Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 4: Phòng chống bạo lực học đường - Trần Thị Hiệp

Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 4: Phòng chống bạo lực học đường - Trần Thị Hiệp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

-Nêu được các hình thức bạo lực học đường có thể xảy ra và ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với cá nhân, lớp học và nhà trường;

- Thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường;

- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện;

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

- Thiết bị phát nhạc bài Ngồi trường thân thiện (sáng tác: Nguyễn Quốc Tây);

- Video dân vũ trường học thân thiện (nguồn: YouTube);

- Xây dựng kịch bản chương trình;

-Tư vấn cho lóp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dẫn diễn đàn “Phòng chống bạo lực học đường” và tổ chức hoạt động;

- Phân công các lớp chuẩn bị tham luận về biện pháp phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học thân thiện;

- TPT phối hợp với GVCN các lớp giám sát, hồ trợ và góp ý cho HS chuẩn bị các công việc phân công cho lớp.

2. Đối vói HS:

- HS lớp trực tuần chuẩn bị nội dung báo cáo đề dẫn về bạo lực học đường (Thực trạng và tác động của các hình thức bạo lực học đường);

- HS các lớp được phân công chuẩn bị tham luận về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường và biện pháp xây dựng trường học thân thiện;

- Cá nhân HS chuẩn bị ý kiến về những hiện tượng cần khắc phục để phòng chống bạo lực học đường và để trường mình trở nên thân thiện hơn và đăng kí phát biểu trên diễn đàn;

- Bản cam kết nói “Không” với bạo lực học đường của từng lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế nghiêm trang khi chào cờ.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động

c. Sản phẩm: Những thái độ, hành động của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.

 

doc 3 trang Hà Thu 28/05/2022 36173
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chào cờ Lớp 6 - Chủ đề 1: Em với nhà trường - Tiết 4: Phòng chống bạo lực học đường - Trần Thị Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn:
GV: Trần Thị Hiệp
Trường TH&THCS Nhân Lý
.....................................................................................................................
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 4 - TIẾT 4: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
( PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
-Nêu được các hình thức bạo lực học đường có thể xảy ra và ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với cá nhân, lớp học và nhà trường;
Thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường;
Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện;
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn kĩ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với TPT, BGH và GV
Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Thiết bị phát nhạc bài Ngồi trường thân thiện (sáng tác: Nguyễn Quốc Tây);
Video dân vũ trường học thân thiện (nguồn: YouTube);
Xây dựng kịch bản chương trình;
-Tư vấn cho lóp trực tuần chuẩn bị báo cáo để dẫn diễn đàn “Phòng chống bạo lực học đường” và tổ chức hoạt động;
Phân công các lớp chuẩn bị tham luận về biện pháp phòng chống bạo lực học đường, xây dựng trường học thân thiện;
TPT phối hợp với GVCN các lớp giám sát, hồ trợ và góp ý cho HS chuẩn bị các công việc phân công cho lớp.
Đối vói HS:
HS lớp trực tuần chuẩn bị nội dung báo cáo đề dẫn về bạo lực học đường (Thực trạng và tác động của các hình thức bạo lực học đường);
HS các lớp được phân công chuẩn bị tham luận về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường và biện pháp xây dựng trường học thân thiện;
Cá nhân HS chuẩn bị ý kiến về những hiện tượng cần khắc phục để phòng chống bạo lực học đường và để trường mình trở nên thân thiện hơn và đăng kí phát biểu trên diễn đàn;
Bản cam kết nói “Không” với bạo lực học đường của từng lớp.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục tiêu: Tạo tâm thế nghiêm trang khi chào cờ.
Nội dung: GV tổ chức hoạt động
Sản phẩm: Những thái độ, hành động của HS
Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.
Tổ chức thực hiện:
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Diễn đàn “ Phòng chống bạo lực học đường”
Mục tiêu:
Nêu được các hình thức bạo lực học đường có thể xảy ra và ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với cá nhân, lớp học và nhà trường;
Biết thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường;
Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và xây dụng trường học thân thiện.
Nội dung: HS trình bày tham luận về bạo lực học đường.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện cả HS.
Tổ chức thực hiện:
HS đại diện lớp trực tuần đọc báo cáo đề dẫn về bạo lực học đường (Thực trạng và tác động của các hình thức bạo lực học đường).
Đại diện lớp được phân công chuẩn bị tham luận về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường trình bày báo cáo tham luận.
Đại diện lớp được phân công chuẩn bị tham luận về biện pháp xây dựng trường học thân thiện trình bày báo cáo tham luận.
TPT tổ chức cho HS trong trường tự do tham gia bày tỏ quan điểm, ý kiến về thái độ không đồng tình với những hiện tượng còn tồn tại, những điều cần khắc phục để phòng chống bạo lực học đường (ví dụ: bắt nạt nhau, khi thấy có hiện tượng bạo lực không ngăn chặn, hoà giải, thậm chí còn quay video rồi đưa lên mạng hoặc kích động làm tăng xung đột,...) hoặc bổ sung các biện pháp để trường học, lớp học trở nên thân thiện.
Người dẫn chương trình tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận:
+ Không thể chấp nhận hiện tượng bạo lực xảy ra trong nhà trường và lớp học. Hãy nói “Không” với bạo lực học đường.
+ Cần phải kiểm soát cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, mang tính xây dựng, thiện chí.
+ Khi thấy có dấu hiệu bạo lực học đường thì cần báo ngay với GV, TPT Đội, BGH,...
+ Khi bị bạo lực học đường cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ GVCN, TPT, BGH,..
Hoạt động 3: Kí cam kết, tập dân vũ trường học thân thiện
Mục tiêu:
Nhận thức được trách nhiệm xây dựng trường, lớp thân thiện, không bạo lực học đường và cam kết thực hiện;
Tích cực, hứng thú tham gia tập dân vũ trường học thân thiện.
Nội dung: Các lớp kí cam kết.
Sản phẩm: HS kí cam kết.
Tổ chức thực hiện:
Đại diện từng lớp lên sân khấu kí cam kết xây dựng trường, lớp thân thiện, không bạo lực học đường và nộp bán cam kết cho TPT.
Bật băng hình dân vũ trường học thân thiện. Lớp trực tuần đứng hàng trên làm mẫu theo băng hình. HS toàn trường tập theo động tác của lớp trực tuần.
HOẠT ĐỘNG NÓI TIÉP
Mục tiêu:
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
Sản phẩm: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu thấy hiện tượng bạo lực học đường trong lớp hoặc trường mình, em sẽ làm gì?
HS chia sẻ thu hoạch/ cảm xúc của bản thân sau hoạt động.
Yêu cầu HS các lớp tiếp tục phát hiện mầm mống của hiện tượng bạo lực học đường và vận dụng những điều đã tiếp thu được đế giải quyết theo hướng tích cực, góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
-Yêu cầu HS các lớp giải quyết mâu thuẫn trong quá trình học tập, vui chơi theo hướng tích cực, mang tính xây dựng, thiện chí.
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh
giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Thu hút được sự tham gia tích cực cùa người học
Tạo cơ hội thực hành cho người học
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
Báo cáo thực hiện công việc.
Hệ thống câu hỏi và bài tập
Trao đổi, thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chao_co_lop_6_chu_de_1_em_voi_nha_truong_tiet_4_phon.doc