Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2021-2022

- Nhận thức công nghệ: nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục; nhận biệt được thành phân sợi dệt của vải trên nhãn quần áo,

- Giao tiếp công nghệ: đọc được các nhãn thành phần sợi đệt của vải; sử dụng được các thuật ngữ về các loại vải đề trình bày nguôn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải;

- Sử dụng công nghệ: khám phá được ưu điểm, nhược điểm chung của các loại vải thường dùng trong may mặc đề có ý thức sử dụng phù hợp:

 

doc 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
Bài 6: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
Số tiết: 01
	Tiết thep ppct: 19	
Ngày soạn: 30/01/2022
Tuần dạy: 19
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may trang phục.
1. Về kiến thức: 
- Trong bài này, HS biết được: các loại vải, nguồn gốc của các loại vải và phân biệt được một số loại vải thông dụng.
2. Về năng lực: 
a. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận biết được các loại vải thông dụng được dùng để may
trang phục; nhận biệt được thành phân sợi dệt của vải trên nhãn quần áo,
- Giao tiếp công nghệ: đọc được các nhãn thành phần sợi đệt của vải; sử dụng được
các thuật ngữ về các loại vải đề trình bày nguôn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải;
- Sử dụng công nghệ: khám phá được ưu điểm, nhược điểm chung của các loại vải
thường dùng trong may mặc đề có ý thức sử dụng phù hợp:
- Giao tiếp công nghệ: đọc được các nhãn thành phần sợi đệt của vải; sử dụng được
các thuật ngữ về các loại vải đề trình bày nguôn gốc, ưu, nhược điểm của mỗi loại vải;
- Sử dụng công nghệ: khám phá được ưu điểm, nhược điểm chung của các loại vải
thường dùng trong may mặc đề có ý thức sử dụng phù hợp;
- Đánh giá công nghệ: nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm của các loại vải thường
dùng trong may mặc.
b. Năng lực chung
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng vào đời sông hăng ngày,
- Tự chủ và tự học: chú động, tích cực học tập; vận dụng một cách linh hoạt những
kiến thức, kĩ năng về các loại vải thường dùng trong may mặc đề giải quyết những vân đề về trang phục và thời trang;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vân đề của bài học,
thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phôi hợp tôt với các thành viên trong nhóm.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc
- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: quan tâm đến các công việc trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.2)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu về nội dung bài học và yêu thích môn học.
b. Nội dung:
-Các loại quần áo chúng ta mặc được may bằng những loại vải nào?
c. Sản phẩm:
-Vải coton, vải lụa, 
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung 
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời một số HS có câu trả lời nhanh nhất trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Ø Bước 4: GV nhận xét, kết luận, nhận định: Quần áo mà chúng ta đang mặc nó rất đa dạng về loại vải.
Từ đó, GV dẫn dắt vào bài: Hiện nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành dệt nhuộm đã có công nghệ xử lí đặc biệt làm cho vải sợi bông và vải tơ tằm không bị nhàu, làm tăng giá trị của sản phẩm và sản xuất ra nhiều loại vải để phục vụ may mặc. Để tìm hiểu kĩ hơn về các loại vải thưởng dùng trong may mặc, chúng ta cùng đến với bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên.
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số loại vải thông dụng trong may mặc và nguồn gốc của chúng..
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 6.1 ở mục 1 sgk tr 45, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Em hãy cho biết đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên thể hiện trong Hình 6.1.
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 1:
Đặc điểm chung của các nguyên liệu sản xuất vải sợ thiên nhiên trong Hình 6.1 là:
- Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
- Tạo ra sản phẩm có độ hút ẩm cao, mặc mát nhưng dễ bị nhàu, phơi lâu khô.
d. Tổ chức thực hiện:	
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 6.1 ở mục 1 sgk tr 45, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
1.Vải sợi thiên nhiên: được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
-Vải sợi thiên nhiên có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát nhưng dễ bị nhàu và phơi lâu khô.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vải sợi hóa học.
a. Mục tiêu: 
