẽ theo mẫu
Giới thiệu tỉ lệ người - Tập vẽ dáng người (tiết 1)
26,27/153
Tiết 28 
Vẽ theo mẫu
Giới thiệu tỉ lệ người - Tập vẽ dáng người (tiết 2)
26,27/153
Tiết 29 
Vẽ tranh
Minh hoạ truyện cổ tích (tiết 1)
28/156
Tiết 30 
Vẽ tranh
Minh hoạ truyện cổ tích (tiết 2)
28/156
Tiết 31 
Vẽ theo mẫu
Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 1)
31/164
Tiết 32
Vẽ theo mẫu
Xé dán tĩnh vật lọ hoa và quả (tiết 2)
31/164
Tiết 33
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn (tiết 1) Kiểm tra học kỳ II
33/179
Tiết 34
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn (tiết 2)Kiểm tra học kỳ II
33/179
Tiết 35 
Trưng bày kết quả học tập
LỚP 9
Phân môn: Vẽ theo mẫu
Bỏ hai bài Vẽ tượng chân dung (7 và bài 8 trong sách giáo khoa). 
Bài 2 và bài 3 trong sách giáo khoa thực chất là một bài được thực hiện trong thời gian 2 tiết. Mẫu vẽ không nhất thiết là lọ hoa và quả mà giáo viên có thể tùy điều kiện để lựa chọn mẫu vẽ khác cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu quy định trong chuẩn kiến thức, kỹ năng.
	* Thực hiện được nhiều so sánh đúng về các sự vật hiện tượng liên quan đến mĩ thuật trong cùng thời điểm. Nêu được quan điểm cá nhân.
Phân môn: Trang trí
	Bài tập phóng tranh ảnh được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. Bài Tạo dáng và trang trí thời trang được thực hiện trong thời gian 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau. 
	*Kết hợp được nhiều hình thức thể hiện, tạo được sản phẩm phù hợp với bối cảnh mang lại cảm xúc cho người xem
Phân môn: Vẽ tranh
	Giảm bớt số lượng đề tài trong sách giáo khoa, chỉ thực hiện các đề tài: Phong cảnh quê hương, Lễ hội. Mỗi đề tài này thưc hiện trong 2 tiết ở 2 tuần kế tiếp nhau và 1 đề tài tự chọn thực hiện trong thời gian 1 tiết. 
	*Thể hiện được ngôn ngữ một cách thuần thục mang lại vẻ đẹp cho sản phẩm và cảm xúc cho người xem.
Phân môn: Thường thức mỹ thuật
	Thực hiện các bài Thường thức mỹ thuật theo các yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng trong Chương trình Giáo dục phổ thông.
	 *Có thái độ hành động đúng mực phù hợp với cái đẹp, cái chưa đẹp trong bối cảnh. Thể hiện được thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh theo thực tế
Thứ tự và nội dung dạy học như sa
LỚP 9
Cả năm: 37tuần (18 tiết)
	Học kỳ I: 19 tuần (4 chủ đề: 18 tiết)
	(chỉ học trong học kì I)
Tiết
Phân môn
Nội dung
Nội dung tích hợp
Bài/SGK
Tiết 1
Thường thức mĩ thụât.
CHỦ ĐỀ MĨ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM.
Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn (1802 – 1945)
Bảo vệ môi trường và di tích lịch sử
1/54
Tiết 2
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người Việt Nam
12/92
Tiết 3
Thường thức mĩ thụât 
Chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
6/73
Tiết 4
Vẽ theo mẫu
Tĩnh vật (tiết 1: Vẽ hình)
2/60
Tiết 5
Vẽ theo mẫu
Tĩnh vật (tiết 2: Vẽ màu)
3/62
Tiết 6
Vẽ tranh 
Đề tài Phong cảnh quê hương (tiết 1) 
Bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp
5/70
Tiết 7
Vẽ tranh
Đề tài Phong cảnh quê hương (tiết 2)
5/70
Tiết 8
Vẽ trang trí
Trang trí hội trường
11/89
Tiết 9
Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí túi sách (Kiểm tra 1 tiết)
4/65
Tiết 10
Vẽ trang trí
Tập phóng tranh, ảnh (tiết 1)
9/83
Tiết 11
Vẽ trang trí
Tập phóng tranh, ảnh (tiết 2)
9/83
Tiết 12
Vẽ tranh
Đề tài Lễ hội (tiết 1)
Bảo vệ môi trường và truyền thống lịch sử
10/86
Tiết 13
Vẽ tranh
Đề tài Lễ hội (tiết 2)
10/86
Tiết 14
Vẽ theo mẫu
Tập vẽ dáng người
13/99
Tiết 15
Vẽ tranh
Đề tài tự chọn (Kiểm tra học kỳ II)
18/123
Tiết 16
Vẽ trang trí
Tạo dáng vẽ trang trí thời trang (tiết 1)
15/105
Tiết 17
Vẽ trang trí
Tạo dáng vẽ trang trí thời trang (tiết 2)
15/105
Tiết 18
Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về một số nền mĩ thuật châu á 
16/110
Xác nhận của nhà trường Tổ trưởng chuyên môn 	 Giáo viên bộ môn
	 Nguyễn Kim Cúc

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_phoi_chuong_trinh_mon_my_thuat_lop_6_nam_hoc_2020_2021.doc