Nhận biết được một số loại vải thông dụng trong may mặc và nguồn gốc của chúng..
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 6.2 ở mục 2 sgk tr 46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 có điểm gì khác với nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên?
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 2:
Nguyên liệu để sản xuất các loại vải sợi hóa học được minh họa trong Hình 6.2 khác với nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên là:
- Nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên từ các dạng sợi coa sẵn trong tự nhiên.
- Nguyên liệu sản xuất các loại vải sợ hóa học từ các sợ do con người tạo ra từ một số chất hóa học.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 6.2 ở mục 2 sgk tr 46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2.Vải sợi hóa học: được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học.
-Vải sợi hóa học được chia làm 2 loại:
+Vải sợi nhân tạo: ít nhàu, có khả năng thấm hút tốt nên mặc thoáng mát
+Vải sợi tổng hợp: Không bị nhàu, ít thấm mồ hôi nên không thoáng mát khi mặc.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vải sợi pha.
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số loại vải thông dụng trong may mặc và nguồn gốc của chúng..
b. Nội dung: GV yc HS quan sát hình 6.3 ở mục 3 sgk tr 46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. 
Phiếu học tập số 3
Từ Hình 6.3, em có nhận xét thế nào về thành phần nguyên liệu để sản xuất vải sợi pha?
c. Sản phẩm: 
*Phiếu học tập số 3:
Vải sợ pha được dệt từ sợ pha. Sợi pha được tạo bởi 2 hay nhiều loại sợi pha khác nhau nên vải sợ pha thường tận dụng được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của các loại sợi thành phần.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS quan sát hình 6.3 ở mục 3 sgk tr 46, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. 
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
3.Vải sợi pha: được dệt bằng sợi pha. Sợi pha được tạo bởi 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau, nên vải sợi pha tận dụng được ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của các loại sợi thành phần.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các loại vải thường dùng trong may mặc.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk tr 47.
1.Dựa vào tính chất của các loại sợi, em hãy nêu ưu và nhược điểm của từng loại vải sợi pha sau đây:
- Vải KT (Kate): kết hợp giữa sợi bông và sợi tổng hợp (cotton + polyester);
- Vải PEVI: kết hợp giữa sợi nhân tạo và sợi tổng hợp (viscose + polyester).
2.Dưới đây là thông tin thành phần sợi dệt trên một số loại quần áo. Em hãy xác định xem loại nào là vải sợi thiên nhiên, loại nào là vải sợi hóa học, loại nào là vải sợi pha.
c. Sản phẩm: 
1.Ưu điểm và nhược điểm của từng loại vải:
Vải sợ pha
Ưu điểm 
Nhược điểm
Vải KT 
- Dễ giặt tẩy.
- Độ bền cao
- Dễ bị co rút
- Giặt lâu khô.
- Ít thấm mồ hôi
Vải PEVI
- Mặc vải mềm mại.
- Ít nhàu.
- Độ bền cao
- Dễ bị co rút.
- Ít thấm mồ hôi.
2.Xác định vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha
- Vải sợi thiên nhiên: 100 % cotton
- Vải sợi hoá học: 100 % polyester
- Vải sợi pha:
+ 70% polyester- 30%viscose
+ 70% silk - 30% rayon
+ 50% tơ tằm- 50% viscose
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao cho HS nhiệm vụ: như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Ø Bước 4: GV nhận xét và đưa ra kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc nhận biết các loại vải thường dùng trong may mặc.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần vận dụng sgk tr 47.
1.Em hãy đọc các nhãn dính trên quần áo của em và người thân để nhận biết thành phần sợi dệt của quần áo.
2.Với các loại quần áo không có nhãn, em hãy dựa vào độ nhàu khi vò vải để nhận biết sự có mặt của sợi thiên nhiên trong thành phần của vải.
c. Sản phẩm: 
1.Các nhãn đính trên quần áo của em và người thân:
-100% cotton: đây là loại vải sợ thiên nhiên.
- 100% polyester: đây là loại vải sợi hóa học.
2.Với loại quần áo không có nhãn, em dựa vào độ nhàu để nhận biết sự có mặt của sợ thiên nhiên trong thành phần vải như sau:
- Sau khi em giặt áo, thấy dễ bị nhàu, phơi rất lâu khô nhưng mặc thoáng mát. Như vậy đó chính là loại vải sợ thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung.
ØBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: ở nhà.	
ØBước 3: Báo cáo kết quả: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
ØBước 4: GVnhận xét: bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022_bai_6_cac_loai_vai.doc